Chúng ta đều biết rằng bộ đếm giây của đèn giao thông giúp người lái dễ dàng ước tính xem mình có đủ thời gian để chạy qua ngã giao hay không.
Nhưng ở Mỹ thì hầu như tất cả các trụ đèn giao thông đều không có bộ đếm giây. Tương tự như vậy ở Anh và một số quốc gia khác.
Sau khi tìm hiểu thì mình mới biết rằng có một số lý do phía sau điều này, tất nhiên nó có cũng cả công nghệ kèm theo nữa.
Trước hết, ở Mỹ, hệ thống đèn giao thông tuân theo Sổ tay về Thiết bị Kiểm soát Giao thông Đồng bộ (MUTCD - Manual on Uniform Traffic Control Devices). MUTCD không yêu cầu hoặc khuyến khích sử dụng bộ đếm giây, vì họ cho rằng nó có thể gây ra hành vi lái xe nguy hiểm. Cụ thể, nếu tài xế biết chính xác thời gian đèn đỏ hoặc đèn xanh, một số người có thể tăng tốc để vượt đèn vàng, làm tăng nguy cơ tai nạn. Với người đi bộ, nếu họ thấy thời gian còn dài, họ có thể chủ quan băng qua đường vào phút cuối.
Độ dài chu kỳ thời gian tín hiệu thường nằm trong khoảng từ 45 đến 120 giây. Thời gian cho mỗi tín hiệu được xác định dựa trên lưu lượng giao thông và mô hình giao thông ở từng khu vực cụ thể.
Thứ hai, ở Mỹ, nhiều đèn giao thông được lập trình để thay đổi thời gian theo lưu lượng xe, thay vì có một khoảng thời gian cố định. Điều này giúp tối ưu hóa giao thông, nhưng nếu có bộ đếm giây thì nó sẽ phải thay đổi liên tục, gây nhầm lẫn cho người tham gia giao thông.
Cũng liên quan đến công nghệ, hệ thống tín hiệu giao thông Mỹ được hỗ trợ công nghệ Inductive Loop Detector, hay vòng cảm ứng, giúp các đèn tín hiệu biết được khi nào có xe đang chạy tới hoặc đang dừng đèn đỏ, từ đó hệ thống sẽ tự động điều chỉnh trạng thái của đèn một cách phù hợp nhất.
Nguyên lý hoạt động của vòng cực kì đơn giản, dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ. Các cuộn dây được lắp đặt vào các rãnh sâu khoảng 10-15cm bên dưới mặt đường. Sau đó, chúng được đổ bê tông hoặc xi măng lên trên các rãnh này để cố định. Vòng dây được nối ra một hệ thống điều khiển trung tâm, chung với bộ xử lý đèn tín hiệu.
Bằng công nghệ này, hầu như mình không còn cần phải quan tâm đến việc có cần phải chuẩn bị dừng khi đến ngã tư hay không nữa. Trừ khi thấy đèn vàng, còn trường hợp cách tầm khoảng 100 mét trước khi tới đèn mà đèn vẫn còn xanh thì người lái vẫn cứ yên tâm giữ ga, đèn sẽ không đổi đột ngột, tránh trường hợp làm cho chúng ta phải thắng gấp và bị tông đít xe khác.
Cuối cùng, bộ đếm giây ngược liên quan đến tính thẩm mỹ và chi phí. Lắp đặt bộ đếm giây sẽ làm tăng chi phí xây dựng và bảo trì. Các thành phố cũng muốn giữ cho cảnh quan đường phố gọn gàng hơn, tránh đặt thêm thiết bị không cần thiết.
Nhưng ở Mỹ thì hầu như tất cả các trụ đèn giao thông đều không có bộ đếm giây. Tương tự như vậy ở Anh và một số quốc gia khác.
Sau khi tìm hiểu thì mình mới biết rằng có một số lý do phía sau điều này, tất nhiên nó có cũng cả công nghệ kèm theo nữa.
Độ dài chu kỳ thời gian tín hiệu thường nằm trong khoảng từ 45 đến 120 giây. Thời gian cho mỗi tín hiệu được xác định dựa trên lưu lượng giao thông và mô hình giao thông ở từng khu vực cụ thể.
Thứ hai, ở Mỹ, nhiều đèn giao thông được lập trình để thay đổi thời gian theo lưu lượng xe, thay vì có một khoảng thời gian cố định. Điều này giúp tối ưu hóa giao thông, nhưng nếu có bộ đếm giây thì nó sẽ phải thay đổi liên tục, gây nhầm lẫn cho người tham gia giao thông.
Cũng liên quan đến công nghệ, hệ thống tín hiệu giao thông Mỹ được hỗ trợ công nghệ Inductive Loop Detector, hay vòng cảm ứng, giúp các đèn tín hiệu biết được khi nào có xe đang chạy tới hoặc đang dừng đèn đỏ, từ đó hệ thống sẽ tự động điều chỉnh trạng thái của đèn một cách phù hợp nhất.
Nguyên lý hoạt động của vòng cực kì đơn giản, dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ. Các cuộn dây được lắp đặt vào các rãnh sâu khoảng 10-15cm bên dưới mặt đường. Sau đó, chúng được đổ bê tông hoặc xi măng lên trên các rãnh này để cố định. Vòng dây được nối ra một hệ thống điều khiển trung tâm, chung với bộ xử lý đèn tín hiệu.
- Khi không có xe, vòng cảm ứng tạo ra một từ trường ổn định.
- Khi một phương tiện đi vào khu vực cảm ứng, từ trường bị thay đổi do kim loại trong xe.
- Sự thay đổi này tạo ra dòng điện cảm ứng, giúp bộ điều khiển nhận biết có xe đang chờ hoặc di chuyển.
Bằng công nghệ này, hầu như mình không còn cần phải quan tâm đến việc có cần phải chuẩn bị dừng khi đến ngã tư hay không nữa. Trừ khi thấy đèn vàng, còn trường hợp cách tầm khoảng 100 mét trước khi tới đèn mà đèn vẫn còn xanh thì người lái vẫn cứ yên tâm giữ ga, đèn sẽ không đổi đột ngột, tránh trường hợp làm cho chúng ta phải thắng gấp và bị tông đít xe khác.
Cuối cùng, bộ đếm giây ngược liên quan đến tính thẩm mỹ và chi phí. Lắp đặt bộ đếm giây sẽ làm tăng chi phí xây dựng và bảo trì. Các thành phố cũng muốn giữ cho cảnh quan đường phố gọn gàng hơn, tránh đặt thêm thiết bị không cần thiết.