42 tấn chất thải Công ty bóng đèn Điện Quang chôn dưới nhà máy là chất gì?

Đoàn Thúy Hà

Editor
Thành viên BQT
Chiều 24/4, Công an Đồng Nai cho biết qua 2 ngày khai quật, điều tra mở rộng, lực lượng chức năng đã phát hiện hơn 42 tấn chất thải nguy hại trong khuôn viên Công ty bóng đèn Điện Quang.
Trong đó, gần 15 tấn tại hầm bê tông, hơn 27 tấn ở khu vực ngoài sân. Số chất thải này gồm miếng thủy tinh nhiễm chất thải nguy hại và nước thải từ quá trình xay nghiền bóng đèn thải.
42 tấn chất thải Công ty bóng đèn Điện Quang chôn dưới nhà máy là chất gì?
Trong vỏ bóng đèn thải có chứa thủy ngân và lưu huỳnh, nếu không được xử lý theo quy định sẽ rất nguy hại cho môi trường. Kiểm tra nhanh nước thải, lực lượng chức năng xác định độ PH vượt mức cho phép.
Toàn bộ số chất thải này được công an và Xí nghiệp đèn ống thống nhất giao cho một đơn vị có chức năng xử lý chất thải ở huyện Vĩnh Cửu thu gom.
Trước đó, ngày 20/4, Phòng cảnh sát môi trường Công an tỉnh Đồng Nai bắt quả tang công nhân của Xí nghiệp đèn ống đang tiêu hủy các vỏ bóng đèn thải không đúng quy định.
Thời điểm kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện gần 195 bao chứa gần 5 tấn thủy tinh có hóa chất và gần 370.000 bóng đèn thải chưa kịp xay nghiền đựng trong các sọt.

Thủy ngân và lưu huỳnh độc hại như thế nào?​

42 tấn chất thải Công ty bóng đèn Điện Quang chôn dưới nhà máy là chất gì?
Thủy ngân là một kim loại nặng, ánh bạc, nóng chảy ở nhiệt độ 38,9oC và sôi ở 357oC. Nó là kim loại duy nhất tồn tại dưới dạng lỏng ở nhiệt độ phòng. Giọt thủy ngân rất di động và kết hợp với các kim loại.
Thủy ngân là kim loại dễ bay hơi, hơi thủy ngân không màu, không mùi. Khi bị đổ, thủy ngân tách thành những giọt nhỏ và phân tán rộng. Những giọt nhỏ có thể bốc hơi với tốc độ nhanh hơn trong điều kiện thông gió. Tốc độ bay hơi của thủy ngân nguyên tố tăng gấp đôi khi nhiệt độ tăng 10oC.
Thủy ngân không phân hủy và tồn tại trong môi trường. Khi giải phóng vào không khí, nó tuần hoàn trong không khí, đất, và nước, và tạo thành các hợp chất hóa học phức tạp và biến đổi vật lý thành các dạng khác nhau của thủy ngân. Thủy ngân nguyên tố là dạng phổ biến nhất của thủy ngân trong không khí. Trong các hệ thống thuỷ sinh, thủy ngân được chuyển đổi thành dạng hữu cơ methyl thủy ngân độc hơn dạng vô cơ và tích lũy sinh học trong cá và động vật hoang dã rồi vào chuỗi thức ăn.
Thủy ngân là kim loại lỏng khó phân hủy trong môi trường và tích lũy sinh học trong chuỗi thức ăn. Thủy ngân ít độc, nhưng hơi, các hợp chất và muối của nó rất độc, có thể gây tổn thương hệ thần kinh, tiêu hóa, hô hấp, hệ thống miễn dịch và thận. Cho dù ít độc hơn so với các hợp chất của nó nhưng thủy ngân vẫn tạo ra sự ô nhiễm đáng kể đối với môi trường vì nó tạo ra các hợp chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật.
Thủy ngân giải phóng từ chất thải có chứa thủy ngân tồn tại trong môi trường (đất, nước, không khí, trầm tích, thực vật..) hoặc tích tụ trong chuỗi thức ăn và vào cơ thể con người thông qua tiêu thụ cá và hải sản, hoặc hơi thủy ngân trực tiếp hoặc được hấp thụ trên tóc của con người. Để giám sát mức độ thủy ngân trong môi trường do chất thải thủy ngân cần phân tích các mẫu khác nhau, như các mẫu sinh học (cá và tôm, cua, sò, hến), mẫu môi trường (nước, trầm tích, đất và không khí), mẫu thực vật và con người (tóc, máu và nước tiểu).
Các ảnh hưởng độc hại của thủy ngân đã được biết khá rõ. Hơi thủy ngân ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương và ngoại biên, phổi, thận, da, và mắt. Nó cũng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và gây đột biến.
Theo quy định, chất thải chứa thủy ngân khác đều là chất thải nguy hại và phải xử lý theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP về Quản lý chất thải và phế liệu. Có nhiều biện pháp khác nhau, nhưng nguyên lý là hấp thu/ loại bỏ thủy ngân ra khỏi khí thải. Tất nhiên, xử lý chất thải chứa thủy ngân không đơn giản, cũng tốn kém.
Lưu huỳnh, trong khi đó là một phi kim không mùi, không vị. Nó được ứng dụng phổ biến trong công nghiệp, nông nghiệp và làm đẹp. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe. Chẳng hạn, nếu như nguồn nước bị nhiễm lưu huỳnh công nghiệp có thể gây nguy hiểm cho các sinh vật và vi sinh vật. Điển hình như cá, tôm, cua, ngao, sò.. khiến chúng bị ngộ độc và chết. Con người ăn phải các loại sinh vật sống dưới nước bị nhiễm lưu huỳnh cũng có nguy cơ bị nhiễm độc gián tiếp rất cao.
Do đó, việc xử lý ô nhiễm lưu huỳnh trong nước, không khí được kiểm soát nghiêm ngặt và có quy định rõ ràng về xử lý chất thải độc hại.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top