300 năm trước đã xảy ra 1 trận động đất mà chúng ta không biết

nhhgiap

Pearl
Mới đây, khoa học phát hiện, lịch sử sóng thần ở Chile đã bị ghi chép không đầy đủ. Điều này có thể ảnh hướng đến nhiều dự đoán thiên tai trong tương lai.
300 năm trước đã xảy ra 1 trận động đất mà chúng ta không biết
Khi tiến hành nghiên cứu địa chất những đám lầy thủy triều ở Chaihuín, nhóm khoa học bất ngờ phát hiện dấu tích của một bức tường nước khổng lồ, ập vào đất liền vào năm 1737. Tuy nhiên, tài liệu lịch sử lại không có ghi chép liên quan đến cơn sóng thần này.
“Có ghi chép về trận động đất năm 1737, nhưng chúng tôi không thấy có điều gì liên quan đến sóng thần”, Emma Hocking từ Đại học Northumbria, Vương quốc Anh cho biết. Thiếu sót này có thể ảnh hưởng đến dự đoán sóng thần trong tương lai. Thay vì xảy ra mỗi 130 năm một lần thì chúng ta lại dự đoán 280 năm mới có một trận động đất đi kèm sóng thần.
Khám phá trên được phát hiện dựa trên lớp trầm tích trong một đầm lầy thủy triều Valdivia, một thành phố lâu đời ở bờ biển phía nam Chile. Đây là thành phố hứng chịu trận động đất có biên độ 9.5 độ richter vào năm 1960.
Sự kiện động đất trên đi kèm với cơn sóng thần cao đến 25m, tấn công bờ biển Chile, Nhật Bản, Philippines, New Zealand và Hawaii. Các tài liệu ghi chép đầy đủ những cơn sóng thần xảy ra sau động đất vào năm 1837 và 1575, nhưng trận động đất năm 1737 lại không gây ra sóng thần.
Trước đây, nhóm nghiên cứu cho rằng, sở dĩ động đất năm 1737 không gây ra sóng thần vì nó được tạo thành bởi, đứt gãy sâu giữa hai mảng kiến tạo bên dưới đất liền. Ngược lại, để gây ra sóng thần, đó phải là đứt gãy dưới biển.
Tuy nhiên, khi tìm thấy lớp trầm tích này, họ bắt buộc phải lập luận lại. Sau khi nghiên cứu trầm tích và tảo đơn bào ở khu vực có động đất, họ phát hiện dấu vết ngập lụt của sóng thần trên đất liền.

“Bằng cách kết hợp tình trạng biến dạng của trầm tích và mô hình sóng thần, chúng tôi có thể xác định động đất năm 1737 là do đứt gãy mảng kiến tạo dưới đại dương”, nhà khoa học nói. Có khả năng, trận động đất gây ra sóng thần có độ sâu chỉ khoảng 20 km. Điều này khẳng định, một trận động đất nông từ ngoài biển có thể tạo ra một cơn sóng thần đi kèm.
Tại Chaihuín, các chuyên gia tìm thấy ba lớp cát tách biệt, lắng đọng sau những đợt sóng thần. Lớp trầm tích A trùng với trận động đất và sóng thần năm 1960, trong khi lớp cát B và C đại diện cho hai trận sóng thần phát sinh từ động đất năm 1737 và 1575.
Mặc dù có nhiều trận động đất khác xảy ra trong thời gian lớp B được bồi tụ, nhưng động đất năm 1737 được cho là nằm gần đầm lầy thủy triều nhất. Nhóm khoa học không phát hiện dấu vết trầm tích tương tự ở những khu vực khác. Điều này có nghĩa là trận động đất năm 1737 chỉ tấn công một vùng nhỏ.
Lập luận trên chứng minh một điều, dù đường đứt gãy xảy ra giống nhau nhưng nó vẫn có khả năng tạo ra thảm họa thiên nhiên có quy mô khác nhau.

“Đánh giá nguy cơ sóng thần thường dựa trên hồ sơ lịch sử về lũ lụt dọc theo bờ biển. Căn cứ vào tần suất xuất hiện sóng thần trong quá khứ để đưa ra dự đoán và cảnh báo trong tương lai. Tuy nhiên, một số ghi chép thiên tai có thể sai sót do tình trạng bất ổn xã hội hoặc các cuộc khủng hoảng”, Hocking giải thích.
Cơn sóng thần năm 1737 mất tích vì, những cuộc ******* của quần chúng nhân dân thời đó đã trực tiếp gây xáo trộn xã hội. Nhiều người, bao gồm tầng lớp tri thức, buộc phải rời khỏi mảnh đất Chaihuín. Vì vậy, tài liệu lịch sử năm đó cũng bị thiếu sót.
Các nhà nghiên cứu đang kêu gọi, cần thận trọng khi sử dụng ghi chép lịch sử để dự đoán động đất và sóng thần trong tương lai. Cần đối chứng hồ sơ lịch sử với bằng chứng địa chất một cách trực tiếp, để tránh sai sót như năm 1737.
Nguồn:
Science Alert
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top