3 nhân vật "xuất chúng" thời Tam quốc bị La Quán Trung "dìm hàng" thê thảm

Tam quốc diễn nghĩa có thể nói là tác phẩm "để đời" của La Quán Trung, cuốn tiểu thuyết về giai đoạn với rất nhiều biến động của lịch sử Trung Quốc. Tuy nhiên, để chia ranh giới phe thiện - ác, La Quán Trung đã buộc một số nhân vật phải chịu tiếng oan, dù đó là nhân vật cực kỳ xuất chúng.

Tào Tháo​

3 nhân vật xuất chúng thời Tam quốc bị La Quán Trung dìm hàng thê thảm
Trong Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung thể hiện rất rõ quan điểm "trợ Lưu, phò Hán". Và để đề cao "anh hùng nhân nghĩa" Lưu Bị, La Quán Trung đã không ngần ngại biến Tào Tháo trở thành "quốc tặc", kẻ phản diện lớn nhất của thời kỳ này.
“Ta thà phụ người chứ không để người phụ ta” là câu nói được gán cho Tào Tháo sau khi giết oan Lã Bá Sa – người có ơn cưu mang khi Tào Tháo đang trốn chạy Đổng Trác. Tuy nhiên, đây là tình tiết hoàn toàn hư cấu trong Tam quốc diễn nghĩa.
Thực tế, theo Nguỵ thư, Tào Tháo chạy tới Thành Cao, muốn gặp Lã Bá Sa nhưng Lã Bá Sa không có ở nhà. Con cháu và người nhà Lã Bá Sa muốn cướp đoạt ngựa, tài sản của Tào Tháo, bị Tào Tháo giết chết.
Ngoài ra, La Quán Trung còn viết thêm những tình tiết biến một nhân vật tầm cỡ như Tào Tháo trở nên hèn kém. Năm 211, Tào Tháo đối đầu với liên minh Mã Siêu – Hàn Toại trong trận Đồng Quan. Tam quốc diễn nghĩa viết, Tào Tháo bại trận, bị Mã Siêu truy sát và phải làm đủ loại hành động nhục nhã như “cắt râu, cởi áo” để thoát thân. Đây tiếp tục là một tình tiết được thêu dệt nhằm bôi nhọ Tào Tháo.
Hơn hết, Tam quốc diễn nghĩa còn khiến Tào Tháo bị người đời sau gọi là "quốc tặc", là người lộng quyền, bức hại vua Hán. Thực tế, đến cuối đời, Tào Tháo cũng chỉ xưng là Nguỵ vương, không hề cướp ngôi nhà Hán.
Theo Tam quốc chí, Tào Tháo đã từng là một vị quan tốt, trung thành tuyệt đối với nhà Hán. Tào Tháo khi giữ chức Bắc bộ Úy (trông coi cửa Bắc kinh thành) đã thưởng phạt phân minh, không sợ cường quyền, ai ai cũng phải kiêng dè.
Tào Tháo căm ghét gian thần lộng quyền, viết sớ xin Hán Linh Đế trị tội chúng. Hán Linh Đế không màng đến, lại ra chiếu rằng: “Những ai lên tiếng đòi sửa sang chính trị của châu huyện đều bị coi là tung tin nhảm và đáng phải cách chức”.

