10 công nghệ mà Gen Z ngày nay có thể không biết tới

Nếu hỏi Gen Z về smartphone, tablet hay laptop, có thể không ai là không biết. Nhưng liệu Gen Z có bao giờ biết đến máy nghe nhạc, đĩa CD hay đầu phát DVD?
Công nghệ phát triển nhanh đến mức, những chiếc điện thoại đã trở nên mạnh mẽ hơn hàng triệu lần so với tất cả các máy tính tổng hợp của NASA vào năm 1969, từng giúp đưa hai phi hành gia lên mặt trăng.
Khi công nghệ càng đi lên, những sản phẩm mới đột phá ra đời thì những tiện ích cũ sẽ dần trở thành di tích của quá khứ. Sau đây là những tiện ích công nghệ cũ từng rất hữu ích cho con người, nhưng đã trở thành huyền thoại bởi vì đã có thứ khác thay thế cho chúng. Đặc biệt là đối với Gen Z, những bạn trẻ có thể còn chưa biết đến sự tồn tại của các công nghệ sau đây.

1. Máy đánh chữ

10 công nghệ mà Gen Z ngày nay có thể không biết tới
Máy đánh chữ được Christopher Latham Sholes phát minh ra như một giải pháp thay thế hợp lý vào năm 1868. Máy đánh chữ là loại bàn phím cổ in trực tiếp trên giấy. Trước khi có máy đánh chữ, tất cả công văn và thư từ của con người đều được viết bằng tay hoặc in trên máy in với chi phí khá cao.
Những chiếc máy đánh chữ đầu tiên có các phím cơ học được gắn vào bề mặt kim loại giống như các đòn bẫy với các chữ cái và ký tự được nâng lên. Khi bạn nhấn vào 1 phím, một dải ruy-băng có mực sẽ được kẹp giữa giấy và bề mặt kim loại để in trên giấy. Máy đánh chữ thực sự là một phát minh mang tính cách mạng vì nó đã làm thay đổi hoàn toàn cách thức hoạt động của các doanh nghiệp và cách mọi người chia sẻ thông tin. Đến giữa những năm 1800, chúng trở nên không thể thiếu trong các văn phòng, máy đánh chữ đã tồn tại và trị vì gần một thế kỷ và cuối cùng đã có máy tính thay thế.
Tuy vậy, kể cả ở thời hiện đại, rất nhiều người vẫn yêu thích cảm giác xúc giác của những máy đánh chữ, đâu đó vẫn có những nhà thơ và tiểu thuyết gia sử dụng nó, và máy đánh chữ vẫn chưa hoàn toàn biến mất. Song, hỏi Gen Z về máy đánh chữ, có lẽ phần lớn sẽ ngạc nhiên không biết là thứ gì.

2. Trạm điện thoại công cộng tính phí

10 công nghệ mà Gen Z ngày nay có thể không biết tới
Trước khi điện thoại di động lên ngôi, giao tiếp qua các trạm điện thoại công cộng rất phổ biến. Người dân có thể thực hiện các cuộc gọi thông qua các trạm công cộng này ở bất cứ đâu, thanh toán bằng tiền xu, thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng. thường thì điện thoại sẽ được thiết lập bên trang các gian ki-ot để mang lại sự trò chuyện riêng tư cho mọi người.
Trạm điện thoại công cộng đầu tiên được lắp đặt vào năm 1881, và đến những năm 1900, chúng thường được nhìn thấy ở các đường phố đông đúc, nhà ga xe lửa và những nơi khác. Sau đó, những gã khổng lồ viễn thông như AT&T và Verizon bán hết chúng đi vào những năm 2000, sau đó điện thoại di động xuất hiện.
Với sự phổ biến của smartphone và tablet, sự lên ngôi của Facebook, Snapchat, Twitter hay TikTok, liệu có bao nhiêu Gen Z biết đến hay có biết nhưng cũng đã quên sự tồn tại của các bốt điện thoại?

3. Phim chụp ảnh

10 công nghệ mà Gen Z ngày nay có thể không biết tới
Thời đại ngày nay chúng ta có thể sử dụng những chiếc smartphone hiện đại để chụp nhanh một bức ảnh và chia sẻ nó không mất quá vài giây. Nhưng trước đây, con người đã sử dụng các loại máy ảnh tĩnh dùng phim chụp ảnh và nhiếp ảnh hầu như chỉ được tiếp cận với những người giàu có, tuy nhiên việc phát minh ra phim đã thương mại hóa nhiếp ảnh. Những tấm phim ảnh nhạy cảm với ánh sáng này được tiếp xúc với ánh sáng trong một thời gian ngắn để ghi lại hình ảnh của các vật thể và sau đó được phát triển về mặt hóa học để tạo ra những hình ảnh rõ ràng hơn.
Để có được những máy ảnh kỹ thuật số vào những năm 1900 là một quá trình lâu dài và tốn kém. Đến những năm cuối thế kỷ 20, phim chụp ảnh và máy ảnh phim đã lỗi thời. Với Gen Z, máy ảnh số có lẽ là loại máy ảnh cuối cùng mà các bạn trẻ biết - hoặc phần đông chỉ biết tới camera trên smartphone mà thôi.

