28.000 tấn chất thải do COVID-19 đang “xoáy” vào lòng đại dương

Đại dịch COVID-19 vừa qua đã làm cả thế giới phải bàng hoàng trước những hệ quả mà nó để lại cho nhân loại. Theo tính toán của các nhà khoa học, có hơn 28.000 tấn rác thải nhựa liên quan đến đại dịch COVID19 bao gồm khẩu trang, găng tay y tế… đã được thải vào đại dương. Điều này đã làm dấy lên những quan ngại sâu sắc về việc bảo vệ mọi trường vùng biển.
28.000 tấn chất thải do COVID-19 đang “xoáy” vào lòng đại dương
Phân tích từ 193 quốc gia, đã có khoảng 9,2 triệu tấn chất thải nhựa liên quan đến các hoạt động y tế được sản xuất từ khi bắt đầu đại dịch đến giữa tháng 8 năm 2021. Phần lớn trong số chúng - chiếm khoảng 87,4% - được sử dụng tại các bệnh viện, còn lại 7,6% được sử dụng bởi các cá nhân. Để có thể tính toán lượng rác thải y tế đã thải ra ngoài môi trường, nhóm nghiên cứu đã phát triển một mô hình dự đoán lượng rác thải nhựa đọng lại trong đại dương sau khi được vứt bỏ. Kết quả cho thấy đến ngày 23 tháng 8 đã có khoảng 28.550 tấn nhựa đã thoát ra đại dương thông qua 369 con sông lớn. Trong thời gian ba năm, phần lớn các mảnh vụn sẽ dịch chuyển từ bề mặt đại dương sang các bãi biển và đáy biển, trong đó có khoảng hơn 70% bị rửa trôi vào các bãi biển vào cuối năm nay.
28.000 tấn chất thải do COVID-19 đang “xoáy” vào lòng đại dương
Mô hình dự đoán cho biết trong thời gian ngắn hạn, rác thải sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến các môi trường ven biển gần khu vực thải ra nó, tuy nhiên, về lâu dài, các mảng rác có thể hình thành ở những vùng biển rộng hơn. Ví dụ, các mảng rác có thể tích tụ ở đông bắc Thái Bình Dương và đông nam Ấn Độ Dương. Sau đó, chúng sẽ bị cuốn về phía Vòng Bắc Cực và đi vào ngõ cụt. Mô hình dự đoán cho biết phần lớn số rác đó sẽ nhanh chóng chìm xuống đáy biển và tạo thành một vùng tích tụ nhựa vi mạch vào năm 2025. Và vào cuối thế kỷ này, hầu hết tất cả các loại nhựa liên quan đến đại dịch đều nằm ở đáy biển (28,8%) hoặc dạt vào các bãi biển (70,5%), chúng có khả năng làm tổn thương nặng nề hệ sinh thái biển, đặc biệt là những vùng sâu nhất của đại dương”.
Các nhà nghiên cứu cho biết: “Đại dịch COVID-19 đã làm tăng nhu cầu sử dụng nhựa lên gấp nhiều lần bình thường, điều này làm tăng thêm áp lực cho các quốc gia, nhất là khi đây vốn là vấn đề nằm ngoài tầm kiểm soát”.
Mai Trần – Theo Livescience
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng

Gợi ý cộng đồng

Top