7 điều cần cân nhắc khi mua laptop cho nhu cầu lập trình

Có vô số mẫu laptop trên thị trường, từ những sản phẩm thay thế desktop mạnh mẽ hay laptop chơi game, ultrabook mỏng nhẹ, những chiếc MacBook đắt tiền cho đến số ít mẫu Chromebook giá rẻ.
7 điều cần cân nhắc khi mua laptop cho nhu cầu lập trình
Mặc dù một số kiểu máy được tiếp thị hướng đến mốt số ngành và mục đích sử dụng, chẳng hạn như doanh nhân, sáng tạo, sinh viên và chơi game, thế nhưng, bạn sẽ khó tìm được 1 chiếc laptop dành riêng cho lập trình viên.
Vì vậy, nếu đang tìm kiếm 1 thiết bị mới để hoàn thành công việc “viết code”, hãy cân nhắc những đặc điểm thiết yếu mà các lập trình viên muốn từ 1 chiếc laptop.

1. Màn hình​

Màn hình laptop là một trong những điều chính mà 1 lập trình viên nên cân nhắc. Đó là bởi vì đây là yếu tố mà bạn sẽ nhìn gần 99% thời gian khi làm việc. Vì vậy, đừng chọn bừa bất kỳ màn hình nào. Đây là một số điều cần xem xét khi chọn 1 thiết bị.

Màn hình tích hợp lớn​

7 điều cần cân nhắc khi mua laptop cho nhu cầu lập trình
Nếu tính di động không phải là vấn đề với bạn, hãy cố gắng sử dụng màn hình lớn nhất có thể. Đó là bởi màn hình nhỏ hơn có nghĩa là bạn có ít không gian hơn để làm việc. Hơn nữa, văn bản, biểu tượng và các thành phần giao diện người dùng khác sẽ nhỏ hơn, dẫn đến mỏi mắt hơn.
Hơn nữa, lập trình sử dụng rất nhiều không gian dọc. Đó là lý do tại sao bạn sẽ đánh giá cao màn hình 16:10. Dù hầu hết các màn hình laptop hiện nay đều có tỉ lệ khung hình 16:9, nhưng một số tùy chọn có thể cung cấp tỉ lệ 16:10 hoặc 3:2.
Ngoài ra, những chiếc laptop có màn hình cảm ứng hoặc 2-trong-1 không mang đến quá nhiều ích lợi cho lập trình viên. Chúng không đáng để bạn phải chi thêm tiền ra, trừ khi bạn định sử dụng chiếc laptop của mình cho các mục đích khác.

Hỗ trợ xuất màn hình ngoài​

7 điều cần cân nhắc khi mua laptop cho nhu cầu lập trình
Hầu hết các chiếc máy tính đều cho phép bạn kết nối với ít nhất 1 màn hình ngoài thông qua HDMI. Điều này rất hữu ích, đặc biệt đối với những người thường xuyên mở nhiều cửa sổ đồng thời để tham chiếu. Tuy nhiên, việc không khớp giữa màn hình tích hợp nhỏ và màn hình bên ngoài lớn hơn có thể khiến công việc của bạn trở nên khó khăn hơn.
Vì vậy, nếu muốn có 2 hoặc nhiều màn hình bên ngoài được cắm vào máy tính của mình, bạn phải đảm bảo rằng cỗ máy hỗ trợ điều đó. Hầu hết các thiết bị tầm trung và cấp thấp chỉ cho phép bạn kết nối 1 màn hình qua HDMI.
Bạn nên sử dụng 1 cỗ máy có kết nối Thunderbolt 4, hỗ trợ công nghệ DisplayPort cùng với cổng HDMI nếu muốn có thêm. Cùng với đó, bạn có thể gắn 2 màn hình và sử dụng chúng đồng thời.

2. Bộ xử lý​

7 điều cần cân nhắc khi mua laptop cho nhu cầu lập trình
Bộ xử lý hiệu năng cao tất nhiên sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có hầu bao không giới hạn. Vì vậy, khi chọn 1 bộ xử lý, bạn nên cân bằng một vài lựa chọn.
Bạn có sử dụng nhiều ứng dụng đồng thời với nhiều phiên của mỗi ứng dụng không? Bạn có làm việc với hàng tấn dữ liệu, dành hàng giờ để biên dịch chúng không? Nếu đúng như vậy, bạn nên ưu tiên số lượng nhân hơn sức mạnh xử lý thô. Nhưng nếu chỉ tập trung vào 1 phần mềm, 1 bộ xử lý có tốc độ xung nhịp cao có thể đáng giá.
Nhưng dù bạn làm kiểu lập trình nào, bạn cũng nên tìm kiếm ít nhất những con chip tầm trung. Đó là bởi vì các tùy chọn cấp thấp, như Intel Core i3 hoặc AMD Ryzen 3, có thể khó hoàn thành các tác vụ bạn cần một cách nhanh chóng. Điều này sẽ tạo ra rất nhiều sự khó chịu cho bạn khi cần sớm hoàn thành công việc trên chiếc laptop của mình và bạn phải chờ đợi nó hoàn tất quá trình biên dịch.

