10 năm nữa, nhiều công trình hạ tầng ở Nhật sẽ có tuổi thọ 50 năm

Cơ sở hạ tầng cũ kỹ là rào cản lớn đối với tương lai của Nhật Bản. Theo thống kê thì khoảng 60% số cầu đường bộ, 40% số hầm sẽ có tuổi thọ ít nhất 50 năm vào năm 2033.
10 năm nữa, nhiều công trình hạ tầng ở Nhật sẽ có tuổi thọ 50 năm
Theo Nikkei, khi các tấm trần sập khiến 9 người thiệt mạng trong một đường hầm trên đường cao tốc đông đúc ở miền trung Nhật Bản vào năm 2012, chính phủ đã cam kết sẽ kiểm tra và sửa chữa cơ sở hạ tầng cũ kỹ trên khắp đất nước.
Tuy nhiên, một thập kỷ sau, các chuyên gia cảnh báo tiến độ còn chậm do hạn chế tài chính và thiếu lao động. Nhiều công trình hầm chui, cầu và đường trên toàn quốc vẫn cần được quan tâm khẩn cấp. Thật vậy, những phát hiện của chính phủ cho thấy khoảng 40% đường hầm của Nhật Bản cần được sửa chữa toàn diện để đảm bảo an toàn chung.
Các chuyên gia đang kêu gọi các cơ quan chức năng đẩy nhanh đầu tư cơ sở hạ tầng, ưu tiên các dự án phù hợp với tình trạng dân số đang giảm của quốc gia, đồng thời thận trọng để tránh chi tiêu lãng phí. Các công nghệ tiên tiến như máy bay không người lái và cảm biến để phát hiện sự xuống cấp của cấu trúc được coi là chìa khóa giúp bảo trì hiệu quả hơn.
Với nhiều đoạn đường được xây dựng cho Thế vận hội 1964, hệ thống đường cao tốc Metropolitan của Tokyo vẫn được khoảng 1 triệu phương tiện sử dụng mỗi ngày. Đây là một ví dụ sinh động về các loại thách thức mà các quan chức phải đối mặt.
Metropolitan Expressway Co., công ty vận hành mạng lưới, có kế hoạch xây dựng lại 1 đoạn đường 1,9 km với chi phí 162,7 tỷ yên (1,41 tỷ USD) vào năm tài chính 2028. Đến năm 2040, 65% mạng lưới sẽ trên 50 tuổi, tăng gấp ba lần so với năm 2020.
Nobuhiro Maeda, chủ tịch công ty, cho biết: “Việc quản lý hợp lý kết hợp với nhiều lần sửa chữa và xây dựng lại quy mô lớn là cần thiết để giữ cho các con đường trong tình trạng tốt”.
Năm mươi năm thường được coi là tuổi thọ bình thường của hầu hết các cơ sở hạ tầng. Theo Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch, khoảng 63% số cầu đường bộ ở Nhật Bản, 62% hàng rào chắn lũ, các công trình sông khác và 42% số đường hầm sẽ bị hư hỏng vào năm 2033.
Các cuộc kiểm tra trực quan do chính phủ tiến hành từ năm tài khóa 2016 đến năm 2020 cho thấy 36% số đường hầm, 9% số cầu và 14% phụ kiện đường bộ như biển báo và đèn chiếu sáng của đất nước đang cần được sửa chữ và thay mới khẩn cấp.
10 năm nữa, nhiều công trình hạ tầng ở Nhật sẽ có tuổi thọ 50 năm
Yuji Nemoto, giáo sư tại Đại học Toyo, cho biết: “Công việc sửa chữa không thể theo kịp với tốc độ xuống cấp của cơ sở vật chất. Việc bảo trì cơ sở hạ tầng có thể thất bại vào một lúc nào đó”.
Cơ sở hạ tầng dưới sự quản lý của chính quyền địa phương là một mối quan tâm đặc biệt. Trong khi chính quyền trung ương đã bắt đầu công việc sửa chữa trên 60% số cây cầu được phát hiện có vấn đề vào cuối năm tài chính 2020, công việc chỉ bắt đầu trên 30% số cây cầu như vậy dưới sự giám sát của các địa phương. Một quan chức chính quyền địa phương cho biết: “Chúng tôi đang thiếu ngân sách và nhân lực, mặc dù số lượng cơ sở vật chất cần sửa chữa vẫn tăng lên”.
