myle.vnreview
Writer
Việc tắm rửa dường như là một thói quen bản năng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có quan điểm giống nhau về cách vệ sinh cơ thể đúng cách.
Bên cạnh việc thường xuyên được nhắc nhở rửa tay, có thể nhiều người từng nghe cha mẹ, ông bà hoặc người lớn tuổi khuyên nên rửa sạch sau tai, giữa các ngón chân và trong rốn khi tắm.
Để tìm hiểu xem lời khuyên của các thế hệ trước có ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe và vệ sinh cá nhân, các nhà nghiên cứu tại Đại học George Washington (GW) đã thực hiện một nghiên cứu dựa trên giả thuyết mà họ gọi là "Giả thuyết của Bà".
Dưới đây là kết quả nghiên cứu, cũng như cách làm sạch 3 khu vực cơ thể thường bị bỏ quên này một cách an toàn và hiệu quả theo lời khuyên của bác sĩ da liễu và chuyên gia y học gia đình, theo RealSimple.
Đây chính là cơ sở của "Giả thuyết của Bà", một giả thuyết mà nhóm nghiên cứu tại Viện Sinh học Tính toán GW đặt ra, rằng con người thường không rửa sạch 3 khu vực này thường xuyên như các vùng da khác, chẳng hạn như cánh tay và chân. Điều này có thể khiến vi khuẩn tích tụ, bao gồm cả những loại có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Sau khi phân tích mẫu vi sinh vật từ da của 129 sinh viên đại học và sau đại học, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng những vùng da được rửa thường xuyên hơn, như cẳng tay và bắp chân, có hệ vi sinh đa dạng hơn và có thể góp phần vào một hệ vi sinh da khỏe mạnh hơn so với các mẫu thu từ sau tai, giữa các ngón chân và trong rốn.
Nghiên cứu, được công bố vào tháng 9 trên tạp chí Frontiers in Microbiology, cho thấy những khu vực ẩm và có nhiều dầu trên cơ thể, nếu không được làm sạch thường xuyên, có thể tạo điều kiện cho một số loại vi khuẩn phát triển mạnh và làm mất cân bằng hệ vi sinh da. Điều này có thể dẫn đến các bệnh về da như chàm hoặc mụn trứng cá.
Tắm đúng cách giúp duy trì làn da khỏe mạnh. Đừng chỉ để nước xả qua, hãy đảm bảo từng vùng da đều được rửa sạch. Ảnh minh họa: Shvets Production/Pexels.
Tuy nhiên, nhóm tác giả cũng lưu ý rằng với quy mô mẫu nghiên cứu còn hạn chế, cần có thêm nghiên cứu để có cái nhìn toàn diện hơn về tác động của việc rửa - hoặc không rửa - các vùng da khác nhau đối với sức khỏe.
Theo bác sĩ Laura Purdy, chuyên gia y học gia đình tại Miami (Mỹ), dù không tham gia vào nghiên cứu của GW, kết quả này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc làm sạch toàn bộ bề mặt da khi tắm, bao gồm cả những vùng khó tiếp cận hoặc dễ bị lãng quên như sau tai, giữa các ngón chân và trong rốn.
"Việc làm sạch cơ thể không chỉ giúp loại bỏ bụi bẩn, mùi hôi và các chất gây dị ứng bám trên da suốt cả ngày mà còn giúp loại bỏ tế bào da chết, mồ hôi và dầu tự nhiên trên da. Ngoài ra, làn da cũng có thể chứa vi khuẩn, virus hoặc nấm, do đó, việc làm sạch các khu vực này rất quan trọng", bác sĩ Purdy giải thích.
Dưới đây là những ảnh hưởng có thể xảy ra nếu 3 bộ phận này không được làm sạch kỹ lưỡng, cùng với cách vệ sinh đúng cách.
Tình trạng viêm da tiết bã có thể khiến vùng da sau tai xuất hiện vảy trắng hoặc vàng, trở nên ngứa ngáy và bong tróc. Nếu không được làm sạch thường xuyên, vùng da này có thể bị nứt, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng.
Nghiên cứu dựa trên "Giả thuyết của Bà" cho thấy những lời dặn dò về việc làm sạch sau tai, giữa các ngón chân và trong rốn của thế hệ trước hoàn toàn có cơ sở khoa học. Ảnh minh họa: cottonbro/Pexels.Việc vệ sinh khu vực này không đòi hỏi phương pháp hay sản phẩm đặc biệt, mà chỉ cần duy trì thói quen làm sạch thường xuyên. Bác sĩ Tull khuyên rằng có thể sử dụng cùng loại xà phòng hoặc sữa tắm đang dùng cho cơ thể. Nếu có thói quen sử dụng khăn tắm, hãy áp dụng nó vào khu vực sau tai. Chỉ cần dùng đầu ngón tay thoa nhẹ nhàng với xà phòng là đủ để làm sạch.
