Nhiều quốc gia tiên tiến hiện đang nắm giữ hàng trăm triệu liều vaccine coronavirus có nguy cơ hết hạn. Tuy nhiên, người dân ở nhiều nước đang phát triển lại không có đủ vaccine để tiêm.
Một phân tích của công ty nghiên cứu Airfinity của Anh cho thấy khoảng 100 triệu liều thuốc được mua hoặc hứa hẹn mua bởi G-7 và các thành viên khối Liên minh Châu Âu sẽ bị hết hạn vào cuối năm nay dù có dùng cho các đợt tiêm tăng cường. Tổng cộng 240 triệu sắp bước vào giai đoạn 2 tháng trước khi hết hạn. Thời gian quá ngắn để kịp chuyển và tổ chức tiêm cho các nền kinh tế mới.
Theo Airfinity, hàng tồn kho của G-7 và EU sẽ vượt quá 1 tỷ liều vào cuối năm 2021, do nguồn cung vượt xa nhu cầu. Giả định trên chỉ mới xem xét trường hợp tất cả các quốc gia đã thực hiện tiêm tăng cường nhưng không xem xét việc trẻ em dưới 12 tuổi được phê duyệt tiêm vaccine.
Vaccine coronavirus được cung cấp cho các nền kinh tế tiên tiến thường có thời hạn sử dụng từ sáu đến bảy tháng. Khi phân phối vaccine đến các nước đang phát triển thông qua hệ thống COVAX của Tổ chức Y tế Thế giới, yêu cầu đưa ra là phải có thời gian để bảo quản và vận chuyển đến địa điểm tiêm chủng. Quãng thời gian này cũng phải được tính khi xem xét ngày hết hạn của thuốc.
Nhật Bản đã mua hoặc đồng ý mua tổng 560 triệu liều. Quốc gia này đã tiêm chủng đầy đủ cho hơn 60% dân số, mặc dù chiến dịch tiêm chủng bắt đầu chậm hơn so với châu Âu và Mỹ. Hầu như mọi người dân Nhật Bản đều sẽ bước vào đợt tiêm tăng cường vào tháng 11 này, sau đó thì lượng vaccine còn dư sẽ bị tồn kho.
Airfinity ước tính rằng vắc-xin trong kho của Nhật Bản sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn 2 tháng trước hết hạn vào cuối năm nay, giả định rằng quốc gia này đã tiêm cho nhóm người lớn tuổi sau 8 tháng từ khi chích mũi 2. Vào tháng 3 năm sau, khoảng 100 liều vaccine sẽ hoàn toàn hết hạn.
Theo Ban Thư ký Nội các, chuyện này xảy ra vì Nhật Bản đã phân phối vaccine Pfizer và Moderna cho chính quyền địa phương mà không lưu ý thời gian hết hạn.
Nhằm ngăn chặn nguy cơ gây lãng phí lớn như vậy, Nhật Bản tăng cường quyên góp các mũi tiêm AstraZeneca - vốn chỉ được sử dụng cho các nhóm tuổi lớn tại quốc gia này - cho các nước đang phát triển. Tokyo cần xem xét các lựa chọn tương tự để đối phó nguồn cung sắp dư thừa của mình khi các đơn hàng xuất khẩu vaccine ngày càng giảm.
Nhiều nhà máy sản xuất vaccine Coronavirus đang trên tiến độ sản xuất 12,2 tỷ liều vào cuối năm nay, đủ để tiêm chủng đầy đủ cho toàn bộ dân số từ 12 tuổi trở lên trên thế giới.
Nhưng phần lớn nguồn cung này đã được hứa hẹn cho các nước tiên tiến. Do đó, các chiến dịch tiêm chủng ở các nền kinh tế mới nổi sẽ tiếp tục tụt hậu nếu không có các thỏa thuận chia sẻ tốt. Hiện nay, chỉ có hơn 300 triệu liều được vận chuyển qua COVAX, thấp hơn nhiều so với mục tiêu ban đầu là 2 tỷ vào cuối năm.