Theo Bộ Giao thông vận tải, trong năm tài chính 2020, chỉ có 20% chính quyền địa phương sử dụng máy bay không người lái và các thiết bị tiên tiến khác để kiểm tra các cây cầu. Một chuyên gia cho biết, việc giới thiệu các công nghệ tiết kiệm lao động mới, bao gồm các cảm biến không dây có khả năng phát hiện sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng, nên được ưu tiên hàng đầu.
Bảo trì tốt và phát hiện sớm các vấn đề có thể tiết kiệm một khoản tiền lớn trong dài hạn.
Cách tiếp cận thông thường là thực hiện các bước sửa chữa sau khi phát hiện các vấn đề với cơ sở hạ tầng sẽ khiến chính quyền trung ương và địa phương tiêu tốn tổng cộng 12,3 nghìn tỷ yên mỗi năm trong 3 thập kỷ, cao hơn gấp đôi so với con số 5,2 nghìn tỷ yên cần thiết để giải quyết những vấn đề đó ngay từ đầu trong năm tài chính 2018.
Tổng chi phí trong 30 năm như vậy sẽ là 280 nghìn tỷ yên, tương đương với một nửa tổng sản phẩm quốc nội hàng năm của Nhật Bản. Tuy nhiên, nếu các biện pháp ‘bảo trì’ được thực hiện để sửa chữa cơ sở hạ tầng trước khi thiệt hại trở nên nghiêm trọng thì kinh phí sẽ giảm đến 30%.
Thủ tướng Fumio Kishida hôm 20/1 nói với quốc hội rằng chính phủ sẽ nghiên cứu “các biện pháp chống thiên tai dựa trên chiến lược đầu tư bảo trì, phòng ngừa để giúp giảm chi phí trong trung và dài hạn”.
Vào cuối năm 2020, chính phủ đã lên kế hoạch 5 năm để chi 15 nghìn tỷ yên cho một loạt các biện pháp phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai.
10 năm nữa, nhiều công trình hạ tầng ở Nhật sẽ có tuổi thọ 50 năm
Nhưng đầu tư vào các công trình công cộng của Nhật Bản đã giảm xuống ngay cả khi các nước khác tăng chi tiêu. Tổng doanh thu của Nhật Bản đã giảm mạnh khoảng 40% từ năm 1996 đến 2019 – đây là nền kinh tế duy nhất trong số bảy nền kinh tế hàng đầu thế giới ghi nhận sự suy giảm. Chi tiêu tăng gấp 4 lần ở Anh và gấp 2,3 lần ở Mỹ trong cùng thời kỳ.
Nhật Bản nhận thấy rất khó để tăng chi tiêu do các khoảng chi cho an sinh xã hội tăng lên khi dân số già đi. Một nhà quan sát cho biết trong điều kiện nguồn lực hạn chế, chính phủ phải hợp lý hóa việc phân bổ ngân sách của mình.
Theo Bộ Tài chính, tỷ lệ hợp đồng và chi tiêu cho các dự án công trình công cộng trong 5 năm tài chính đến năm 2018 chỉ là 87% và 70%. Trong năm tài chính 2020, có tới 4,7 nghìn tỷ yên ngân sách không được sử dụng và chuyển sang năm sau.
Một chuyên gia khác nghĩ rằng chính phủ nên theo đuổi chính sách "thu hẹp thông minh" trong chi tiêu cho cơ sở hạ tầng, đồng thời cho biết thay vì chỉ thay thế cơ sở hạ tầng hiện tại, chính quyền nên thúc đẩy các khái niệm như thành phố nhỏ với các hình thức giao thông công cộng pphu2 hợp để người dân dễ dàng tiếp cận các dịch vụ, việc làm địa phương.
Nemoto của Đại học Toyo cho biết: “Tất cả cơ sở hạ tầng không nhất thiết phải được xây dựng lại theo cùng một cách”.
Tham khảo: Nikkei
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top