4. Máy trả lời tự động

10 công nghệ mà Gen Z ngày nay có thể không biết tới
Máy trả lời tự động đầu tiên được phát minh vào những năm 1930 nhưng chỉ trở nên phổ biến vào những năm 1980. Máy trả lời tự động thực hiện công việc tương tự như hệ thống hộp thư thoại trên điện thoại của bạn. Sự khác biệt duy nhất là máy trả lời tự động lưu trữ cục bộ tin nhắn của người gọi trên các phương tiện lưu trữ như băng cassette, trong khi hệ thống thư thoại lưu trữ dữ liệu tin nhắn trong một máy chủ máy tính tập trung. Đến những năm 2000, thư thoại đã thay thế cho máy trả lời tự động, cho phép chúng ta truy cập các tin nhắn đã ghi ở bất kỳ đâu.
Liệu có Gen Z nào biết tới máy trả lời tự động không? Chắc là không đâu!

5. Máy nhắn tin

10 công nghệ mà Gen Z ngày nay có thể không biết tới
Trước khi điện thoại di động được phát minh, mọi người chỉ có thể dùng điện thoại cố định, và không còn cách nào để gửi được tin nhắn khẩn cấp cho một ai đó. Alfred J. Gross đã phát minh ra máy nhắn tin vào năm 1949 để sử dụng trong bệnh viện, đây là những thiết bị liên lạc vô tuyến với những con số duy nhất tương tự như điện thoại.
Bất kỳ ai biết số máy nhắn tin của bạn đều có thể gửi tin nhắn (số điện thoại hoặc một văn bản ngắn) đến máy nhắn tin của bạn qua điện thoại. Khi bạn nhận được tin nhắn, máy nhắn tin của bạn sẽ hiển thị nó trên màn hình LCD.
Có các loại máy nhắn tin gồm máy nhắn tin một chiều có thể nhận tin nhắn theo cách đơn giản thì máy nhắn tin hai chiều và máy nhắn tin phản hồi cũng có khả năng gửi các tin nhắn. Khi điện thoại di động phổ biến thì máy nhắn tin rơi vào quên lãng, tuy nhiên chúng vẫn được sử dụng trong các dịch vụ khẩn cấp như chăm sóc sức khỏe hay an toàn cháy nổ, mặc dù rất hiếm. Rõ ràng các Gen Z sẽ không biết tới máy nhắn tin trong thời đại bùng nổ của smartphone như hiện nay.

6. Băng cassette

10 công nghệ mà Gen Z ngày nay có thể không biết tới
Băng cassette được phát minh vào năm 1962, ban đầu được dùng để ghi và phát lại âm thanh. Nhưng sau đó, khi tiêu chuẩn VHS ra đời, các băng cassette cũng bắt đầu hỗ trợ video. Có thể nói Cassettes là một hit trong ngành công nghiệp âm nhạc và thay đổi cách mọi người nghe nhạc. Chúng tồn tại và có một vai trò quan trong trong suốt những năm 70 và 80, nhưng vào năm 1991, đĩa CD đã thay thế băng cassette.
Hỏi các Gen Z về băng từ cassette, câu trả lời rõ ràng sẽ là không biết! Một công nghệ đã chết từ trước cả khi các bạn ý chào đời (Gen Z thường chỉ nhóm nhân khẩu học sinh từ năm 1997 trở đi).

7. Đĩa mềm

10 công nghệ mà Gen Z ngày nay có thể không biết tới
Với việc IBM phát minh ra đĩa mềm vào năm 1971, việc chia sẻ chương trình và tải hệ điều hành trở nên dễ dàng hơn. Từ những năm 1980 trở đi, đĩa mềm trở thành giải pháp lưu trữ phổ biến thay thế thẻ đục lỗ — một tờ giấy có các lỗ đục lỗ để biểu thị dữ liệu kỹ thuật số. Đến những năm 1990, đĩa CD đã thay thế đĩa mềm vì những hạn chế về lưu trữ. Dung lượng lưu trữ của đĩa mềm là 1,44 MB và của đĩa CD tiêu chuẩn là 700 MB, dễ hiểu tại sao đĩa mềm lại không còn được dùng nhiều nữa. Và ngày ngày nay chúng ta đã có các nền tảng lưu trữ đám mây hoặc các thiết bị lưu trữ bên ngoài để chuyển các tập tin giữa hai máy tính dễ dàng.
Nếu băng từ đã là thứ mà các Gen Z không biết từng tồn tại, vậy hiển nhiên đĩa mềm cũng là 1 công nghệ nằm trong "viện bảo tàng" với họ. Đĩa mềm, MS-Dos, Pascal,... có ai còn nhớ 1 thời học tin? Những thứ mà Gen Z ngày nay sẽ không bao giờ hiểu được.