Chu Du​

Chu Du là một trong những đại tướng tài giỏi nhất thời Tam Quốc. Ông là “khai quốc công thần” của chính quyền Đông Ngô, nổi danh nhờ chiến thắng Tào Tháo trong trận Xích Bích.
Năm 208, Tào Tháo dẫn đại quân đóng bên bờ nam sông Trường Giang, uy hiếp Đông Ngô. Bằng kế hỏa công, Chu Du đã quét sạch hàng trăm chiến thuyền của quân Tào. Buộc Tào Tháo phải rút lui về Hứa Xương. Liên quân Tôn – Lưu từ đó có cơ hội đánh chiếm nhiều quận thuộc Kinh Châu.
3 nhân vật xuất chúng thời Tam quốc bị La Quán Trung dìm hàng thê thảm
Tuy nhiên, trong Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung đã hư cấu các tình tiết như thuyền cỏ mượn tên, lập đàn cầu gió đông nam để “giành công lao” trận Xích Bích cho Gia Cát Lượng, khiến Chu Du bị lu mờ.
Ở hồi 44, Tam quốc diễn nghĩa viết, Gia Cát Lượng dùng kế, khích bác Chu Du có nguy cơ bị mất vợ đẹp là Tiểu Kiều vào tay Tào Tháo. Chu Du nổi máu ghen, thề cùng “giặc già” Tào Tháo “một mất một còn”. Đây là tình tiết hư cấu đến mức vô lý của La Quán Trung.
Theo Tam Quốc chí, Chu Du ngay từ đầu đã là người chủ trương chống Tào và liên minh với Lưu Bị, không cần Gia Cát Lượng phải khích bác. Qua ngòi bút của La Quán Trung, hình tượng Chu Du từ một đại tướng nuôi chí lớn gây dựng Đông Ngô, bắc phạt Tào Tháo lại biến thành kẻ hăng máu đánh trận Xích Bích chỉ vì ghen tuông.
Trong Tam quốc diễn nghĩa, Chu Du là người nhỏ mọn, vì ganh tị với tài năng của Gia Cát Lượng, “đánh mất Kinh Châu” nên uất ức đến thổ huyết mà chết. Sự thật không phải như vậy.
Chu Du không hề làm mất đất Kinh Châu, nhưng trong Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung buộc ông phải gánh tiếng xấu này. Theo đó, Chu Du gắng sức đánh lấy Nam Quận nhưng bị Gia Cát Lượng lập mưu phỗng tay trên. Chu Du nhiều lần mắc mưu Gia Cát Lượng, uất ức đến hộc máu mà chết.
Trước khi chết, Chu Du còn than: “Trời đã sinh Du, sao còn sinh Lượng”.
Chu Du chết, Gia Cát Lượng đến viếng. Lỗ Túc thấy vậy ca ngợi Lượng, chê Chu Du “hẹp hòi, tự chuốc lấy cái chết”. Đây hoàn toàn là chi tiết hư cấu nhằm bêu xấu nhân vật Chu Du.
Chu Du là một người tài năng, có chí lớn, có tấm lòng yêu nước và yêu dân. Ông là một vị tướng tài ba, đã lập được nhiều công lao to lớn cho nước nhà. Chu Du qua đời khi mới 36 tuổi, là một sự mất mát lớn cho Đông Ngô.

Tư Mã Ý​

Tư Mã Ý là một nhân vật lịch sử có thật, ông là người đã thống nhất Trung Quốc sau thời Tam Quốc. Tuy nhiên, trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, Tư Mã Ý lại được miêu tả như một nhân vật hèn nhát và kém tài.
Trong tam quốc diễn nghĩa, Tư Mã Ý bị miêu tả là một nhân vật hèn nhát. Liên tục bị Gia Cát Lượng chọc tức, thậm chí gửi cho bộ quần áo phụ nữ, cũng không dám ra đánh.
Mỗi lần xuất quân, Tư Mã Ý lại bị trúng kế của Gia Cát Lượng như: Không thành kế (Gia Cát Lượng mở cổng thành, ngồi gảy đàn nhưng dọa quân Tư Mã Ý bỏ chạy), kế tăng bếp (Gia Cát Lượng cho quân xây thêm bếp, vờ tăng quân khiến Tư Mã Ý sợ không dám truy kích), phép độn giáp (Gia Cát Lượng vờ sai khiến quỷ thần, dụ Tư Mã Ý đuổi theo để quân Thục thừa cơ gặt lúa).
3 nhân vật xuất chúng thời Tam quốc bị La Quán Trung dìm hàng thê thảm
Một trong những lý do khiến Tư Mã Ý bị miêu tả như vậy là vì ông là đối thủ của Gia Cát Lượng, một nhân vật được coi là tài năng và có tầm nhìn lớn. La Quán Trung, tác giả của Tam quốc diễn nghĩa, có thể đã muốn hạ thấp Tư Mã Ý để nâng cao hình tượng của Gia Cát Lượng.
Một lý do khác khiến Tư Mã Ý bị miêu tả như vậy là vì ông là người đã lật đổ nhà Thục Hán và lập ra nhà Tào Ngụy. La Quán Trung là người sống dưới thời nhà Đường, khi nhà Đường đang cai trị Trung Quốc. Có thể ông đã muốn hạ thấp Tư Mã Ý để nâng cao hình tượng của nhà Đường.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top