6 loại người cần đề phòng khi lên mạng "chém gió"

Sự gia tăng liên tục của tội phạm mạng cho thấy có rất nhiều kẻ luôn tìm kiếm cơ hội để xâm nhập vào các hệ thống mạng. Bất cứ người dùng internet nào cũng có thể là nạn nhân tiếp theo của chúng. Vì vậy hiểu được cách chúng hoạt động, mục đích của chúng sẽ giúp bạn tự bảo vệ được mình, nói chính xác hơn thì bạn phải có những hành trang kiến thức để đi trước một bước, đó chính là việc chuyển tải kiến thức thành sức mạnh. Bài viết sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tội phạm mạng một cách chi tiết nhất.

Tội phạm mạng là ai?

Tội phạm mạng nói chung, là những cá nhân hoặc nhóm người thực hiện những hành động bất hợp pháp, ảnh hưởng đến những người bình thường khác qua việc dùng máy tính hoặc không gian mạng.
6 loại người cần đề phòng khi lên mạng chém gió
Tội phạm mạng hoạt động với mục đích chính là thay đổi hoặc lan truyền các dữ liệu vì lợi ích cá nhân dựa trên kiến thức kiến thức về hành vi con người, kỹ năng máy tính và các kỹ thuật khác nhau như Cross-Site Scripting để truy cập trái phép vào mạng của nạn nhân. Thường thì không có một cá nhân nào cụ thể trở thành con mồi của tội phạm mạng mà tất cả những người dùng máy tính đều có thể trở thành nạn nhân nếu bạn vô tình nhấp vào các liên kết không xác định, tải xuống các tệp phần mềm độc hại từ các trang web không được cấp phép hoặc để lộ các thông tin nhạy cảm khác. Những "con mồi" cụ thể hơn của tội phạm mạng có thể là vì những mục tiêu tấn công trực tuyến, theo dõi hoặc làm rò rỉ thông tin nhạy cảm của bạn trên mạng để mua vui hoặc trả thù cá nhân. Những kẻ tấn công lợi dụng những thông tin về ai đó để xâm nhập vào mạng của họ.

Những loại tội phạm mạng phổ biến nhất, cách chúng hoạt động

Có nhiều loại tội phạm mạng khác nhau và cách chúng hoạt động cũng "muôn hình vạn trạng", mỗi loại có những cách độc đáo, tinh vi của riêng chúng để tấn công người khác. 1. Hacktivists Hacktivists (sự kết hợp giữa hack và activism) - hay còn gọi là những kẻ theo chủ nghĩa tin tặc - là một nhóm tội phạm mạng được liên kết từ những cá nhân một cách chặt chẽ, dựa trên một hệ tư tưởng chúng để thực hiện những cuộc tấn công trên mạng. Hệ tư tưởng này có thể là chính trị, xã hội, tôn giáo, vô chính phủ hoặc thậm chí là tư tưởng cá nhân. Có những nhóm hacktivist thích ẩn danh, một số khác lại công khai, đáng chú ý trong những năm vừa qua có các nhóm DkD, Cult of the Dead Cow, Syrian Electronic Army, Anonymous, WikiLeaks, and LulzSec. Mục tiêu của chúng là các cơ quan chính phủ cụ thể, các cá nhân có ảnh hưởng và các công ty đa quốc gia... với sự phơi bày các hoạt động của các tổ chức, cá nhân này hoặc thể hiện sự quan điểm của mình. Để xâm nhập vào các trang web của tổ chức, tin tặc phải sử dụng đến những công cụ đặc biệt với mục tiêu làm rò rỉ thông tin, từ đó lan truyền để thu hút sự chú ý của dư luận, tạo sự kích động. 2. Script Kiddies Script Kiddies còn được gọi là skids hoặc skiddies, là những cá nhân còn ít kinh nghiệm thường dùng phần mềm hoặc tập lệnh hiện có để bắt đầu các cuộc tấn công vào máy tính và mạng. Do còn ít kinh nghiệm nên những cá nhân này chỉ phụ thuộc vào phần mềm hoặc chương trình được tạo ra từ các tin tặc lành nghề khác nhằm tấn công chứ hoàn toàn không có kiến thức để thay đổi hoặc nâng cấp phần mềm. Script Kiddies thường tìm những cách đơn giản để hack mạng, không nhắm vào các mục tiêu tài chính mà chủ yếu để mua vui hoặc khoe thành tích, đối tượng của chúng là các quản trị viên trang web, trường học và mạng trò chơi không được bảo vệ.
6 loại người cần đề phòng khi lên mạng chém gió
3. State Actors Hay còn gọi là gián điệp của nhà nước, chúng là những tội phạm mạng được chính phủ hậu thuẫn nhằm mục tiêu cưỡng bức chính phủ, cá nhân hoặc tổ chức khác. Chúng thường có giấy phép xâm nhập vào bất kỳ mạng nào theo yêu cầu của chính phủ nhằm tạo những ảnh hưởng xấu để dữ liệu của các đối tượng tấn công, thường là để kiểm soát và thao túng nền kinh tế theo hướng có lợi cho mình. Loại hình tội phạm này thường làm việc với quân đội hoặc đơn vị tình báo của quốc gia, sử dụng trình độ chuyên môn cao của mình để hack dữ liệu. Đặc biệt, vì có sự hậu thuẫn của chính phủ, chúng hoạt động không sợ hãi và rất khó để bắt giữ. 4. Insider Threats Là những mối đe dọa nội gián với những cuộc tấn công bảo mật trong nội bộ của tổ chức. Tội phạm ở đây có thể là nhân viên cũ hoặc những nhân viên kinh doanh vẫn được quyền truy cập hoặc thông tin đăng nhập vào cơ sở dữ liệu của công ty, hoặc có thể là nhân viên hiện tại, cộng tác viên đang lạm dụng quyền của mình. Trên thực tế thì loại tội phạm này rất nguy hiểm và gây ra những hậu quả tai hại hơn so với những tấn công từ bên ngoài. Các mối đe dọa được phân loại như sau: - Tội phạm là nhân viên hiện tại của công ty đang cố tính thực hiện tấn công. - Tội phạm là nhân viên vô tình để lộ dữ liệu nhạy cảm của công ty. - Tội phạm là nhân viên cũ được quyền truy cập vào mạng để tấn công. 5. Scammers Scammers - những kẻ lừa đảo sử dụng các âm mưu để lừa tiền hoặc các vật phẩm có giá trị từ nạn nhân của họ. Mục tiêu của chúng là những người ít kiến thức công nghệ, không thể phân biệt được thật giả. Cách thức hoạt động của chúng là sử dụng các cuộc gọi điện thoại, email và tin nhắn giả danh đại diện công ty để bán hàng giảm giá không có thật hoặc các hình thức xổ số giả. Hoặc sử dụng các app hẹn hò để giả vờ thành một người bạn đồng hành tương lai, nhắm vào những người đang cô đơn, muốn tìm kiếm bạn đời. 6. Cybercrime Groups Còn gọi là nhóm tin tặc, chúng hợp tác với nhau để tạo ra các công cụ, phần mềm, quyền truy cập, thông tin và tập lệnh cho việc tấn công. Ngoài ra, chúng cũng tổ chức các buổi đào tạo, hướng dẫn và hình thành cộng đồng cho những người quan tâm đến việc hack mạng. Chúng là loại tội phạm ẩn danh, thường hoạt động trên các web đen.

