minhngoc4901
Pearl
Sa sút trí tuệ (Dementia) là một thuật ngữ chung để chỉ một nhóm các rối loạn thần kinh không thể chữa khỏi, bao gồm cả bệnh Alzheimer. Nó đặc trưng bởi biểu hiện suy giảm nhận thức, chẳng hạn như mất trí nhớ và khả năng phán đoán. Hơn 55 triệu người trên thế giới hiện đang sống chung với chứng sa sút trí tuệ. Và các nhà khoa học dự đoán con số này sẽ tăng gấp ba lần vào năm 2050. Đọc đến đây hẳn nhiều người sẽ thắc mắc: Tôi có thể thay đổi điều gì để giảm nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ?
Thật không may, một số yếu tố rủi ro sẽ không thể thay đổi. Chúng bao gồm tuổi tác (hơn 22% người trên 85 tuổi ở Hoa Kỳ đang sống với chứng sa sút trí tuệ), gen (40-65% người được chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer có gen APOE4) và tiền sử bệnh gia đình. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy rằng chúng ta có thể bảo vệ não khỏi chứng sa sút trí tuệ bằng cách loại bỏ hoặc điều chỉnh các yếu tố nguy cơ khác, chiếm hơn 40% các trường hợp, bằng cách thay đổi lối sống. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những thay đổi này không nhất thiết phải là những sự kiện đáng kể, làm thay đổi cuộc sống. Ngay cả những thay đổi nhỏ bắt đầu từ bất kỳ giai đoạn nào của cuộc đời cũng có thể có hiệu quả. Không bao giờ là quá sớm hoặc quá muộn để ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ, nhưng hãy nhớ rằng sự kiên định là chìa khóa.
Dưới đây là 10 cách có thể thực hiện ở mọi lứa tuổi để giảm nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ.
1. Tập thể dục thường xuyên
Trong tất cả các thay đổi lối sống, hoạt động thể chất thường xuyên có vẻ là cách tốt nhất để ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ. Các yếu tố nguy cơ tim mạch, chẳng hạn như béo phì, kháng insulin (tiểu đường), tăng huyết áp và cholesterol LDL cao, tất cả đều có liên quan đến việc tăng nguy cơ sa sút trí tuệ. Các phân tích tổng hợp của các nghiên cứu qua nhiều năm đã chỉ ra rằng tập thể dục không chỉ cải thiện sức khỏe tim mạch mà còn cải thiện đáng kể trí nhớ và giảm nguy cơ sa sút trí tuệ.
2. Tuân theo chế độ ăn uống có lợi cho tim mạch
Các chế độ ăn uống có lợi cho tim mạch có đặc trưng là ăn nhiều rau, đậu, trái cây, các loại hạt, ngũ cốc và dầu ô liu cũng như ăn ít chất béo bão hòa và thịt, chẳng hạn như chế độ ăn Địa Trung Hải và MIND, đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ chống lại sự suy giảm nhận thức. Hơn nữa, một nghiên cứu phân tích chế độ ăn uống của hơn 5.000 người cao tuổi ở Hoa Kỳ cho thấy những người tuân theo các chế độ ăn này có nguy cơ suy giảm nhận thức thấp hơn 30%.
3. Bỏ thuốc lá
Tất cả chúng ta đều biết rằng hút thuốc rất có hại cho sức khỏe. Ngoài ra, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những người hút thuốc có nguy cơ bị sa sút trí tuệ cao hơn những người không hút thuốc. Tin tốt là ngừng hút thuốc ngay cả khi đã có tuổi cũng có thể làm giảm nguy cơ này.
4. Hạn chế uống rượu
Sử dụng nhiều rượu có liên quan đến những thay đổi về não, suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ. Mặt khác, việc uống rượu bia vừa phải ít có ảnh hưởng rõ ràng hơn. Khuyến cáo chung của các chuyên gia là giảm uống rượu càng nhiều càng tốt, đặc biệt là trong giai đoạn tuổi trung niên, để giảm thiểu nguy cơ phát triển các bệnh liên quan đến tuổi tác, chẳng hạn như suy nhược và sa sút trí tuệ.
5. Kích thích trí não
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng ít học là yếu tố nguy cơ sớm nhất của chứng sa sút trí tuệ, ảnh hưởng đến dự trữ nhận thức của một cá nhân sau này trong cuộc sống. Tương tự, trong giai đoạn từ giữa đến cuối đời, tham gia vào các hoạt động kích thích tinh thần, chẳng hạn như học một ngôn ngữ mới hoặc chơi nhạc cụ có thể giúp cải thiện trí nhớ, giảm suy giảm nhận thức và giảm nguy cơ sa sút trí tuệ.
6. Giảm căng thẳng và lo lắng
Trầm cảm xảy ra phổ biến ở những người bị sa sút trí tuệ. Trong khi một số nghiên cứu cho rằng đó là một trong những triệu chứng sớm của chứng sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi, một số phân tích tổng hợp đã phát hiện ra rằng trầm cảm có trước chứng sa sút trí tuệ và làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên gấp hai lần. Các phân tích tương tự đã phát hiện ra rằng lo lắng cũng làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ lên 57% ở người cao tuổi. Điều trị những tình trạng này có thể giúp ngăn ngừa sự khởi phát của chứng sa sút trí tuệ.
