Trường Sơn
Writer
Ngày 5/12, Tổ chức Kỷ lục châu Á có trụ sở tại Ấn Độ công bố danh sách "Đặc sản châu Á" nhằm quảng bá, vinh danh và gợi ý du khách quốc tế thưởng thức trong chuyến du lịch sắp tới.
Trong danh sách mới nhất Việt Nam có 10 đại diện, chia đều ở hai hạng mục: món ăn và quà tặng. 5 món ăn là đặc sản châu Á gồm: bánh mì Sài Gòn, cơm hến Thừa Thiên Huế, lẩu thả Phan Thiết Bình Thuận, nem nướng Ninh Hòa Khánh Hòa và bún nước lèo Sóc Trăng.
5 đặc sản thiên nhiên và quà tặng gồm: cốm làng Vòng Hà Nội, khoai dẻo Quảng Bình, Mè xửng Thừa Thiên Huế, dâu Đà Lạt Lâm Đồng và bánh tét Trà Cuôn Trà Vinh. Thừa Thiên Huế là tỉnh có hai đặc sản nằm trong top 10 được vinh danh.
Công bố danh sách các đặc sản châu Á là hoạt động thường niên của Tổ chức Kỷ lục châu Á. Các tổ chức uy tín của từng quốc gia trong khu vực sẽ cử chuyên gia tìm kiếm, tổng hợp và thiết lập hồ sơ đề cử các đặc sản của nước mình lên Tổ chức Kỷ lục châu Á. Tại Việt Nam, Tổ chức Kỷ lục châu Á trao quyền lựa chọn và đề cử các món ăn cho Tổ chức Kỷ lục VietKings.
2023 là lần thứ 4 các đặc sản của Việt Nam được vinh danh. Ba lần trước là năm 2022, 2013 và 2022. Việt Nam hiện có 60 món, gồm 38 món ăn và 22 món làm quà tặng, được tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận. 11 đặc sản Việt Nam được công nhận vào năm 2022 gồm: gỏi sầu đâu An Giang, gỏi cá trích Phú Quốc, lẩu mắm U Minh Cà Mau, các món ăn từ sen Đồng Tháp, các món ăn từ cá thát lát Hậu Giang, các món ăn từ cá ngừ đại dương Phú Yên, các món ăn từ dừa Bến Tre, tỏi Lý Sơn, vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim Tiền Giang, yến sào Khánh Hòa và rượu sim Phú Quốc.
Tiêu chí lựa chọn dựa vào sự nổi tiếng của chính món ăn cùng hương vị quyến rũ. Bên cạnh đó món ăn phải mang hơi thở vùng miền, chế biến từ gia vị địa phương và mang tính đại diện cho phong cách ẩm thực ở chính nơi nó ra đời.
Chia sẻ với VnExpress, Tổng giám đốc VietKings Lê Trần Trường An cho biết "cảm thấy vui mừng, hạnh phúc" khi các món ăn Việt được vinh danh. Ẩm thực Việt Nam ngày càng nổi tiếng trên bản đồ du lịch quốc tế nhờ sự phong phú, vừa hiện đại sáng tạo vừa mang đậm phong cách bản địa độc đáo. Món ăn Việt không chỉ có sự cân bằng về các mùi vị như chua, cay, mặn, ngọt, đắng, chát mà còn là sự cân bằng hoàn hảo về dinh dưỡng. "Những món ăn đó xứng đáng trở thành Di sản Văn hóa Ẩm thực, được mọi người gìn giữ, phát huy và quảng bá", ông Trường An cho biết.
Cũng theo ông An quảng bá ẩm thực không chỉ là trách nhiệm của các tổ chức mà còn thuộc về mỗi người dân. "Các giá trị đặc biệt của Việt Nam được vinh danh sẽ là cơ hội để khách quốc tế biết đến Việt Nam nhiều hơn", ông An chia sẻ.
Trong danh sách mới nhất Việt Nam có 10 đại diện, chia đều ở hai hạng mục: món ăn và quà tặng. 5 món ăn là đặc sản châu Á gồm: bánh mì Sài Gòn, cơm hến Thừa Thiên Huế, lẩu thả Phan Thiết Bình Thuận, nem nướng Ninh Hòa Khánh Hòa và bún nước lèo Sóc Trăng.
5 đặc sản thiên nhiên và quà tặng gồm: cốm làng Vòng Hà Nội, khoai dẻo Quảng Bình, Mè xửng Thừa Thiên Huế, dâu Đà Lạt Lâm Đồng và bánh tét Trà Cuôn Trà Vinh. Thừa Thiên Huế là tỉnh có hai đặc sản nằm trong top 10 được vinh danh.
2023 là lần thứ 4 các đặc sản của Việt Nam được vinh danh. Ba lần trước là năm 2022, 2013 và 2022. Việt Nam hiện có 60 món, gồm 38 món ăn và 22 món làm quà tặng, được tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận. 11 đặc sản Việt Nam được công nhận vào năm 2022 gồm: gỏi sầu đâu An Giang, gỏi cá trích Phú Quốc, lẩu mắm U Minh Cà Mau, các món ăn từ sen Đồng Tháp, các món ăn từ cá thát lát Hậu Giang, các món ăn từ cá ngừ đại dương Phú Yên, các món ăn từ dừa Bến Tre, tỏi Lý Sơn, vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim Tiền Giang, yến sào Khánh Hòa và rượu sim Phú Quốc.
Tiêu chí lựa chọn dựa vào sự nổi tiếng của chính món ăn cùng hương vị quyến rũ. Bên cạnh đó món ăn phải mang hơi thở vùng miền, chế biến từ gia vị địa phương và mang tính đại diện cho phong cách ẩm thực ở chính nơi nó ra đời.
Chia sẻ với VnExpress, Tổng giám đốc VietKings Lê Trần Trường An cho biết "cảm thấy vui mừng, hạnh phúc" khi các món ăn Việt được vinh danh. Ẩm thực Việt Nam ngày càng nổi tiếng trên bản đồ du lịch quốc tế nhờ sự phong phú, vừa hiện đại sáng tạo vừa mang đậm phong cách bản địa độc đáo. Món ăn Việt không chỉ có sự cân bằng về các mùi vị như chua, cay, mặn, ngọt, đắng, chát mà còn là sự cân bằng hoàn hảo về dinh dưỡng. "Những món ăn đó xứng đáng trở thành Di sản Văn hóa Ẩm thực, được mọi người gìn giữ, phát huy và quảng bá", ông Trường An cho biết.
Cũng theo ông An quảng bá ẩm thực không chỉ là trách nhiệm của các tổ chức mà còn thuộc về mỗi người dân. "Các giá trị đặc biệt của Việt Nam được vinh danh sẽ là cơ hội để khách quốc tế biết đến Việt Nam nhiều hơn", ông An chia sẻ.