VNR Content
Pearl
Các nhà tuyển dụng mong muốn tìm được ứng viên vừa có chuyên môn, kinh nghiệm và sở hữu các kỹ năng cần thiết cho công việc. Bên cạnh đó là một số yêu tố “đi kèm” nhưng lại đặc biệt quan trọng, góp phần quyết định liệu người tìm việc làm có được lựa chọn hay không. Chúng ta cùng tham khảo những thông tin sau đây để có sự chuẩn bị tốt hơn cho buổi phỏng vấn sắp tới nhé.
Để có buổi phỏng vấn thành công, trước khi ứng tuyển bạn nên tìm hiểu thật kỹ để chắc rằng mình đảm nhận được tốt cũng như thích hợp với công việc. Việc tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp cũng cho thấy bạn hoàn toàn nghiêm túc. Hơn nữa, nó sẽ giúp bạn tự tin và biết cách trả lời thuyết phục hơn khi đối diện với những câu hỏi liên quan.
Một số kỹ năng cơ bản họ thường quan tâm là giao tiếp tốt, kỹ năng xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp, khách hàng, đối tác. Ngoài ra, nhà tuyển dụng cũng quan tâm và đánh giá đến khả năng thích ứng của ứng viên vì công việc sẽ còn có nhiều thay đổi…
Chính điều này cũng sẽ giúp cho quá trình làm việc về sau được thuận lợi hơn. Bởi lẽ những người sở hữu các khí chất nêu trên thường lạc quan và biết cách học hỏi, vượt qua được những trở ngại. Hơn nữa tuýp người này cũng sẽ làm việc nhóm hiệu quả bên cạnh khả năng làm việc độc lập. Những phẩm chất này sẽ giúp ứng viên làm việc tốt hơn trong mọi hoàn cảnh.
Bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng xem chuyên môn là yếu tốt hàng đầu. Tuy nhiên đây chưa phải là điểm quyết định hoàn toàn đến việc họ có nhận người tìm việc làm này hay không. Các yếu tố như mục tiêu, kỹ năng mềm, phẩm chất và cách xây dựng các mối quan hệ nêu trên… là những điều nhà tuyển dụng thực sự quan tâm. Thế nên để được chọn, bạn hãy nỗ lực rèn luyện bản thân và thể hiện thật tốt trong quá trình phỏng vấn nhé.
Đặng Hảo
Mục tiêu/ nguyện vọng của người tìm việc làm
Mỗi người tìm việc, dù là việc làm tiếng Trung Quan Thoại, tiếng Anh hay tiếng Nhật, đều có cho mình một mục tiêu riêng. Nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu liệu mục tiêu đó có gắn liền hoặc có phù hợp với công việc hay không. Bởi lẽ nếu có sự khác biệt quá lớn thì trong quá trình làm việc hai bên sẽ xảy ra mâu thuẫn và sớm “chia tay”. Do đó, ứng viên nếu muốn “ghi điểm” với nhà tuyển dụng tốt nhất bạn nên chia sẻ mục tiêu của mình phù hợp với sự phát triển của công ty. Đừng quá thật thà nếu bạn có ý định đi làm chỉ để trải nghiệm, tích lũy và sau đó xây dựng một mô hình tương tự cho mình trong tương lai.Sự hiểu biết về công ty
Nhà tuyển dụng muốn biết người tìm việc làm có hiểu rõ về công ty hoặc nắm được tính chất công việc khi quyết định ứng tuyển hay không. Một ứng viên dù có năng lực có chuyên môn nhưng nếu không tìm hiểu trước về công ty như công việc cụ thể, văn hóa, môi trường làm việc, người quản lí… thì có thể cũng sẽ nghỉ việc khi nhận ra mình không phù hợp. Do đó bên cạnh việc đánh giá chuyên môn, nhà tuyển dụng sẽ đặt ra các câu hỏi thăm dò mức độ hiểu biết về các điều trên.Để có buổi phỏng vấn thành công, trước khi ứng tuyển bạn nên tìm hiểu thật kỹ để chắc rằng mình đảm nhận được tốt cũng như thích hợp với công việc. Việc tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp cũng cho thấy bạn hoàn toàn nghiêm túc. Hơn nữa, nó sẽ giúp bạn tự tin và biết cách trả lời thuyết phục hơn khi đối diện với những câu hỏi liên quan.
Kỹ năng mềm liên quan đến công việc
Nếu chỉ tìm một ứng viên giỏi chuyên môn thì có lẽ việc tuyển dụng sẽ đơn giản hơn. Thế nhưng kỹ năng mềm cũng là điều đòi hỏi nhà tuyển dụng đặc biệt chú ý vì nó chính là công cụ trợ giúp đắc lực để đạt được hiệu suất công việc tối đa.Một số kỹ năng cơ bản họ thường quan tâm là giao tiếp tốt, kỹ năng xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp, khách hàng, đối tác. Ngoài ra, nhà tuyển dụng cũng quan tâm và đánh giá đến khả năng thích ứng của ứng viên vì công việc sẽ còn có nhiều thay đổi…
Đức tính/ tố chất
Nhà tuyển dụng luôn ngầm quan sát phẩm chất của ứng viên bên cạnh các yếu tố như học vấn, chuyên môn, kinh nghiệm… Sự năng động, linh hoạt, thái độ tích cực, chân thành, cởi mở, tự tin… toát ra từ ứng viên sẽ tạo nên một nguồn năng lượng tích cực và có sức hút với người đối diện.Chính điều này cũng sẽ giúp cho quá trình làm việc về sau được thuận lợi hơn. Bởi lẽ những người sở hữu các khí chất nêu trên thường lạc quan và biết cách học hỏi, vượt qua được những trở ngại. Hơn nữa tuýp người này cũng sẽ làm việc nhóm hiệu quả bên cạnh khả năng làm việc độc lập. Những phẩm chất này sẽ giúp ứng viên làm việc tốt hơn trong mọi hoàn cảnh.
Mối quan hệ xã hội
Ngoài những yếu tố trên, nhà tuyển dụng còn quan tâm ứng viên có các mối quan hệ tốt hay không vì điều này cũng góp phần lớn giúp cho ứng viên nâng cao hiệu quả công việc. Một người làm việc giỏi sẽ biết cách tạo dựng các mối quan hệ đặc biệt với người trong ngành. Chính các mối quan hệ này sẽ trợ giúp cho họ trong công việc và học hỏi được nhiều hơn. Đây cũng chính là một điểm cộng mà nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm ở người tìm việc làm.Đặng Hảo