Bác sĩ Purdy cũng lưu ý rằng chân tiết nhiều mồ hôi, đặc biệt là khi đi giày, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển. Điều này có thể gây ra bệnh nấm da chân, khiến da ngứa, bong tróc và nứt nẻ.
Rửa sạch giữa các ngón chân trong mỗi lần tắm là biện pháp đơn giản nhưng quan trọng. Nếu không thể tắm thường xuyên, có thể vệ sinh chân bằng chậu nước ấm. Sau khi rửa sạch, cần lau khô kỹ lưỡng và thay tất thường xuyên để tránh tích tụ vi khuẩn.
Việc vệ sinh rốn một đến hai ngày một lần là đủ. Không cần sử dụng sản phẩm đặc biệt, nhưng với những người có làn da nhạy cảm hoặc mắc các bệnh về da, có thể chọn loại xà phòng phù hợp. Nếu có khuyên rốn, cần vệ sinh khu vực này thường xuyên để tránh nhiễm trùng.
Cách làm sạch đơn giản nhất là dùng đầu ngón tay thoa nhẹ xà phòng vào bên trong rốn, sau đó rửa sạch. Một số người thích dùng tăm bông, nhưng bác sĩ Tull khuyến cáo không nên chà xát quá mạnh để tránh gây tổn thương da.
Nhìn chung, việc duy trì thói quen vệ sinh toàn diện, đặc biệt là các khu vực dễ bị bỏ quên, không chỉ giúp giữ gìn sức khỏe làn da mà còn ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn liên quan đến vi khuẩn và nấm.

Để tìm hiểu xem lời khuyên của các thế hệ trước có ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe và vệ sinh cá nhân, các nhà nghiên cứu tại Đại học George Washington (GW) đã thực hiện một nghiên cứu dựa trên giả thuyết mà họ gọi là "Giả thuyết của Bà".
Dưới đây là kết quả nghiên cứu, cũng như cách làm sạch 3 khu vực cơ thể thường bị bỏ quên này một cách an toàn và hiệu quả theo lời khuyên của bác sĩ da liễu và chuyên gia y học gia đình, theo RealSimple.
"Giả thuyết của Bà" là gì?
Giáo sư Keith Crandall, chuyên ngành thống kê sinh học và tin sinh học tại GW, chia sẻ trong một thông cáo báo chí của trường đại học rằng khi còn nhỏ, bà của ông luôn nhắc các cháu phải "chà sau tai, giữa các ngón chân và trong rốn".Đây chính là cơ sở của "Giả thuyết của Bà", một giả thuyết mà nhóm nghiên cứu tại Viện Sinh học Tính toán GW đặt ra, rằng con người thường không rửa sạch 3 khu vực này thường xuyên như các vùng da khác, chẳng hạn như cánh tay và chân. Điều này có thể khiến vi khuẩn tích tụ, bao gồm cả những loại có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Sau khi phân tích mẫu vi sinh vật từ da của 129 sinh viên đại học và sau đại học, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng những vùng da được rửa thường xuyên hơn, như cẳng tay và bắp chân, có hệ vi sinh đa dạng hơn và có thể góp phần vào một hệ vi sinh da khỏe mạnh hơn so với các mẫu thu từ sau tai, giữa các ngón chân và trong rốn.
Nghiên cứu, được công bố vào tháng 9 trên tạp chí Frontiers in Microbiology, cho thấy những khu vực ẩm và có nhiều dầu trên cơ thể, nếu không được làm sạch thường xuyên, có thể tạo điều kiện cho một số loại vi khuẩn phát triển mạnh và làm mất cân bằng hệ vi sinh da. Điều này có thể dẫn đến các bệnh về da như chàm hoặc mụn trứng cá.

Tắm đúng cách giúp duy trì làn da khỏe mạnh. Đừng chỉ để nước xả qua, hãy đảm bảo từng vùng da đều được rửa sạch. Ảnh minh họa: Shvets Production/Pexels.
Tuy nhiên, nhóm tác giả cũng lưu ý rằng với quy mô mẫu nghiên cứu còn hạn chế, cần có thêm nghiên cứu để có cái nhìn toàn diện hơn về tác động của việc rửa - hoặc không rửa - các vùng da khác nhau đối với sức khỏe.