7. Có cuộc sống xã hội năng động
Các nhà khoa học coi tiếp xúc xã hội là một yếu tố bảo vệ chống lại chứng sa sút trí tuệ. Một phân tích tổng hợp của 51 nghiên cứu dài hạn xem xét nhận thức và sự cô lập xã hội của hơn 10.000 người tham gia từ 50 tuổi trở lên đã phát hiện ra rằng việc tăng cường tiếp xúc với xã hội dẫn đến chức năng nhận thức tốt hơn về cuối đời. Là một thành viên tích cực trong cộng đồng và duy trì các mối quan hệ thân thiết sẽ có lợi cho sức khỏe tinh thần, thể chất và não bộ.
8. Ngăn ngừa chấn thương đầu
Chấn thương sọ não có liên quan đến việc tăng nguy cơ sa sút trí tuệ. Trong một nghiên cứu về bệnh nhân Alzheimer giai đoạn đầu, người ta thấy nguy cơ cao hơn gần thời điểm bị chấn thương, dẫn đến bệnh khởi phát sớm hơn. Ngoài ra, chấn thương đầu càng nặng thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Thực hiện các biện pháp an toàn để bảo vệ đầu của bạn, chẳng hạn như đội mũ bảo hiểm và cẩn thận không để bị ngã, có thể giảm đáng kể nguy cơ này.
9. Ngủ ngon
Các nghiên cứu cho thấy rối loạn giấc ngủ, cụ thể là chất lượng giấc ngủ kém, không ngủ đủ, mất ngủ và ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ, có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và các chứng sa sút trí tuệ khác. Ngủ đủ 7-8 tiếng có thể giúp bạn chống lại những rối loạn này.
10. Điều trị suy giảm thính lực
Mặc dù tình trạng suy giảm thính lực phổ biến ở người già, nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng thính lực giảm là một yếu tố nguy cơ đáng kể đối với chứng sa sút trí tuệ, ngay cả ở mức độ rất thấp, có thể do giảm kích thích nhận thức. May mắn thay, một nhóm nghiên cứu mới cho thấy việc điều trị chứng mất thính giác bằng máy trợ thính có tác dụng bảo vệ chống lại sự suy giảm nhận thức.
Nguồn: Psychology Today
Dưới đây là 10 cách có thể thực hiện ở mọi lứa tuổi để giảm nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ.
1. Tập thể dục thường xuyên
2. Tuân theo chế độ ăn uống có lợi cho tim mạch
3. Bỏ thuốc lá
Tất cả chúng ta đều biết rằng hút thuốc rất có hại cho sức khỏe. Ngoài ra, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những người hút thuốc có nguy cơ bị sa sút trí tuệ cao hơn những người không hút thuốc. Tin tốt là ngừng hút thuốc ngay cả khi đã có tuổi cũng có thể làm giảm nguy cơ này.
4. Hạn chế uống rượu
Sử dụng nhiều rượu có liên quan đến những thay đổi về não, suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ. Mặt khác, việc uống rượu bia vừa phải ít có ảnh hưởng rõ ràng hơn. Khuyến cáo chung của các chuyên gia là giảm uống rượu càng nhiều càng tốt, đặc biệt là trong giai đoạn tuổi trung niên, để giảm thiểu nguy cơ phát triển các bệnh liên quan đến tuổi tác, chẳng hạn như suy nhược và sa sút trí tuệ.
5. Kích thích trí não
6. Giảm căng thẳng và lo lắng
Trầm cảm xảy ra phổ biến ở những người bị sa sút trí tuệ. Trong khi một số nghiên cứu cho rằng đó là một trong những triệu chứng sớm của chứng sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi, một số phân tích tổng hợp đã phát hiện ra rằng trầm cảm có trước chứng sa sút trí tuệ và làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên gấp hai lần. Các phân tích tương tự đã phát hiện ra rằng lo lắng cũng làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ lên 57% ở người cao tuổi. Điều trị những tình trạng này có thể giúp ngăn ngừa sự khởi phát của chứng sa sút trí tuệ.
7. Có cuộc sống xã hội năng động
8. Ngăn ngừa chấn thương đầu
Chấn thương sọ não có liên quan đến việc tăng nguy cơ sa sút trí tuệ. Trong một nghiên cứu về bệnh nhân Alzheimer giai đoạn đầu, người ta thấy nguy cơ cao hơn gần thời điểm bị chấn thương, dẫn đến bệnh khởi phát sớm hơn. Ngoài ra, chấn thương đầu càng nặng thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Thực hiện các biện pháp an toàn để bảo vệ đầu của bạn, chẳng hạn như đội mũ bảo hiểm và cẩn thận không để bị ngã, có thể giảm đáng kể nguy cơ này.
9. Ngủ ngon
Các nghiên cứu cho thấy rối loạn giấc ngủ, cụ thể là chất lượng giấc ngủ kém, không ngủ đủ, mất ngủ và ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ, có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và các chứng sa sút trí tuệ khác. Ngủ đủ 7-8 tiếng có thể giúp bạn chống lại những rối loạn này.
10. Điều trị suy giảm thính lực
Mặc dù tình trạng suy giảm thính lực phổ biến ở người già, nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng thính lực giảm là một yếu tố nguy cơ đáng kể đối với chứng sa sút trí tuệ, ngay cả ở mức độ rất thấp, có thể do giảm kích thích nhận thức. May mắn thay, một nhóm nghiên cứu mới cho thấy việc điều trị chứng mất thính giác bằng máy trợ thính có tác dụng bảo vệ chống lại sự suy giảm nhận thức.
Nguồn: Psychology Today