8. Máy nghe nhạc di động



Trước những năm 1970, những người yêu nhạc chỉ có thể nghe nhạc ở nhà hoặc ở trong ô tô của họ, những máy nghe nhạc di động ra đời đã làm thay đổi điều này. Máy nghe nhạc di động đầu tiên có tên Walkman, được Sony phát hành vào năm 1979. Ngoài khả năng di động, nó còn mang lại trải nghiệm riêng tư với jack tai nghe, giúp bạn nghe những bản nhạc yêu thích mà không ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Đây cũng chính là sản phẩm đã phổ biến tiêu chuẩn jack 3.5mm ra thế giới.
Walkman sử dụng băng cassette để chơi nhạc, tuy nhiên, sau đó rất nhiều công ty đã giới thiệu máy nghe nhạc CD và MP3 di động. Trong số đó, iPod của Apple nổi bật nhất vì có thiết kế đẹp mắt, nhiều dung lượng lưu trữ hơn và cách tiếp thị thông minh. Tuy nhiên, khi smartphone trở nên phổ biến với đầy đủ các tính năng thì máy nghe nhạc di động cũng bị bỏ lại phía sau. Ngày nay, chỉ còn 1 thiểu số các audiophile là tiếp tục sử dụng máy nghe nhạc như Walkman, chủ yếu vì yêu cầu chất lượng âm thanh khắt khe.
Hỏi Gen Z về máy nghe nhạc, có lẽ rất nhiều bạn sẽ ngạc nhiên khi smartphone đẫ đáp ứng hoàn toàn tốt nhu cầu của họ. Với sự bùng nổ của streaming và tai nghe không dây, việc sở hữu máy nghe nhạc cùng tai nghe cắm dây có lẽ là 1 hình ảnh xa lạ với Gen Z.

9. Đĩa CD

10 công nghệ mà Gen Z ngày nay có thể không biết tới
Đĩa CD là một trong những phương tiện lưu trữ phổ biến nhất vào thời của nó, một sản phẩm kế thừa của băng cassette, CD được Philips và Sony phát triển vào năm 1982 để tái tạo âm thanh kỹ thuật số Hi-Fi. Các CD cũ nhất chỉ có thể lưu trữ 10MB dữ liệu, nhưng sau đó chúng đã đạt dung lượng tối đa là 700MB.
Nhờ có dung lượng lưu trữ cao mà đĩa CD trở nên phổ biến trong ngành công nghiệp âm nhạc, là giải pháp lý tưởng để lưu trữ nhạc có độ trung thực cao. Tuy nhiên, khi các nền tảng phát trực tuyến âm nhạc bắt đầu chiếm ưu thế vào gần cuối những năm 2000, đĩa CD ngày càng trở nên ít được sử dụng hơn.
Giờ thì Gen Z gần như chẳng còn biết đĩa CD là gì, hoặc có thể biết nhưng cũng không quá mặn mà sử dụng. Giống như máy nghe nhạc ở trên, đĩa CD không thể theo kịp xu hướng nở rộ của những dịch vụ streaming nhạc và tai nghe không dây. Đơn giản, tiện lợi và nhanh chóng - những thứ mà Gen Z cần.

10. Đầu DVD

10 công nghệ mà Gen Z ngày nay có thể không biết tới
Ngày nay, nếu bạn muốn xem một bộ phim, bạn chỉ cần xem trực tuyến hoặc tải về máy tính để xem, nhưng hãy quay về những năm 90, khi đó mọi người đều phải thuê đĩa DVD phim và xem chúng trên TV. Đầu đĩa DVD là thiết bị đọc các đĩa DVD này và phát video trên TV, được kết nối qua dây cáp.
Đầu đĩa DVD đầu tiên được phát minh vào năm 1996 bởi Toshiba, suốt một thời gian dài, chúng đã trở thành phương tiện giải trí phổ biến trong các gia đình do chi phí thuê DVD rẻ và giá đầu đĩa DVD cũng phải chăng. Đến cuối những năm 2000, chúng bị thay thế bởi các dịch vụ phát trực tuyến phim.
Hỏi Gen Z về Netflix, Disney+ hay 1 dịch vụ phim trực tuyến nào đó thì chắc chắn các bạn biết, nhưng hỏi về đầu đĩa ư... Ơ mà khoan - đĩa phim là cái gì vậy? Chẳng phải chỉ cần lên mạng tải về hoặc xem trực tuyến thôi hay sao?


>>> Đĩa CD chưa biết mất hoàn toàn.
Nguồn makeuseof
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top