Hoàng thái hậu Từ Dũ (Từ Dụ) (1810 – 1902) tên thật là Phạm Thị Hằng, con gái Thượng thư Bộ lễ Phạm Đăng Hưng, người Tân Hòa, Gia Định. Bà nổi tiếng sử Việt bởi là người phụ nữ đức độ, dạy con nghiêm khắc. 55 năm sống trong cung cấm, bà đã chứng kiến sự thay đổi vương quyền qua 10/13 đời vua từ vua Gia Long (khi bà chào đời) đến lúc bà tạ thế là năm vua Thành Thái thứ 13.
Từ nhỏ bà đã nổi tiếng xinh đẹp, hiền thục khắp vùng. Năm 14 tuổi bà được Đức Thuận Thiên hoàng thái hậu mẹ vua Minh Mạng đưa vào cung hầu hạ Hoàng tử Miên Tông tức vua Thiệu Trị sau này.
Năm 15 tuổi, bà sinh con gái đầu lòng là Diên Phúc công chúa Nguyễn Phúc Tĩnh. Năm sau, bà lại sinh Hoàng nữ thứ hai là Nguyễn Phúc Uyên Ý. Tuy nhiên, năm lên 3 tuổi công chúa Uyên Ý qua đời. Năm 1829, bà hạ sinh người con thứ 3 là con trai đặt tên là Nguyễn Phúc Thì, sau đổi thành Nguyễn Phúc Hồng Nhâm (tức vua Tực Đức sau này).
Năm 1841, vua Minh Mạng băng hà, Miên Tông lên nối ngôi, lấy niên hiệu Thiệu Trị và phong cho bà làm Cung tần. Sinh thời, vua Thiệu Trị rất sủng ái bà bởi các đức tính thông minh, cẩn trọng, tận tâm dạy dỗ các hoàng tử, công chúa. Năm Thiệu Trị thứ 3 bà được phong lên làm Nhị giai Thành Phi, đứng đầu các tước Phi thuộc hàng nhị giai. Năm thứ 6 bà được phong làm Nhất giai Quý phi, đứng đầu các tước Phi thuộc hàng nhất giai. Dù được vua sủng ái, chức vụ cao song bà Từ Dũ vẫn sống tiết kiệm, hay răn dạy cung phi tiết kiệm, không nên phung phí.
Năm 1847, vua Thiệu Trị băng hà. Trước khi mất vua đã dự định phong cho bà làm hoàng hậu nhưng chưa kịp thì ông băng hà. Theo di chiếu, Hồng Nhậm được tôn lên kế vị ngai vàng, lấy hiệu là Tự Đức. Sau khi lên ngôi vua Tự Đức phong cho mẹ mình Nghi Thiên Chương Hoàng hậu, rồi Hoàng thái hậu, hiệu là Từ Dũ. Bà là 1 bậc mẫu nghi thiên hạ nức tiếng và đáng kính được người đời sùng bái.
Có lẽ trong lịch sử Việt Nam, Hoàng thái hậu Từ Dũ nổi tiếng nhất là 1 người dạy con nghiêm khắc, nhờ vậy vua Tự Đức mới trở thành 1 người con có hiếu, không bị tha hóa bởi lối sống xa hoa, sa đọa như 1 số ông vua thời trước. Nhiều lần vua Tự Đức làm điều gì sai trái bà Từ Dũ còn dùng roi để phạt. Suốt 36 năm trên ngai vàng, ngày lẻ thì vua Tự Đức ngự triều, ngày chẵn thì chầu cung. Khi gặp mẹ, vua thường hỏi ý mẹ về việc nước, việc nhà.
Năm 1883, vua Tự Đức băng hà, triều đình lâm vào cảnh rối ren. Trước tình cảnh đó nhưng hậu cung vẫn khá là yên ổn dưới sự cai quản của bà Từ Dũ. Năm 1889, chắt nội của bà, Nguyễn Phúc Bửu Lân lên ngôi, lấy hiệu là Thành Thái. Năm Thành Thái thứ ba, vua phong cho bà là Thái hoàng thái hậu. Năm Thành Thái thứ 13, bà Từ Dũ qua đời, thọ 93 tuổi. Bà được an táng tại phía trái điện Xương Lăng, tại làng Cư Chánh, huyện Hương Thuỷ, Thừa Thiên-Huế. Thái hoàng thái hậu được tôn thờ tại Hữu Nhất Án tại Thái Miếu trong Đại nội kinh thành Huế. Tên của bà được đặt cho bệnh viện phụ sản lớn nhất miền Nam - Bệnh viện Từ Dũ đặt tại TP Hồ Chí Minh.
