5 điểm "Thor: Love and Thunder" gây thất vọng nhất, đến cả fan Marvel cũng quay lưng

Thor: Love and Thunder (Thor 4) đã chính thức ra rạp. Bộ phim của đạo diễn Taika Waititi là phần thứ tư trong loạt tác phẩm xoay quanh Thần Sấm của Marvel. Nhưng không như kỳ vọng của người hâm mộ, Thor 4 không được đánh giá cao. Xét về chất lượng, phần phim mới nhất thua xa Thor: Ragnarok trước đó - cũng do Taika Waititi đạo diễn.
Phim đã khiến mọi người thất vọng trên nhiều khía cạnh, chỉ đạt điểm B+ CinemaScore và 68% trên Rotten Tomatoes. Dưới đây là những điểm thất vọng lớn nhất của Thor: Love and Thunder.
*Cảnh báo: bài viết có tiết lộ nội dung phim, mọi người cân nhắc trước khi kéo xuống tiếp nhé!
5 điểm Thor: Love and Thunder gây thất vọng nhất, đến cả fan Marvel cũng quay lưng

Nhịp độ quá nhanh

Vấn đề lớn nhất xảy ra đối với Thor 4 là nhịp độ. Tại sao phải phàn nàn về nhịp độ phim, khi mà có rất nhiều thứ cần truyền tải trong thời lượng chưa đầy 2 giờ đồng hồ? Trên thực tế, phim như một màn chạy nước rút từ điểm này của cốt truyện sang điểm khác, tình tiết dường như không chuyển biến đủ “mượt”. Nếu không muốn nói là quá vội vàng khiến người xem không thỏa mãn. Thậm chí có một số điểm lẽ ra phải được giải thích kỹ càng hơn nhưng trôi qua một cách chụp giật. Giá như đạo diễn giảm nhịp độ phim, để những đoạn chuyển tiếp giữa các điểm cốt truyện trở nên mượt mà hơn, thì chất lượng sẽ được cải thiện kha khá.
5 điểm Thor: Love and Thunder gây thất vọng nhất, đến cả fan Marvel cũng quay lưng

CGI đầy lỗi

Thời gian gần đây, MCU đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề liên quan CGI, điển hình là series She-Hulk mới chỉ ra mắt trailer đầu tiên thôi đã phải hứng cả rổ gạch đá vì hiệu ứng kỹ xảo nửa vời! Tình hình này tiếp diễn với Thor: Love and Thunder, những “cặp mắt diều hâu” của người hâm mộ chắc chắn không chấp nhận bỏ qua một sai sót như vậy.
Họ nhanh chóng chỉ ra khá nhiều phân cảnh CGI không chân thực trong phim. Lý do cũng nhiều không kém: từ cách bố trí ánh sáng lộn xộn, bố cục góc quay bất hợp lý, thiết kế trang phục hời hợt. Dù gì đi nữa, Marvel Studios rõ ràng cần chấn chỉnh ngay và làm việc lại với đội ngũ VFX ở những sản phẩm sau này.
Một bom tấn 250 triệu USD đầu tư để sản xuất, làm sao có thể chấp nhận các lỗi CGI đó được.
5 điểm Thor: Love and Thunder gây thất vọng nhất, đến cả fan Marvel cũng quay lưng

Đùa nhiều mất duyên

Có những lúc, Thor 4 không mang lại cảm giác như một bộ phim xoayq uanh Thần Sấm, mà là một bộ phim hài nhảm kỳ quặc nào đó. Taika Waititi nhồi nhét quá nhiều cảnh đùa cợt vào phim! Nhiều lúc, chúng chêm vào vô duyên thực sự, khiến khán giả "tụt mood".
Làm sao cân bằng được sự nghiêm túc, sự hài hước những cái duyên là điều cực kì khó. Thor 4 chỉ thể hiện được ở một số cảnh nhất định, nhiều người có khi còn chẳng nhếch mép nổi 1 phân cảnh hài nào. Đừng quên rằng, theo đúng nguyên tác truyện tranh, Thor không phải là một nhân vật ngây ngô chuyên tấu hài như bạn vẫn nghĩ!
Có lẽ không ít khán giả ra về với cảm giác bực tức. Họ muốn thấy Thor ra dáng 1 vị thần tôn quý chứ không phải thanh niên ngổ ngáo, chỉ có to xác chạy đi tấu hề khắp vũ trụ.
5 điểm Thor: Love and Thunder gây thất vọng nhất, đến cả fan Marvel cũng quay lưng

Gorr không có đất thể hiện

Là phản diện chính, nhưng dường như Christian Bale đang đóng vai cameo. Nhiều người hâm mộ chỉ ra anh xuất hiện trên phim với thời lượng rất hạn chế. Dù thể hiện nhân vật Gorr với thần thái và diễn xuất siêu ấn tượng, không hiểu sao bản phim hoàn chỉnh lại cắt bớt khá nhiều phân cảnh của nhân vật này. Cuối cùng, lãng phí tài năng diễn xuất của Bale.
Đạo diễn cần cho người xem thấy thêm về quá khứ gã phản diện, quá trình mất người thân vì nạn đói và sự thờ ơ các vị thần, để chúng ta có thể hiểu hơn về Gorr, thấy hắn tuyệt vọng đến cỡ nào, đáng sợ như thế nào mà được gán cho biệt danh "Sát Thần". Nên cho thêm nhiều cảnh gã đồ tể “xử lý” các vị thần, thể hiện rõ nét mối đe dọa mà gã mang lại. Rốt cuộc, Gorr lại là kẻ… bị nhà làm phim "đồ sát" không thương tiếc.
5 điểm Thor: Love and Thunder gây thất vọng nhất, đến cả fan Marvel cũng quay lưng

Một bộ phim chưa đến nơi đến chốn

Mục đích của việc giới thiệu nhân vật Gorr là nói lên câu chuyện về niềm tin vào thánh thần. Nó lẽ ra phải khiến Thor cảm thấy xung đột; thấy được nguyên nhân tại sao Gorr lại tìm cách tiêu diệt tất cả các vị thần, và cần nhìn lại bản thân xem có thật sự là vị thần mà mọi người muốn ca tụng, hay chẳng là ai trong mắt phàm nhân?
Điều đó có lẽ sẽ giúp cốt truyện phim có thêm chiều sâu, thay vì khá đơn giản và chỉ là một câu chuyện bình thường về cuộc chiến chống lại tên sát nhân muốn xóa sổ các vị thần. Điều gì khiến 1 vị thần xứng đáng với những lời ca tụng của nhân gian?

>>> Kỹ xảo Marvel Studios chưa bao giờ gây thất vọng như này.
Tham khảo: FandomWireb
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top