5 mẹo phỏng vấn dành cho người rụt rè

Để có một công việc như mong muốn thì thử thách đầu tiên bạn cần vượt qua là chiến thắng trong cuộc phỏng vấn. Để vượt qua ứng viên khác, bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy được sự phù hợp với công việc, với tiêu chí họ đưa ra. Và thông thường một ứng viên tự tin, quyết đoán, mạnh mẽ sẽ có nhiều lợi thế. Nhưng nói như vậy không có nghĩa, một ứng viên rụt rè, nhút nhát sẽ không có cách ghi điểm với nhà tuyển dụng.
Nếu biết cách vận dụng khéo léo những mẹo phỏng vấn dưới đây, bạn hoàn toàn có thể vượt qua đối thủ nặng kí và trở thành người chiến thắng trong buổi phỏng vấn tuyển dụng việc làm ở Quảng Ngãi, Huế hay bất kỳ nơi nào khác.
5 mẹo phỏng vấn dành cho người rụt rè
Chuẩn bị kỹ cho buổi phỏng vấn
Bất kể là người tự tin hay rụt rè thì chuẩn bị trước nội dung buổi phỏng vấn luôn cần thiết. Là người nhút nhát, ngại thể hiện thì lại càng phải chuẩn bị kỹ hơn.
Bạn cần tìm hiểu các thông tin về công ty, về vị trí phỏng vấn, về vấn đề nhà tuyển dụng gặp phải. Hãy đào sâu các thông tin để biết nhà tuyển dụng đánh giá cao năng lực, phẩm chất nào của ứng viên. Qua đó, bạn sẽ chuẩn bị tập trung vào các nội dung làm sao để “thể hiện ít nhưng ghi điểm nhiều”.
Hãy chuẩn bị trước câu hỏi, câu trả lời chất lượng. Hãy sẵn sàng những bằng cấp, thành tích liên quan để khẳng định và làm nổi bật năng lực của bạn. Thậm chí nên chọn trước cho mình một bộ trang phục giúp bạn thấy thoải mái và tự tin hơn trong buổi phỏng vấn.
Bằng cách chuẩn bị này, hình ảnh bạn trong buổi phỏng vấn có thể không quá xuất sắc nhưng vừa đủ để thu hút nhà tuyển dụng.
5 mẹo phỏng vấn dành cho người rụt rè
Tìm hiểu câu hỏi phỏng vấn và luyện tập cách trả lời
Trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng ngoài đánh giá nội dung câu trả lời thì cách thể hiện của ứng viên cũng luôn được chú ý. Là ứng viên nhút nhát, bạn dễ bị mất điểm ở điều này. Nhưng sự hạn chế này sẽ được bù đắp phần nào thông qua tập luyện. Luyện tập từ câu trả lời, cách trả lời và điệu bộ, cử chỉ, phong thái... Tập luyện trước sẽ khiến bạn không bị ấp úng, bỡ ngỡ. Bạn sẽ có được sự bình tĩnh và thể hiện “trơn tru” hơn.
Do đó, hãy nhờ người thân hay bạn bè cùng tạo ra buổi phỏng vấn và diễn tập cùng họ. Sau mỗi buổi tập, bạn cần rút ra những điểm cần thay đổi, những điểm nên phát huy.
Khi luyện tập nhiều lần, bạn sẽ quen và không còn thấy quá ngại ngùng khi nói về bản thân. Có thể bạn không lột tả được hết những gì mình có nhưng chắc chắn cũng không bị mất quá nhiều điểm.
Thể hiện sự chân thành và cầu tiến
Nhà tuyển dụng luôn có nhiều lý do để lựa chọn một ứng viên. Đôi khi sự nhút nhát của bạn lại khiến nhà tuyển dụng bị thu hút. Do đó, thay vì cố xây dựng hình tượng ứng viên mạnh mẽ, hoàn hảo thì bạn hãy thể hiện đúng bản thân mình.
Hãy cho thấy sự chân thành và cầu thị; sự kiệm lời nhưng sâu sắc của bạn. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy, bạn là ứng viên có quyết tâm cao, nghiêm túc với công việc. Bạn là người thận trọng và luôn chịu trách nhiệm trước lời nói cũng như việc làm. Những phẩm chất này chắc chắn sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy được điểm tích cực từ chính sự nhút nhát của bạn.
5 mẹo phỏng vấn dành cho người rụt rè
Giữ nụ cười và tinh thần tốt
Rụt rè trong lời nói không đồng nghĩa với tinh thần ủ rũ khi đối diện với nhà tuyển dụng. Mẹo phỏng vấn là bạn nên giữ cho mình một tinh thần tốt với nụ cười trên gương mặt. Nụ cười giúp bạn loại bỏ phần nào căng thẳng và lo lắng. Nó cũng phản ánh bạn là người có tinh thần lạc quan, tích cực.
Quan trọng hơn, nụ cười là ngôn ngữ biểu đạt hiệu quả, gắn kết bạn với nhà tuyển dụng. Họ sẽ thấy gần gũi, thoải mái và muốn tương tác với bạn hơn là với ứng viên đã ít nói lại còn ủ rũ, mặt mũi nặng nề. Do vậy, hãy sử dụng nụ cười như một ngôn ngữ để bù cho khả năng kết nối kém, ngại giao tiếp của bạn.
Viết email cảm ơn
Là ứng viên rụt rè, bạn khó thể hiện được “hết mình” khi đối diện trực tiếp với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, bạn vẫn còn cơ hội khác. Đó là email cảm ơn sau buổi phỏng vấn.
Hãy gửi email cảm ơn sớm nhất có thể cho nhà tuyển dụng. Trong thư, ngoài bày tỏ cảm ơn họ vì đã trao cho bạn cơ hội được phỏng vấn; đã dành thời gian lắng nghe; đã cho bạn lời khuyên chân tình thì đừng quên, thể hiện những phần “còn thiếu” về mình. Đó có thể là bằng chứng về năng lực, thành tích của bạn; có thể là nội dung quan trọng cần làm rõ mà bạn chưa thể nói khi đối diện trực tiếp trong buổi phỏng vấn.
Đây chính là cơ hội cuối để bạn chứng tỏ thêm về bản thân, bổ sung những phần còn thiếu. Nhưng bạn nên nhớ phải gửi email nhanh nhất có thể trong vòng 24 giờ sau buổi phỏng vấn nhé.
Đằng sau một điểm yếu luôn có điểm tích cực nếu bạn nhìn nhận đúng. Bởi vậy, dù là ứng viên rụt rè thì bạn không nên quá lo lắng. Vẫn có nhiều cách để ghi điểm với nhà tuyển dụng và bạn có thể tham khảo 5 mẹo phỏng vấn trên để có buổi phỏng vấn thành công.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top