Từ nhỏ bà đã nổi tiếng xinh đẹp, hiền thục khắp vùng. Năm 14 tuổi bà được Đức Thuận Thiên hoàng thái hậu mẹ vua Minh Mạng đưa vào cung hầu hạ Hoàng tử Miên Tông tức vua Thiệu Trị sau này.
Năm 15 tuổi, bà sinh con gái đầu lòng là Diên Phúc công chúa Nguyễn Phúc Tĩnh. Năm sau, bà lại sinh Hoàng nữ thứ hai là Nguyễn Phúc Uyên Ý. Tuy nhiên, năm lên 3 tuổi công chúa Uyên Ý qua đời. Năm 1829, bà hạ sinh người con thứ 3 là con trai đặt tên là Nguyễn Phúc Thì, sau đổi thành Nguyễn Phúc Hồng Nhâm (tức vua Tực Đức sau này).
Năm 1841, vua Minh Mạng băng hà, Miên Tông lên nối ngôi, lấy niên hiệu Thiệu Trị và phong cho bà làm Cung tần. Sinh thời, vua Thiệu Trị rất sủng ái bà bởi các đức tính thông minh, cẩn trọng, tận tâm dạy dỗ các hoàng tử, công chúa. Năm Thiệu Trị thứ 3 bà được phong lên làm Nhị giai Thành Phi, đứng đầu các tước Phi thuộc hàng nhị giai. Năm thứ 6 bà được phong làm Nhất giai Quý phi, đứng đầu các tước Phi thuộc hàng nhất giai. Dù được vua sủng ái, chức vụ cao song bà Từ Dũ vẫn sống tiết kiệm, hay răn dạy cung phi tiết kiệm, không nên phung phí.
Năm 1847, vua Thiệu Trị băng hà. Trước khi mất vua đã dự định phong cho bà làm hoàng hậu nhưng chưa kịp thì ông băng hà. Theo di chiếu, Hồng Nhậm được tôn lên kế vị ngai vàng, lấy hiệu là Tự Đức. Sau khi lên ngôi vua Tự Đức phong cho mẹ mình Nghi Thiên Chương Hoàng hậu, rồi Hoàng thái hậu, hiệu là Từ Dũ. Bà là 1 bậc mẫu nghi thiên hạ nức tiếng và đáng kính được người đời sùng bái.
Có lẽ trong lịch sử Việt Nam, Hoàng thái hậu Từ Dũ nổi tiếng nhất là 1 người dạy con nghiêm khắc, nhờ vậy vua Tự Đức mới trở thành 1 người con có hiếu, không bị tha hóa bởi lối sống xa hoa, sa đọa như 1 số ông vua thời trước. Nhiều lần vua Tự Đức làm điều gì sai trái bà Từ Dũ còn dùng roi để phạt. Suốt 36 năm trên ngai vàng, ngày lẻ thì vua Tự Đức ngự triều, ngày chẵn thì chầu cung. Khi gặp mẹ, vua thường hỏi ý mẹ về việc nước, việc nhà.
Năm 1883, vua Tự Đức băng hà, triều đình lâm vào cảnh rối ren. Trước tình cảnh đó nhưng hậu cung vẫn khá là yên ổn dưới sự cai quản của bà Từ Dũ. Năm 1889, chắt nội của bà, Nguyễn Phúc Bửu Lân lên ngôi, lấy hiệu là Thành Thái. Năm Thành Thái thứ ba, vua phong cho bà là Thái hoàng thái hậu. Năm Thành Thái thứ 13, bà Từ Dũ qua đời, thọ 93 tuổi. Bà được an táng tại phía trái điện Xương Lăng, tại làng Cư Chánh, huyện Hương Thuỷ, Thừa Thiên-Huế. Thái hoàng thái hậu được tôn thờ tại Hữu Nhất Án tại Thái Miếu trong Đại nội kinh thành Huế. Tên của bà được đặt cho bệnh viện phụ sản lớn nhất miền Nam - Bệnh viện Từ Dũ đặt tại TP Hồ Chí Minh.