Sasha
Writer
Uống đủ nước, bỏ hút thuốc, hạn chế thực phẩm có tính axit, vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn xấu, giảm mùi hôi miệng.
Mùi hơi thở khó chịu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như khô miệng, vi khuẩn xấu tích tụ trên lưỡi và trào ngược dạ dày. Hơi thở có mùi gây mất tự tin, ảnh hưởng đến giao tiếp hàng ngày. Một số mẹo đơn giản dưới đây có thể loại bỏ mùi hôi miệng.
Giữ miệng ẩm
Hơi thở nặng mùi có thể do giảm sản xuất nước bọt trong miệng. Tình trạng này làm suy yếu khả năng chống lại các vi khuẩn xấu trong miệng, khiến răng và nướu dễ bị tổn thương hơn. Giữ ẩm cho miệng, giảm mùi hôi bằng cách uống đủ chất lỏng, khoảng 1,8-2 lít mỗi ngày. Ăn thực phẩm chứa nhiều nước như táo, dưa leo, rau cần tây, cà chua cũng có tác dụng đáng kể.
Chà lưỡi thường xuyên
Vi khuẩn có thể tích tụ trên bề mặt của lưỡi và gây hôi miệng. Để loại bỏ tác nhân này, mỗi người nên vệ sinh toàn bộ bề mặt lưỡi bằng dụng cụ chuyên biệt. Sau chà lưỡi, dùng súc miệng hoặc nước muối sinh lý để làm sạch khoang miệng và hơi thở thơm mát hơn.
Hạn chế ăn thực phẩm có tính axit
Trào ngược dạ dày thực quản có thể gây đau ngực, ợ nóng. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của trào ngược axit là hôi miệng. Tránh thực phẩm gây trào ngược axit cũng góp phần giảm mùi khó chịu, nhất là rượu, cà phê, đồ ăn nhanh, tỏi, hành và chocolate.
Ăn thực phẩm giàu men vi sinh
Mất cân bằng trong hệ sinh vật đường ruột đôi khi có thể là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi. Sự mất cân bằng này có thể ảnh hưởng đến quá trình phân hủy thực phẩm ăn vào. Khi tình trạng này xảy ra, mùi khó chịu từ thức ăn có thể đưa từ dạ dày lên miệng. Thực phẩm giàu men vi sinh như dưa chua, kim chi, sữa chua và dưa cải bắp giúp tăng cường enzyme tiêu hóa thức ăn, mang lại hơi thở dễ chịu.
Sử dụng nước súc miệng thảo dược
Vệ sinh răng miệng tốt góp phần cải thiện mùi hôi miệng, bao gồm đánh răng hai lần mỗi ngày, dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn và dùng nước súc miệng từ thảo dược. Các thói quen tốt này giúp loại bỏ vi khuẩn cũng như mảnh thức ăn còn sót lại ở răng, nướu, lưỡi và các mô mềm khác.
Bỏ thuốc lá
Người hút thuốc lá thường dễ bị hôi miệng. Tình trạng này cùng các bệnh về nướu khác có thể trầm trọng hơn do thuốc lá. Ăn một số thực phẩm có tác dụng cải thiện hơi thở có mùi thuốc lá. Sữa chua không đường bổ sung vi khuẩn tốt trong miệng, dạ dày, giảm vi khuẩn xấu. Các loại thảo mộc như đinh hương, thì là, quế hồi, bạc hà có đặc tính kháng khuẩn, chống nấm, cho hơi thở dễ chịu hơn.
Mùi hơi thở khó chịu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như khô miệng, vi khuẩn xấu tích tụ trên lưỡi và trào ngược dạ dày. Hơi thở có mùi gây mất tự tin, ảnh hưởng đến giao tiếp hàng ngày. Một số mẹo đơn giản dưới đây có thể loại bỏ mùi hôi miệng.
Giữ miệng ẩm
Hơi thở nặng mùi có thể do giảm sản xuất nước bọt trong miệng. Tình trạng này làm suy yếu khả năng chống lại các vi khuẩn xấu trong miệng, khiến răng và nướu dễ bị tổn thương hơn. Giữ ẩm cho miệng, giảm mùi hôi bằng cách uống đủ chất lỏng, khoảng 1,8-2 lít mỗi ngày. Ăn thực phẩm chứa nhiều nước như táo, dưa leo, rau cần tây, cà chua cũng có tác dụng đáng kể.
Chà lưỡi thường xuyên
Vi khuẩn có thể tích tụ trên bề mặt của lưỡi và gây hôi miệng. Để loại bỏ tác nhân này, mỗi người nên vệ sinh toàn bộ bề mặt lưỡi bằng dụng cụ chuyên biệt. Sau chà lưỡi, dùng súc miệng hoặc nước muối sinh lý để làm sạch khoang miệng và hơi thở thơm mát hơn.
Hạn chế ăn thực phẩm có tính axit
Trào ngược dạ dày thực quản có thể gây đau ngực, ợ nóng. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của trào ngược axit là hôi miệng. Tránh thực phẩm gây trào ngược axit cũng góp phần giảm mùi khó chịu, nhất là rượu, cà phê, đồ ăn nhanh, tỏi, hành và chocolate.
Ăn thực phẩm giàu men vi sinh
Mất cân bằng trong hệ sinh vật đường ruột đôi khi có thể là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi. Sự mất cân bằng này có thể ảnh hưởng đến quá trình phân hủy thực phẩm ăn vào. Khi tình trạng này xảy ra, mùi khó chịu từ thức ăn có thể đưa từ dạ dày lên miệng. Thực phẩm giàu men vi sinh như dưa chua, kim chi, sữa chua và dưa cải bắp giúp tăng cường enzyme tiêu hóa thức ăn, mang lại hơi thở dễ chịu.
Sử dụng nước súc miệng thảo dược
Vệ sinh răng miệng tốt góp phần cải thiện mùi hôi miệng, bao gồm đánh răng hai lần mỗi ngày, dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn và dùng nước súc miệng từ thảo dược. Các thói quen tốt này giúp loại bỏ vi khuẩn cũng như mảnh thức ăn còn sót lại ở răng, nướu, lưỡi và các mô mềm khác.
Bỏ thuốc lá
Người hút thuốc lá thường dễ bị hôi miệng. Tình trạng này cùng các bệnh về nướu khác có thể trầm trọng hơn do thuốc lá. Ăn một số thực phẩm có tác dụng cải thiện hơi thở có mùi thuốc lá. Sữa chua không đường bổ sung vi khuẩn tốt trong miệng, dạ dày, giảm vi khuẩn xấu. Các loại thảo mộc như đinh hương, thì là, quế hồi, bạc hà có đặc tính kháng khuẩn, chống nấm, cho hơi thở dễ chịu hơn.
Nguồn: Bảo Bảo/VnExpress (Theo Times of India)