3. RAM​

7 điều cần cân nhắc khi mua laptop cho nhu cầu lập trình
Bất kể bạn mua 1 chiếc laptop để làm việc văn phòng, lập trình hay chơi game, tối thiểu, cỗ máy nên có 8GB RAM. Mức RAM này sẽ vừa đủ cho mọi tác vụ, và nếu có hầu bao lớn hơn, bạn nên nâng cấp lên tùy chọn 16GB.
Nếu đã có chọn tùy chọn 8GB RAM, chiếc laptop của bạn ít nhất cũng phải có khả năng nâng cấp lên 16GB RAM hoặc hơn trong tương lai. Tốt nhất là nên tránh những mẫu laptop bị hàn chết RAM vì trong trường hợp cần nâng cấp sau này, lựa chọn duy nhất mà bạn có chính là mua 1 cỗ máy mới.

4. Bộ nhớ lưu trữ​

7 điều cần cân nhắc khi mua laptop cho nhu cầu lập trình
Nếu muốn chiếc laptop của mình hoạt động nhanh chóng, bạn nên đảm bảo nó có ổ cứng SSD. Điều này sẽ cho phép chiếc laptop của bạn trở nên linh hoạt và hoạt động mượt mà, nhanh chóng hơn, bất kể tác vụ bạn thực hiện là gì.
Trong năm 2022, 256GB là mức dung lượng bộ nhớ tối thiểu đối với những chiếc máy tính, nhưng bạn vẫn nên có SSD 512GB hoặc hơn. Nếu có thể kết hợp SSD và HDD, bạn nên có ít nhất ổ SSD 256GB để chạy hệ điều hành, ứng dụng và công việc hiện tại của mình.
Bằng cách đó, khi biên dịch code, bạn sẽ hoàn thành công việc nhanh hơn. Sau đó, bạn có thể giữ các file đã lưu trữ cũng như những file khác của mình trong HDD chậm hơn.

5. Hệ điều hành​

7 điều cần cân nhắc khi mua laptop cho nhu cầu lập trình
Lựa chọn hệ điều hành của bạn sẽ phụ thuộc vào kiểu lập trình mà bạn đang làm. Bạn có đang làm việc với hầu hết các hệ thống Mac? Hay bạn cũng đang biên dịch các chương trình cho Windows? Liệu bạn thích hệ thống Linux hơn hay cần làm việc với mọi loại hệ điều hành?
Nếu đang làm việc với macOS, có lẽ bạn nên chọn một sản phẩm của Apple. Hiện tại, công ty có rất nhiều sản phẩm, từ MacBook Air M1 đến MacBook Pro 16 inch M1 Max. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn chọn 1 cỗ máy phù hợp với túi tiền của mình.
Nhưng nếu thích PC chạy Windows hơn, bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn. Tương tự, bạn cũng có vô số lựa chọn với Linux vì cơ bản, bạn có thể cài đặt nó trên mọi thiết bị. Tuy nhiên, một số nhà sản xuất cung cấp sẵn hệ điều hành Linux bên trong những chiếc laptop của mình, thế nên, bạn có thể chọn chúng.
Dẫu thế, bạn cũng có thể tạo ra 1 hệ thống multi-boot, có thể chạy cả Windows lẫn Linux hoặc Linux và macOS. Bạn cũng có thể sử dụng Wine để chạy Windows trên cỗ máy Mac của mình, nhưng cần lưu ý những chiếc máy Mac M1 mới sử dụng kiến trúc bộ xử lý khác có thể ảnh ảnh hưởng đến khả năng giả lập.

6. Bàn phím​

7 điều cần cân nhắc khi mua laptop cho nhu cầu lập trình
Bố cục bàn phím sẽ khác nhau giữa những người dùng, vì một số thích bố cục có kích thước đầy đủ, trong khi số khác lại thích thiết kế không có cụm bàn phím số (TKL: tenkeyless). Bạn nên cân nhắc mình thích bố cục nào và chọn cho phù hợp. Ngoài ra, cảm giác gõ và tiếng ồn cũng là những tiêu chí cần xét tới.
Thực tế, bạn không thể tùy biến bàn phím trên 1 chiếc laptop, nhưng bạn có thể chọn cách sử dụng những bàn phím rời bên ngoài. Có nhiều loại switch và keycap để bạn tùy chọn và bạn nên thử nghiệm gõ chúng trước khi quyết định xuống tiền mua 1 chiếc bàn phím.

7. Thời lượng pin​

7 điều cần cân nhắc khi mua laptop cho nhu cầu lập trình
Nếu luôn di chuyển, có thể bạn sẽ cần đến 1 chiếc laptop có thời lượng pin dùng cả ngày. Một số lựa chọn vô địch về lĩnh vực này chính là chiếc Apple MacBook Pro M1, Lenovo ThinkPad X1 và HP Envy 14.
Bên cạnh thời lượng pin, hãy cân nhắc một chiếc laptop hỗ trợ công nghệ Power Delivery. Nhờ đó, bạn có thể sử dụng cục sạc pin dự phòng khi đang di chuyển bên ngoài.
Nguồn: Make Use Of
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top