Làm thế nào để tránh bị tấn công từ tội phạm mạng?

6 loại người cần đề phòng khi lên mạng chém gió
Cách nhanh nhất và hiệu quả nhất được đề cập là tránh xa hoàn toàn khỏi Internet, tuy nhiên, quyết định này có vẻ bất khả thi, thay vào đó bạn hãy hướng đến những cách thiết thực hơn để tự bảo vệ mình. 1. Tìm hiểu thêm về bảo mật mạng Những kiến thức giáo dục về an ninh mạng sẽ giúp bạn có được những hiểu biết hơn về các mối đe dọa trên Internet và biết cách phòng tránh chúng. Hiện có rất nhiều trang thông tin được cung cấp miễn phí trên web để bạn tiếp cận, chẳng hạn như bài viết của chúng tôi mà bạn đang đọc. 2. Giáo dục cho trẻ em và người già Người già và trẻ em là những đối tượng dễ bị những kẻ trộm danh tính tấn công, đơn giản vì họ rất ít kiến thức về công nghệ. Bạn nên hướng dẫn cho ông bà, con cái mình về cách bảo vệ tài khoản an sinh xã hội, thông tin tín dụng và các thông tin nhạy cảm khác hay khuyến khích họ lên tiếng khi bị tấn công trên mạng xã hội. 3. Sử dụng mật khẩu mạnh Bạn thường sử dụng những mật khẩu giống nhau trên các trang web khác nhau vì sợ tính hay quên của mình, và một sự thật nữa là bạn cũng rất lười thay đổi mật khẩu định kỳ. Việc lặp lại những mật mã này dễ gây rủi ro khi bạn đăng nhập vào các trang web, thay vào đó hãy tạo mật khẩu mạnh và thay đổi chúng thường xuyên. 4. Cập nhật phần mềm Thường thì bọn tội phạm mạng sẽ nhắm mục tiêu vào các Flaws trên hệ điều hành và phần mềm, bởi chúng tạo ra lỗ hổng trong hệ thống. Vì vậy, bạn nên cập nhật thường xuyên các phần mềm và không nên download các phần mềm từ những nguồn không chính thống. 5. Thực hiện các biện pháp bổ sung Các biện pháp để tăng cường bảo mật cho các hoạt động trực tuyến bao gồm: cảnh giác với các tin nhắn văn bản, email và cuộc gọi điện thoại lạ; sử dụng VPN đáng tin cậy để ẩn danh tính của cá nhân và tránh bị theo dõi, đặc biệt là khi bạn truy cập Wi-Fi công cộng. Thái độ của bạn đối với an ninh mạng sẽ quyết định để khả năng bạn có dễ bị tấn công mạng hay không. Nếu bạn quan tâm đến vấn đề an ninh mạng, tỉnh táo và chủ động thì khả năng này là rất ít, ngược lại nếu bạn thờ ơ với nó, những cuộc tấn công sẽ đến vào lúc bạn không ngờ tới. Nguồn Makeuseof
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top