4 nhân vật võ công siêu phàm nhưng không thể vô địch thiên hạ trong kiếm hiệp Kim Dung

Nan Đắc Hữu Tình Nhân
Nan Đắc Hữu Tình Nhân
Phản hồi: 0

Nan Đắc Hữu Tình Nhân

Quan Thục Di
Thành viên BQT
Thế giới võ hiệp Kim Dung đầy rẫy những âm mưu, tranh đoạt, nơi võ công là thước đo cho vị thế trên giang hồ. Kim Dung đã dùng ngòi bút của mình để xây dựng một thế giới võ lâm chỉ có luật lệ duy nhất chính là sức mạnh. Tại đây, việc không ngừng nâng cao võ công là con đường duy nhất để tồn tại.

Bởi vậy, việc một người may mắn gặp kỳ ngộ, luyện thành thần công là giấc mơ của bất kỳ ai trong giang hồ. Đó cũng chính là bước ngoặt để các nhân vật chính lột xác, trở nên khác biệt.

Tuy nhiên, theo trang tin Sohu, trong các bộ tiểu thuyết Kim Dung, có 4 vị kỳ nhân dù được ban tặng tuyệt kỹ võ công, nhưng lại cách xa danh hiệu thiên hạ đệ nhất một trời một vực. Họ là những ai?

Đoàn Dự​


Nhân vật đầu tiên phải kể đến chính là Đoàn Dự - chàng công tử may mắn nhất nhì Thiên Long Bát Bộ. Sau khi bị rơi xuống vực sâu, Đoàn Dự không những thoát chết mà còn may mắn tìm thấy Vô Lượng sơn động, nơi cất giấu bí kíp võ công thượng thừa Bắc Minh Thần Công và Lăng Ba Vi Bộ.

1733885572443.png


Nhờ Bắc Minh Thần Công, Đoàn Dự hấp thụ nội công của vô số cao thủ, tạo nền tảng vững chắc cho việc tự mình luyện thành Lục Mạch Thần Kiếm sau này tại Thiên Long Tự. Khi Đoàn Dự luyện thành Lục Mạch Thần Kiếm, chàng sở hữu võ công vừa công vừa thủ, chính thức bước vào hàng ngũ cao thủ võ lâm. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, Lục Mạch Thần Kiếm của Đoàn Dự lại lúc linh lúc không, thường xuyên "rớt dây xích" vào những thời khắc quan trọng.

Điển hình như trên Thiếu Thất Sơn, Đoàn Dự từng dùng Lục Mạch Thần Kiếm khiến Mộ Dung Phục phải chật vật chống đỡ. Nhưng khi Mộ Dung Phục liều mạng tấn công, Đoàn Dự lại trở tay không kịp, suýt nữa mất mạng nếu không có Kiều Phong kịp thời cứu giúp.

Có thể nói, chính sự "không ổn định" này của Đoàn Dự lại là yếu tố thu hút độc giả, khiến người đọc đồng cảm và hồi hộp theo dõi diễn biến. Ngược lại, nếu Đoàn Dự vừa luyện thành thần công đã dễ dàng hạ gục các cao thủ khác thì chắc chắn cốt truyện sẽ trở nên nhàm chán.

Kim Luân Pháp Vương​

Người thứ hai là Kim Luân Pháp Vương - nhân vật phản diện sở hữu võ công cao cường nhất Thần Điêu Hiệp Lữ. Ngay từ lần đầu xuất hiện, Kim Luân Pháp Vương đã có thể giao đấu ngang tài ngang sức với Giáng Long Thập Bát Chưởng của Quách Tĩnh. Sau 16 năm bế quan khổ luyện tại Mông Cổ, Kim Luân Pháp Vương càng thêm lợi hại khi tu luyện Long Tượng Bàn Nhược Công đến tầng thứ 10, đạt đến cảnh giới thập long thập tượng.

1733885602163.png


Long Tượng Bàn Nhược Công là môn võ công vô cùng tinh diệu và khó luyện. Thông thường, để luyện đến tầng thứ 10 phải mất đến vài trăm năm. Vậy mà Kim Luân Pháp Vương - một kỳ tài võ học chỉ mất 16 năm để đạt đến cảnh giới này. Chính vì vậy, trong trận chiến tại Tuyệt Tình Cốc, ngay cả những cao thủ hàng đầu như Nhất Đăng đại sư hay Chu Bá Thông cũng không dám trực tiếp đón nhận quyền kình của Kim Luân Pháp Vương.

Tuy nhiên, trong trận chiến bảo vệ thành Tương Dương, Kim Luân Pháp Vương lại không thể nào đỡ nổi Ám Nhiên Tiêu Hồn Chưởng của Dương Quá. Kim Dung chỉ dùng một câu "làm sao để tránh" để khắc họa sự thất thế của Kim Luân Pháp Vương. Sau khi bị Dương Quá đánh rơi xuống đài cao, vừa ngã xuống lão đã bị Chu Bá Thông ôm chặt, đài cao đang cháy đổ ụp xuống người lão, lão chết cháy trong đống lửa.

