3 câu nói kinh điển của Tào Tháo, nếu học theo ắt sẽ thành công trong cuộc sống

Tào Tháo nổi tiếng là một chính trị gia có tài thao lược, rất biết nhìn người và dùng người. Ông có những câu nói kinh điển mà hậu thế hàng nghìn năm sau vẫn tâm đắc.

"Chư quân bắc diện, ngã tự tây hướng"​

3 câu nói kinh điển của Tào Tháo, nếu học theo ắt sẽ thành công trong cuộc sống
Một câu nói từ Tam Quốc chí, để hiểu câu này của Tào Tháo thì chúng ta cần phải kết hợp với bối cảnh lúc bấy giờ.
Vào thời điểm đó, Viên Thiệu muốn lập hoàng đế mới, nhưng Tào Tháo coi thường hành động của một trong những thế lực chư hầu hùng mạnh nhất cuối đời Đông Hán. Thay vào đó, Tào Tháo đã trực tiếp nói rõ lập trường của mình khi quyết tâm tự đi đến Trường An để phò tá Hán Hiến Đế, hoàng đế nhà Đông Hán.
Phò tá thiên tử để hiệu lệnh chư hầu được đánh giá là sách lược khôn ngoan của Tào Tháo, giúp ông đạt nhiều thành công to lớn trên bàn cờ chính trị đầy hỗn loạn vào những năm cuối nhà Đông Hán. Tào Tháo cũng nhờ sách lược này mà không lạc lối, mù quáng trước hư danh, đánh mất hoài bão ban đầu.
"Chư quân bắc diện, ngã tự tây hướng" có hàm ý, mọi sự trên đời đều phụ thuộc vào tính kiên trì. Giữ vững nguyện vọng ban đầu, coi thường danh lợi trước mắt thì bạn mới có thể tiến xa hơn nữa trên con đường của mình.

"Núi không ngại cao, biển không ngại sâu"​

3 câu nói kinh điển của Tào Tháo, nếu học theo ắt sẽ thành công trong cuộc sống
Một câu nói xuất phát từ bài thơ nổi tiếng "Đoản ca hành" của Tào Tháo, "Núi không ngại cao, biển không ngại sâu" thể hiện chí lớn của vị quân sư này.
Vào năm Kiến An thứ 13 (năm 208), sau khi bình định vùng phương bắc rộng lớn và nắm giữ quyền lực, Tào Tháo quyết định dẫn quân về phía Nam, sẵn sàng vượt sông Trường Giang để tiêu diệt hai kẻ địch là Tôn Quyền và Lưu Bị.
Trước trận Xích Bích, vào một đêm đông ở trên thuyền, Tào Tháo đã vừa uống rượu vừa ngẫu hứng sáng tác "Đoản ca hành". Bài thơ vừa thể hiện ý chí thống nhất Trung Hoa, vừa cho thấy nỗi ưu tư của vị quân chủ khi đại nghiệp chưa thành.
"Núi không ngại cao, biển không ngại sâu" là câu thơ vừa thể hiện chí lớn của vị quân chủ họ Tào, đồng thời cho thấy sự khiêm tốn và thận trọng của ông.
Câu thơ này cũng gửi gắm ý nghĩa sâu xa rằng, trong cuộc sống, muốn tiến bộ hơn nữa thì chúng ta phải khiêm tốn, thận trọng và không được tự mãn.

Tại sao lòng bàn chân lại trắng hơn mặt và tay?​

3 câu nói kinh điển của Tào Tháo, nếu học theo ắt sẽ thành công trong cuộc sống
Đây là câu hỏi nổi tiếng của Tào Tháo dành cho Tư Mã Ý, một nhà chính trị, quân sự nổi tiếng thời Tam Quốc, người đặt nền móng cho nhà Tấn, thống nhất Trung Hoa và chấm dứt thời kỳ Tam Quốc.
Tào Tháo là người nổi tiếng trọng hiền tài, đã nhiều lần ngỏ ý muốn chiêu mộ Tư Mã Ý, nhưng ông cũng nhận ra Tư Mã Ý là người có "tướng lang cố" - tướng mạo chỉ những người có dã tâm, không cam chịu làm bề tôi dưới trướng kẻ khác.
Trong một lần đi chân đất trên đường, Tào Thao đột nhiên hỏi Tư Mã Ý: "Tại sao bàn chân ngươi lại trắng hơn tay và mặt?". Tư Mã Ý nói rằng ông không biết. Nhưng Tào Tháo lại nói tiếp rằng: "Bởi vì bàn chân luôn được che đậy".
Câu hỏi và câu trả lời của Tào Tháo dường như đánh trúng vào dã tâm của Tư Mã Ý. Sau khi nghe xong, Tư Mã Ý chỉ biết cúi người xuống đất dùng tay để phủi sạch cát bụi trên đường cho Tào Tháo đi lên xe ngựa.
Một câu hỏi tưởng chừng bình thường của Tào Tháo lại ẩn dụ ý nghĩa sâu xa, ám chỉ Tư Mã Ý là người có dã tâm, nhưng đồng thời cảnh báo rằng nếu không biết thân biết phận thì hậu họa có thể ập đến bất kỳ lúc nào.
Bàn chân trắng hơn mặt và tay là bởi vì thường xuyên được mang giày, lại không phải tiếp xúc ánh nắng mặt trời. Lòng bàn chân cũng như lòng người, có phần lõm vào và có thể che giấu bí mật. Tương tự, trong cuộc sống, mỗi người đều có bí mật riêng.
Do đó, câu hỏi của Tào Tháo cũng như lời khuyên, ở đời đừng để người ta nhìn rõ hết ruột gan. Một người thông minh là người biết che giấu đi những điều cần giấu.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top