5 năm nữa, liệu thế giới đã "miễn nhiễm" với COVID-19?

Ở thời điểm hiện tại, đại dịch toàn cầu vẫn chưa kết thúc. Các chuyên gia y tế công cộng nghi ngờ rằng nó sẽ kéo dài ít nhất 5 năm nữa. Nhưng liệu cuộc khủng hoảng đang diễn ra theo chiều hướng nào sau 5 năm kể từ giờ?
Hội đồng Khoa học Quốc tế (ISC) - một tổ chức quốc tế có mục tiêu hợp nhất các cơ quan khoa học trên toàn thế giới, đã đưa ra ba kịch bản có thể xảy ra vào năm 2027. Báo cáo mới này đã được viết bởi một hội đồng gồm 20 chuyên gia về y tế công cộng, virus học, kinh tế học, khoa học hành vi, đạo đức và xã hội học. Bài báo này không phải là nỗ lực dự đoán tương lai một cách chính xác, nhưng nó có thể giúp thu hẹp các phán đoán và minh họa những kịch bản, theo đó con người có thể hành động để thực hiện để giảm thiểu tác động của đại dịch trong tương lai.
Đặc biệt, trong những năm tới đây, việc cải thiện phát triển và phân phối vắc xin có thể giảm độ lây lan virus SARS-CoV-2.

Tình huống thứ nhất

Nếu tỷ lệ được tiêm chủng đầy đủ vắc xin COVID-19 tăng từ 61% số người trưởng thành lên hơn 80% trên toàn cầu, thì nhiều người có thể được cứu sống cũng như giảm nguy cơ mắc các biến thể mới xuất hiện. Đổi lại, nó cũng mang đến những lợi ích cho sức khỏe tinh thần, nền kinh tế và sự phát triển bền vững. Tuy vậy, ngay cả trong kịch bản lạc quan này, coronavirus sẽ không biến mất, tuy nhiên sự lây lan của nó sẽ trở nên dễ kiểm soát hơn nhiều.
5 năm nữa, liệu thế giới đã miễn nhiễm với COVID-19?
Tuy nhiên, trong tất cả các khả năng, đó có thể không phải là điều chúng ta đang hướng tới. Báo cáo của ISC cho rằng các chính phủ cho đến nay đã kéo dài đại dịch, bằng cách tập trung vào các chiến lược riêng của từng quốc gia thay vì hợp tác quốc tế.

Tình huống thứ hai

Căn cứ vào những hành động thiếu kịp thời trong việc tiêm vắc xin cho đến nay, có thể thấy một kết quả có khả năng xảy ra cao là tỷ lệ tiêm chủng dưới 70% trên toàn thế giới. Nếu tỷ lệ tiêm chủng không tăng, coronavirus mới có thể trở thành loài đặc hữu với các đợt tăng đột biến theo mùa, sẽ áp đảo nhiều bệnh viện ở nhiều quốc gia.
Khoảng 5 năm nữa, báo cáo của ISC nhận thấy kịch bản có khả năng xảy ra nhất là "sự gia tăng bất bình đẳng toàn cầu". Các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc sẽ được lùi lại sau một thập kỷ. Tuy nhiên, báo cáo kết luận rằng, các bài học quan trọng này là rất rõ ràng. Ngay cả khi giai đoạn cấp tính của đại dịch sắp kết thúc ở những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao, rủi ro vẫn cao khi nhiều người trên thế giới không được tiếp cận với vắc xin hiệu quả.
Bên cạnh đó, những biến thể mới có thể xuất hiện và sự cảnh giác cũng như sự phát triển vắc xin và liệu pháp đang diễn ra vẫn rất cần thiết. Không có lĩnh vực chính sách nào mà không bị ảnh hưởng và các chính phủ cũng cần nhận ra rằng rất nhiều tác động của địa dịch sẽ không được giải quyết trong thời gian sớm. Mỗi quốc gia cũng cần ý thức được rằng tỷ lệ tử vong giảm chưa phải là một thành quả gì, vì đối với những công dân cụ thể của mỗi nước, sẽ còn rất nhiều năm khó khăn và thách thức ở phía trước.
Trong đó, phụ nữ, trẻ em và người gia là những đối tượng sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Các quốc gia có thu nhập thấp sẽ phải đối mặt với sự sụp đổ hệ thống y tế trong tương lai và tình trạng mất an ninh lương thực ngày càng gia tăng.

5 năm nữa, liệu thế giới đã miễn nhiễm với COVID-19?

Tình huống thứ ba

Các tác giả báo cáo cũng lo lắng rằng, nếu chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa dân túy tiếp tục phát triển, thì lòng tin giữa các chính phủ và giữa các bang với người dân của họ sẽ tiếp tục xấu đi, làm giảm lượng vắc xin. Họ gọi đây là kịch bản "Sự phục hồi đã bỏ lỡ". Khi những căng thẳng địa chính trị gia tăng, các chính sách bảo hộ có thể cản trở nghiêm trọng sự hợp tác toàn cầu, điều này sẽ đi ngược lại với những gì cần thiết để đối phó với một cuộc khủng hoảng quốc tế.
Trong tình huống xấu nhất này, sẽ có ít hơn 60% dân số toàn cầu được tiêm vắc xin COVID-19 và các quốc gia có thu nhập thấp sẽ vẫn bị hạn chế tiếp cận với liều lượng ban đầu và thuốc kháng virus. Kết quả là COVID-19 phần lớn vẫn không được kiểm soát, với sự tái phát nghiêm trọng ở nhiều nơi trên thế giới.
Các chuyên gia cũng cho rằng các chính phủ cần hợp tác và đầu tư vào các hệ thống chăm sóc sức khỏe, tích hợp các hệ thống tư vấn khoa học và giải quyết sự gia tăng bất bình đẳng trong giáo dục và giàu nghèo để tránh một thực tế phũ phàng như hiện nay.
Báo cáo của ISC kêu gọi các chính phủ chống lại sự cám dỗ cắt giảm các mục tiêu khí hậu để đạt được lợi ích ngắn hạn. Bà Mami Mizutori, Tổng thư ký Liên hợp quốc về giảm thiểu rủi ro thiên tai, cho biết rằng đại dịch COVID-19 đã chứng tỏ giá trị của hợp tác khoa học quốc tế, ngay cả khi đối mặt với những rủi ro môi trường và căng thẳng địa chính trị.
Nguồn
sciencealert
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top