Theo bác sĩ Laura Purdy, chuyên gia y học gia đình tại Miami (Mỹ), dù không tham gia vào nghiên cứu của GW, kết quả này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc làm sạch toàn bộ bề mặt da khi tắm, bao gồm cả những vùng khó tiếp cận hoặc dễ bị lãng quên như sau tai, giữa các ngón chân và trong rốn.
"Việc làm sạch cơ thể không chỉ giúp loại bỏ bụi bẩn, mùi hôi và các chất gây dị ứng bám trên da suốt cả ngày mà còn giúp loại bỏ tế bào da chết, mồ hôi và dầu tự nhiên trên da. Ngoài ra, làn da cũng có thể chứa vi khuẩn, virus hoặc nấm, do đó, việc làm sạch các khu vực này rất quan trọng", bác sĩ Purdy giải thích.
Dưới đây là những ảnh hưởng có thể xảy ra nếu 3 bộ phận này không được làm sạch kỹ lưỡng, cùng với cách vệ sinh đúng cách.
Sau tai
Những khu vực có nếp gấp hoặc nếp nhăn trên da, như sau tai, có thể tích tụ dầu tự nhiên (bã nhờn), tế bào da chết và bụi bẩn từ môi trường, dẫn đến kích ứng da. Theo bác sĩ Stacey Tull, chuyên gia da liễu tại Missouri, sự tích tụ này có thể gây ra viêm da tiết bã – một tình trạng tương tự như gàu trên da đầu.Tình trạng viêm da tiết bã có thể khiến vùng da sau tai xuất hiện vảy trắng hoặc vàng, trở nên ngứa ngáy và bong tróc. Nếu không được làm sạch thường xuyên, vùng da này có thể bị nứt, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng.

Nghiên cứu dựa trên "Giả thuyết của Bà" cho thấy những lời dặn dò về việc làm sạch sau tai, giữa các ngón chân và trong rốn của thế hệ trước hoàn toàn có cơ sở khoa học. Ảnh minh họa: cottonbro/Pexels.
Giữa các ngón chân
Dù nước và xà phòng có thể chảy qua chân khi tắm, điều này không đủ để làm sạch kỹ lưỡng khu vực giữa các ngón chân. Theo bác sĩ Tull, vùng da này ít tiết dầu hơn, nên chủ yếu tích tụ tế bào da chết và bụi bẩn. Nếu không vệ sinh đúng cách, có thể dẫn đến nhiễm nấm móng.Bác sĩ Purdy cũng lưu ý rằng chân tiết nhiều mồ hôi, đặc biệt là khi đi giày, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển. Điều này có thể gây ra bệnh nấm da chân, khiến da ngứa, bong tróc và nứt nẻ.
Rửa sạch giữa các ngón chân trong mỗi lần tắm là biện pháp đơn giản nhưng quan trọng. Nếu không thể tắm thường xuyên, có thể vệ sinh chân bằng chậu nước ấm. Sau khi rửa sạch, cần lau khô kỹ lưỡng và thay tất thường xuyên để tránh tích tụ vi khuẩn.
Trong rốn
Rốn là khu vực tối, ẩm và có nhiều nếp gấp, tạo điều kiện lý tưởng cho sự tích tụ của tế bào da chết, mồ hôi và vi khuẩn. Theo bác sĩ Purdy, điều này có thể dẫn đến mùi khó chịu, thậm chí là nhiễm trùng do vi khuẩn tụ cầu hoặc nấm men.Việc vệ sinh rốn một đến hai ngày một lần là đủ. Không cần sử dụng sản phẩm đặc biệt, nhưng với những người có làn da nhạy cảm hoặc mắc các bệnh về da, có thể chọn loại xà phòng phù hợp. Nếu có khuyên rốn, cần vệ sinh khu vực này thường xuyên để tránh nhiễm trùng.
Cách làm sạch đơn giản nhất là dùng đầu ngón tay thoa nhẹ xà phòng vào bên trong rốn, sau đó rửa sạch. Một số người thích dùng tăm bông, nhưng bác sĩ Tull khuyến cáo không nên chà xát quá mạnh để tránh gây tổn thương da.
Nhìn chung, việc duy trì thói quen vệ sinh toàn diện, đặc biệt là các khu vực dễ bị bỏ quên, không chỉ giúp giữ gìn sức khỏe làn da mà còn ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn liên quan đến vi khuẩn và nấm.
Nguồn: Ánh Dương/Znews