Thịt vịt là thực phẩm giàu dinh dưỡng, có vị ngọt, giúp bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, một số người cần hạn chế khi ăn.
Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Việt Hoàng, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Hà Nội, cho biết thịt vịt chứa nhiều calo, protein, các dưỡng chất có tác dụng tốt cho sức khỏe như canxi, kẽm, vitamin A, B, E, K.
Theo Đông y, loại thực phẩm này có vị ngọt, mặn, tính mát, có tác dụng bổ dưỡng, thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu thũng, giải độc. Người cơ thể suy nhược, sốt, chán ăn, thể trạng gầy yếu dùng thịt vịt bồi bổ rất tốt, đồng thời cũng có lợi cho sinh lý ở cả nam và nữ.
Dù có nhiều tác dụng nhưng một số nhóm người cần lưu ý khi ăn thịt vịt:
Thứ nhất, người có thể chất yếu, lạnh: Do thịt vịt có tính hàn, người có thể hàn nếu ăn nhiều dễ lạnh bụng, chán ăn, đau bụng, tiêu chảy hoặc các dấu hiệu khác.
Thứ hai, người có dị ứng với thực phẩm chứa protein cao cần lưu ý khi ăn bởi loại thịt này chứa hàm lượng đạm lớn có thể gây dị ứng. Trong bữa ăn, bạn không nên chọn thịt vịt cùng nhiều món ăn giàu đạm khác.
Thứ ba, người bị cảm lạnh, sốt: Khi bị cảm cơ thể yếu ớt, nếu bạn ăn thêm thịt vịt sẽ cản trở tiêu hóa, cơ thể mệt mỏi hơn.
Thứ tư, người bị xương khớp: Thịt vịt có tính lạnh, khiến tình trạng đau gia tăng.
Thứ năm, người bị gout có axit uric cần hạn chế vì thịt vịt giàu đạm.
Thứ sáu, người bị viêm đường ruột mạn tính ăn thịt vịt gây bất lợi cho sức khỏe, làm tăng tình trạng đau bụng.
Thịt vịt giàu protein nhưng có nhiều người không nên ăn. Ảnh: Vietnamnet.
Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, giảng viên Khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết thịt vịt được nhiều người chọn trong chế độ ăn kiêng, giảm cân.
Dưới đây là một số món ăn, bài thuốc từ thịt vịt theo Đông y:
- Nấu nhừ với gạo tẻ thành cháo, thêm vỏ quýt, gừng, hành trắng, muối, ăn hàng ngày chữa nóng trong, miệng khô háo khát, đi tiểu nhiều ở người cao tuổi.
- Hầm với gừng tươi, ăn làm thuốc bổ âm, bổ dạ dày, giải độc, trừ tả lỵ, với nhân hạt hồ đào và đường phèn, ăn liên tục 3 ngày, chữa thở khò khè.
- Dùng nấu cùng với đông trùng hạ thảo hoặc hạt khiếm thực (15 g) chữa tiểu đường.
- Nấu cùng sa sâm (30 g), ngọc trúc (30 g), chữa cơ thể suy nhược sau khi ốm dậy.
Tuy nhiên, chuyên gia này cũng lưu ý do thịt vịt có tính mát, tác dụng bổ âm nên những người dương hư tỳ nhược, ngoại cảm chưa khỏi hẳn tạm thời chưa nên ăn.
>> 4 nhóm người không nên ăn rau mồng tơi
Nguồn: Vietnamnet
Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Việt Hoàng, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Hà Nội, cho biết thịt vịt chứa nhiều calo, protein, các dưỡng chất có tác dụng tốt cho sức khỏe như canxi, kẽm, vitamin A, B, E, K.
Theo Đông y, loại thực phẩm này có vị ngọt, mặn, tính mát, có tác dụng bổ dưỡng, thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu thũng, giải độc. Người cơ thể suy nhược, sốt, chán ăn, thể trạng gầy yếu dùng thịt vịt bồi bổ rất tốt, đồng thời cũng có lợi cho sinh lý ở cả nam và nữ.
Dù có nhiều tác dụng nhưng một số nhóm người cần lưu ý khi ăn thịt vịt:
Thứ nhất, người có thể chất yếu, lạnh: Do thịt vịt có tính hàn, người có thể hàn nếu ăn nhiều dễ lạnh bụng, chán ăn, đau bụng, tiêu chảy hoặc các dấu hiệu khác.
Thứ hai, người có dị ứng với thực phẩm chứa protein cao cần lưu ý khi ăn bởi loại thịt này chứa hàm lượng đạm lớn có thể gây dị ứng. Trong bữa ăn, bạn không nên chọn thịt vịt cùng nhiều món ăn giàu đạm khác.
Thứ ba, người bị cảm lạnh, sốt: Khi bị cảm cơ thể yếu ớt, nếu bạn ăn thêm thịt vịt sẽ cản trở tiêu hóa, cơ thể mệt mỏi hơn.
Thứ tư, người bị xương khớp: Thịt vịt có tính lạnh, khiến tình trạng đau gia tăng.
Thứ năm, người bị gout có axit uric cần hạn chế vì thịt vịt giàu đạm.
Thứ sáu, người bị viêm đường ruột mạn tính ăn thịt vịt gây bất lợi cho sức khỏe, làm tăng tình trạng đau bụng.
Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, giảng viên Khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết thịt vịt được nhiều người chọn trong chế độ ăn kiêng, giảm cân.
Dưới đây là một số món ăn, bài thuốc từ thịt vịt theo Đông y:
- Nấu nhừ với gạo tẻ thành cháo, thêm vỏ quýt, gừng, hành trắng, muối, ăn hàng ngày chữa nóng trong, miệng khô háo khát, đi tiểu nhiều ở người cao tuổi.
- Hầm với gừng tươi, ăn làm thuốc bổ âm, bổ dạ dày, giải độc, trừ tả lỵ, với nhân hạt hồ đào và đường phèn, ăn liên tục 3 ngày, chữa thở khò khè.
- Dùng nấu cùng với đông trùng hạ thảo hoặc hạt khiếm thực (15 g) chữa tiểu đường.
- Nấu cùng sa sâm (30 g), ngọc trúc (30 g), chữa cơ thể suy nhược sau khi ốm dậy.
Tuy nhiên, chuyên gia này cũng lưu ý do thịt vịt có tính mát, tác dụng bổ âm nên những người dương hư tỳ nhược, ngoại cảm chưa khỏi hẳn tạm thời chưa nên ăn.
>> 4 nhóm người không nên ăn rau mồng tơi
Nguồn: Vietnamnet