10 loài côn trùng giới khoa học kêu gọi hãy giết luôn khi gặp

myle.vnreview
Mỹ Lệ
Phản hồi: 0
Bảo tồn động vật hoang dã là việc được khuyến khích nhưng những loài côn trùng dưới đây thì các nhà khoa học cho rằng chúng ta nên giết ngay khi gặp chúng để bảo vệ toàn bộ hệ sinh thái.

Ong bắp cày chân vàng

10 loài côn trùng giới khoa học kêu gọi hãy giết luôn khi gặp
Đây là biến thể mới của ong bắp cày, sinh vật gây ra nỗi khiếp sợ ở nhiều nơi chúng xuất hiện. Ong bắp cày chân vàng chuyên tiêu diệt các đàn ong mật, loài ong thụ phấn vô cùng quan trọng góp phần cải thiện hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Ong bắp cày chân vàng có nguồn gốc từ Đông Nam Á và dần lan rộng đến hầu hết châu Âu.

Ruồi đèn đốm (Spotted Lanternfly)

10 loài côn trùng giới khoa học kêu gọi hãy giết luôn khi gặp
Ruồi đèn đốm được phát hiện lần đầu tiên ở Pennsylvania (Mỹ) vào năm 2014 và nhanh chóng lan rộng khắp vùng Đông Bắc. Chúng dài tới 3 cm, có cánh trước lốm đốm và cánh sau màu đỏ có đốm đen.
Loài ruồi này không nguy hiểm với con người nhưng lại là mối lo ngại lớn đối với ngành nông nghiệp. Khi ăn cây trồng, loại côn trùng này tiết ra một chất dịch hình thành nên lớp màng trên cây trồng, làm giảm năng suất. Chúng cũng làm hại cây cối, uống nhựa cây và khiến cây khô héo, suy yếu.

Muỗi vằn châu Á

10 loài côn trùng giới khoa học kêu gọi hãy giết luôn khi gặp
Muỗi vằn có thân màu đen với sọc trắng. Đây là loài muỗi có nguồn gốc từ Đông Nam Á nên còn được gọi là muỗi vằn châu Á. Loại muỗi này hiện du nhập đến nhiều nơi và trở thành nỗi ám ảnh với người Mỹ. Muỗi vằn đốt người và lây lan virus West Nile gây sốt xuất huyết và thậm chí cả bệnh chikungunya. Mỹ khuyến nghị nên sử dụng bình xịt côn trùng có chứa DEET (hợp chất diệt muỗi) để tránh muỗi vằn đốt.
Bướm xốp (Spongy Moth)
10 loài côn trùng giới khoa học kêu gọi hãy giết luôn khi gặp
Đây là loại sâu bướm có nguồn gốc từ Châu Âu, Châu Á và Bắc Phi. Loại bướm xốp nhìn dễ thương, có nét giống con dơi nhưng vô cùng nguy hại với mùa màng. Nó có khả năng làm rụng lá hàng trăm loài cây và cả cây bụi.
Bọ thông miền Nam
10 loài côn trùng giới khoa học kêu gọi hãy giết luôn khi gặp
Những sinh vật nhỏ bé này thực ra là những máy chém siêu nhỏ. Loài bọ này có nguồn gốc ở các bang vùng Đông Nam nước Mỹ, có khả năng phá hủy hàng mẫu đất rừng thông. Sự biến đổi khí hậu khiến bọ thông miền Nam đang lây lan ra nhiều khu vực trên thế giới.
Bọ hôi màu nâu
10 loài côn trùng giới khoa học kêu gọi hãy giết luôn khi gặp
Bọ hôi màu nâu có nguồn gốc từ Đông Á,. Loại bọ này gây hại cho trái cây, rau và hoa màu, tạo ra thiệt hại kinh tế lớn, thậm chí cả với những quốc gia ở Bắc Mỹ và Châu Âu.
Ốc sên ăn thịt người
10 loài côn trùng giới khoa học kêu gọi hãy giết luôn khi gặp
Loài ốc này có lớp vỏ màu hồng hình nón rất bắt mắt nhưng là loại côn trùng cần loại bỏ. Ốc sên ăn thịt người có nguồn gốc từ các bang Đông Nam ở Mỹ như Florida, Bắc Carolina, Nam Carolina và Georgia nhưng đã lan đến nhiều nơi khác, gây nguy hiểm cho các loài ốc bản địa.
Loại ốc này được gọi là ốc sên “ăn thịt người” vì nó sẽ ăn những con ốc sói màu hồng khác và trứng của chúng. Nó cũng sẽ ăn thịt các loại ốc khác. Loại ốc này được đưa đến Hawaii vào những năm 1950 để giúp kiểm soát quần thể ốc sên châu Phi, nhưng kể từ đó nó đã đẩy một số loài ốc Hawaii đến bờ vực tuyệt chủng.

Sâu đục thân ngọc lục bảo

10 loài côn trùng giới khoa học kêu gọi hãy giết luôn khi gặp
Đây là loại sâu đã phá hủy “hàng chục triệu cây tần bì” trên khắp nước Mỹ. Loài sâu này có nguồn gốc từ Đông Bắc Á, được phát hiện lần đầu tiên ở Michigan vào năm 2002. Vào thời điểm chúng ta thấy loại sâu này trưởng thành với màu xanh tươi rực rỡ thì đó là lúc đã quá muộn đối với những cây gần đó. Ấu trùng của loại sâu này đào hang trong vỏ cây tần bì, phá hủy mạng lưới vận chuyển chất dinh dưỡng và nước đến các bộ phận khác của cây.

Bọ Khapra

10 loài côn trùng giới khoa học kêu gọi hãy giết luôn khi gặp
Loài bọ trông giống hạt đậu này có thể nhỏ bé nhưng cũng giống như những kẻ xâm lấn, nó rất nguy hiểm và đáng phải nhận án tử hình. Bọ Khapra có nguồn gốc từ Nam Á và được phát hiện ở California vào những năm 1950. Nó được mô tả là một trong những loài xâm lấn mạnh nhất và ấu trùng của nó thường ăn các sản phẩm dự trữ như ngũ cốc dự trữ.

Ong áo khoác vàng Đức

10 loài côn trùng giới khoa học kêu gọi hãy giết luôn khi gặp
Ong bắp cày đã đủ tệ rồi, những loài xâm lấn này còn đáng sợ hơn. Loại ong này có màu vàng giống như ong vò vẽ, nhưng hung dữ hơn rất nhiều và có thể đốt liên tục. Ong áo khoác vàng Đức hiện được tìm thấy ở các bang phía đông bắc và khắp Bờ Tây. Theo Đại học Wisconsin-Milwaukee, loại ong này đã đến Mỹ vào khoảng những năm 1970 và đang loại bỏ một số loài ong bắp cày bản địa.
Ong áo khoác vàng Đức có xu hướng làm tổ trên tường và gác mái. Loài côn trùng này tìm kiếm protein, vì vậy nếu chúng có thể ăn các loại thịt nguội chúng ta mang theo trong các chuyến dã ngoại ngoài trời.
>> 6 động thực vật châu Á đang là nỗi ám ảnh với người Mỹ
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top