Một trở ngại khác là mạng lưới hậu cần chuỗi lạnh chưa thực sự tốt ở nhiều quốc gia đang phát triển. Vì vậy, các nền kinh tế tiên tiến cũng sẽ cần hỗ trợ trong lĩnh vực này. Những rắc rối trên gây khó khăn nhiều cho công tác tiêm chủng tại phần lớn quốc gia có nền kinh tế mới nổi. Malawi đã đốt 20.000 liều thuốc hết hạn vào tháng 5, và Cộng hòa Dân chủ Congo đã trả lại 1,3 triệu liều cho COVAX vì có nguy cơ hết hạn sử dụng.
Đại diện của Gavi, liên minh vaccine quốc tế đồng lãnh đạo COVAX, cho biết: “Các quốc gia thực hiện quyên góp vaccine cần thận trọng đóng góp các mũi tiêm còn thời hạn sử dụng lâu dài”.
Nguồn: Nikkei Asia
Theo Airfinity, hàng tồn kho của G-7 và EU sẽ vượt quá 1 tỷ liều vào cuối năm 2021, do nguồn cung vượt xa nhu cầu. Giả định trên chỉ mới xem xét trường hợp tất cả các quốc gia đã thực hiện tiêm tăng cường nhưng không xem xét việc trẻ em dưới 12 tuổi được phê duyệt tiêm vaccine.
Vaccine coronavirus được cung cấp cho các nền kinh tế tiên tiến thường có thời hạn sử dụng từ sáu đến bảy tháng. Khi phân phối vaccine đến các nước đang phát triển thông qua hệ thống COVAX của Tổ chức Y tế Thế giới, yêu cầu đưa ra là phải có thời gian để bảo quản và vận chuyển đến địa điểm tiêm chủng. Quãng thời gian này cũng phải được tính khi xem xét ngày hết hạn của thuốc.
Nhật Bản đã mua hoặc đồng ý mua tổng 560 triệu liều. Quốc gia này đã tiêm chủng đầy đủ cho hơn 60% dân số, mặc dù chiến dịch tiêm chủng bắt đầu chậm hơn so với châu Âu và Mỹ. Hầu như mọi người dân Nhật Bản đều sẽ bước vào đợt tiêm tăng cường vào tháng 11 này, sau đó thì lượng vaccine còn dư sẽ bị tồn kho.
Airfinity ước tính rằng vắc-xin trong kho của Nhật Bản sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn 2 tháng trước hết hạn vào cuối năm nay, giả định rằng quốc gia này đã tiêm cho nhóm người lớn tuổi sau 8 tháng từ khi chích mũi 2. Vào tháng 3 năm sau, khoảng 100 liều vaccine sẽ hoàn toàn hết hạn.
Theo Ban Thư ký Nội các, chuyện này xảy ra vì Nhật Bản đã phân phối vaccine Pfizer và Moderna cho chính quyền địa phương mà không lưu ý thời gian hết hạn.
Nhiều nhà máy sản xuất vaccine Coronavirus đang trên tiến độ sản xuất 12,2 tỷ liều vào cuối năm nay, đủ để tiêm chủng đầy đủ cho toàn bộ dân số từ 12 tuổi trở lên trên thế giới.
Nhưng phần lớn nguồn cung này đã được hứa hẹn cho các nước tiên tiến. Do đó, các chiến dịch tiêm chủng ở các nền kinh tế mới nổi sẽ tiếp tục tụt hậu nếu không có các thỏa thuận chia sẻ tốt. Hiện nay, chỉ có hơn 300 triệu liều được vận chuyển qua COVAX, thấp hơn nhiều so với mục tiêu ban đầu là 2 tỷ vào cuối năm.
Một trở ngại khác là mạng lưới hậu cần chuỗi lạnh chưa thực sự tốt ở nhiều quốc gia đang phát triển. Vì vậy, các nền kinh tế tiên tiến cũng sẽ cần hỗ trợ trong lĩnh vực này. Những rắc rối trên gây khó khăn nhiều cho công tác tiêm chủng tại phần lớn quốc gia có nền kinh tế mới nổi. Malawi đã đốt 20.000 liều thuốc hết hạn vào tháng 5, và Cộng hòa Dân chủ Congo đã trả lại 1,3 triệu liều cho COVAX vì có nguy cơ hết hạn sử dụng.
Đại diện của Gavi, liên minh vaccine quốc tế đồng lãnh đạo COVAX, cho biết: “Các quốc gia thực hiện quyên góp vaccine cần thận trọng đóng góp các mũi tiêm còn thời hạn sử dụng lâu dài”.
Nguồn: Nikkei Asia