Nhìn chung, Long Tượng Bàn Nhược Công của Kim Luân Pháp Vương quả thực là một tuyệt kỹ võ công. Thế nhưng có lẽ vì quan niệm "tà bất thắng chính", nên Kim Luân Pháp Vương đã bị Kim Dung "ép chết" một cách đầy tiếc nuối.

Giác Viễn Đại Sư​

1733885632534.png


Lần đầu tiên Giác Viễn đại sư xuất hiện là vào cuối Thần Điêu Hiệp Lữ. Ông mang theo Trương Quân Bảo (sau này là Trương Tam Phong) truy đuổi Doãn Khắc Tây lên đỉnh Hoa Sơn. Khi Giác Viễn đại sư thi triển khinh công, Dương Quá thầm kinh ngạc: "Người này khinh công e rằng còn trên cả ta và Long nhi, mà lại còn cõng theo một đứa bé, đi như bay trên núi non hiểm trở thế này, nội lực thâm hậu, quả nhiên có thể sánh ngang với Nhất Đăng đại sư và Quách bá bá."

Là bởi, Giác Viễn đại sư đã luyện thành Cửu Dương Thần Công được giấu trong những kẽ hở của Lăng Già Kinh. Nội công của ông đã đạt đến cảnh giới xuất thần nhập hóa. Đến đầu Ỷ Thiên Đồ Long Ký, sau 3 năm tu luyện, võ công của Giác Viễn đại sư lại càng thêm tịnh tiến. Thế nhưng, Giác Viễn đại sư lại có một kết cục bi thảm khi kiệt sức qua đời sau khi chạy hàng chục dặm.

Tại sao Kim Dung lại để Giác Viễn đại sư chết một cách chóng vánh như vậy? Không gì khác ngoài lý do kịch bản. Bởi nếu Giác Viễn đại sư không chết, làm sao ông có thể truyền thụ Cửu Dương Thần Công cho Trương Tam Phong và Quách Tương trước lúc viên tịch, tạo nên 2 môn phái lớn sau này?

Cũng như vậy, nếu Giác Viễn đại sư còn sống, với Cửu Dương Thần Công hoàn chỉnh, ông hoàn toàn có thể hóa giải hàn độc trong người Trương Vô Kỵ. Nếu vậy thì lấy đâu ra những tình tiết hấp dẫn tiếp theo?

Trừng Quan​

Trừng Quan là nhân vật trong Lộc Đỉnh Ký. Thoạt nhìn, võ công của ông có vẻ rất cao cường. Quả thực, Trừng Quan đã luyện thành Nhất Chỉ Thiền, Ban Nhược Chưởng, Niêm Hoa Cầm Nã Thủ, Dịch Cân Kinh,... Trong lúc nói chuyện với Vi Tiểu Bảo, Trừng Quan còn thi triển tuyệt kỹ hóa khí thành hình, đả thương người bằng không khí.

1733885689410.png


Nguyên văn trong truyện viết: Trừng Quan hỏi Vi Tiểu Bảo: "Dịch Cân Kinh của sư thúc, không biết đã luyện đến tầng thứ mấy rồi? Thử bắn một chỉ xem sao." Vi Tiểu Bảo không hiểu ý, hỏi: "Bắn thế nào?" Trừng Quan co ngón tay búng ra, phất một tiếng, một luồng kình khí bắn ra, một chiếc lá khô dưới đất bay lên."

Chúng ta đều biết, thế giới võ hiệp của Kim Dung có sự tồn tại của "võ học thoái hóa luận". Lộc Đỉnh Ký lấy bối cảnh cuối thời Minh đầu thời Thanh, lẽ ra võ học đã thoái hóa rất nhiều. Vậy mà Trừng Quan đại sư vẫn có thể thi triển thần công tương tự như Lục Mạch Thần Kiếm, thật khiến người ta phải kinh ngạc. Hơn nữa, tốc độ luyện thành Nhất Chỉ Thiền của Trừng Quan được xếp thứ 3 trong lịch sử Thiếu Lâm tự, bản thân ông cũng được các nhà sư khác suy tôn là thiên hạ đệ nhất.

Võ công của Trừng Quan quả thực rất cao, thế nhưng dưới ngòi bút của Kim Dung, ông lại trở thành một kẻ tay mơ, chỉ giỏi nói suông. Bằng chứng là Trừng Quan chỉ mới đấu một chưởng với Cửu Nạn sư thái, đã bị chấn động đến mức hoa mắt chóng mặt, không thể tiếp tục chiến đấu.

Tóm lại, Đoàn Dự, Kim Luân Pháp Vương, Giác Viễn đại sư, Trừng Quan đại sư đều là những người luyện thành tuyệt kỹ võ công. Nhưng vì lý do tình tiết của truyện, cả 4 người bọn họ đều không thể trở thành thiên hạ đệ nhất.
 
  • 1733885590208.png
    1733885590208.png
    137.6 KB · Lượt xem: 9


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top