Bọc răng sứ thẩm mỹ giúp khắc phục những khiếm khuyết trên răng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bọc răng sứ có thể gây biến chứng nguy hiểm. Vậy, trường hợp nào nên và không nên bọc răng sứ?
Thông thường, điều trị sâu răng giai đoạn đầu thường phải thực hiện trám răng composite thẩm mỹ. Với những trường hợp răng sâu đã lấy tủy thì phải bọc răng sứ để ngăn chặn tình trạng sâu răng. Tuy nhiên, chân răng phải còn chắc, khỏe. Việc bọc răng sứ lúc này sẽ bảo vệ răng khỏi tác động bên ngoài và vi khuẩn gây sâu răng.
Bọc răng sứ thẩm mỹ giúp khắc phục những khiếm khuyết trên răng.
- Răng chữa tủy: Răng sau khi chữa tủy sẽ rất yếu, giòn và dễ gẫy. Nếu không tiến hành bọc sứ sẽ rất dễ bị viêm nhiễm, hư tổn, thậm chí mất răng vĩnh viễn.
- Răng không đều: Đối với những trường hợp răng mọc không đều, mọc nghiêng, mọc lệch... thì bọc răng sứ là phương pháp mang lại cho bạn hàm răng đều, đẹp, đảm bảo thẩm mỹ cao. Bọc răng sứ cho răng không đều, sẽ giúp tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều so với phương pháp niềng răng.
- Răng hô, móm: Răng hô, móm do răng chứ không phải do xương hàm, thì việc bọc sứ có thể mang lại cho bệnh nhân một hàm răng đều, đẹp, khớp cắn chuẩn.
- Răng thưa, hở kẽ: Việc bọc răng sứ cho những trường hợp răng thưa, hở kẽ giúp che đi các kẽ hở giữa các răng. Bọc răng sứ không gây trở ngại trong vấn đề ăn uống, thẩm mỹ.
- Răng ố vàng nghiêm trọng: Những người có răng ố vàng, nhiễm màu nghiêm trọng như: Nghiện thuốc lá lâu năm, vệ sinh răng kém, ăn uống nhiều thực phẩm màu, răng bị xỉn màu do thuốc…, việc bọc răng sứ sẽ giúp có một hàm răng trắng đẹp, đều màu.
- Răng bị thiểu sản: Răng bị thiểu sản được chia thành 2 loại, khiếm khyết bẩm sinh (răng nhỏ, dị dạng) và khiếm khuyết mắc phải (nhiễm fluo, nhiễm sắc tetracycline...).
Bọc răng sứ cho răng bị thiểu sản giúp tăng tính thẩm mỹ và tăng sức nhai của toàn bộ hàm răng.
Bọc răng sứ giúp bạn tự tin trong giao tiếp.
- Răng bị mòn: Răng bị mòn thường do acid (nôn, ợ chua) có thể gặp ở nhiều bệnh nhân, điều đáng chú ý là răng có rất ít khả năng tái sinh lại. Mặc dù sự mòn răng thường được xem là bình thường nhưng nếu sự mòn răng quá mức hoặc xảy ra sớm trong đời sống, lúc này cần sử dụng các phương pháp phục hình, trong đó có bọc răng sứ.
Những ai không nên bọc răng sứ?
- Sai lệch khớp cắn nặng: Đối với những trường hợp sai lệch khớp cắn (hô, móm) do cấu trúc xương hàm thì phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ không có tác dụng. Trường hợp này phải phẫu thuật, đưa xương hàm về đúng vị trí khớp cắn.
- Răng quá nhạy cảm: Răng quá nhạy cảm không nên bọc răng sứ, vì trong quá trình trồng răng sứ bắt buộc phải tiến hành mài răng thật. Với trường hợp răng quá nhạy cảm sẽ làm tổn thương đến cấu trúc răng thật, càng khiến răng nhạy cảm hơn, thậm chí không thể ăn uống được bình thường.
- Răng bị lung lay: Răng bị lung lay do chân răng đã không còn chắc chắn, do đó khi mài cùi răng để bọc răng sứ sẽ làm răng yếu hơn.
- Răng bị sâu nghiêm trọng, viêm lợi, nhiễm trùng nặng: Với những trường hợp này, răng không thể thực hiện mài cùi để bọc sứ, nên áp dụng các phương pháp khác: Nhổ bỏ răng sâu, trồng răng giả…
- Răng bị hô, vẩu, móm do xương hàm: Hàm răng bị hô ra hoặc cụp vào bất thường do cấu trúc xương hàm là trường hợp không nên bọc răng sứ, vì sẽ không thể điều chỉnh răng về vị trí chuẩn. Lúc này, cần áp dụng các phương pháp phục hình khác để điều chỉnh xương hàm về vị trí cân đối.
- Răng bị gãy vỡ: Răng bị gãy vỡ do va đập mạnh chỉ còn chân răng cũng không nên bọc sứ. Những trường hợp này khi bọc răng có thể làm giảm chức năng ăn nhai của toàn bộ hàm răng.
- Mắc một số bệnh lý: Những người mắc một số bệnh như động kinh, máu khó đông, tim mạch… tuyệt đối không nên thực hiện bọc răng sứ.
Nguyên nhân là do quá trình bọc răng sứ cần gây tê, mài cùi răng… Điều này ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của người bệnh, thậm chí có thể làm bệnh trở nặng hơn và gây nguy hiểm đến tính mạng.
Ngoài ra, khuyến cáo phụ nữ mang thai, trẻ dưới 17 tuổi cũng không nên bọc răng sứ.
Lời khuyên của thầy thuốc
- Chỉ nên bọc răng sứ khi đã thăm khám ở cơ sở y tế tin cậy.
- Luôn tuân thủ chỉ định và hướng dẫn của thầy thuốc trong quá trình bọc răng sứ.
- Sau bọc răng sứ cần giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày.
- Nếu có triệu chứng bất thường sau bọc răng sứ, cần báo ngay với bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.
Nguồn: BS Phan Nhi/Suckhoedoisong
Trường hợp nào có thể bọc răng sứ?
- Răng sâu: Nếu bị sâu răng mà không được điều trị sớm sẽ dẫn đến viêm tủy, hoại tử tủy, nhiễm trùng răng và các biến chứng nguy hiểm khác.Thông thường, điều trị sâu răng giai đoạn đầu thường phải thực hiện trám răng composite thẩm mỹ. Với những trường hợp răng sâu đã lấy tủy thì phải bọc răng sứ để ngăn chặn tình trạng sâu răng. Tuy nhiên, chân răng phải còn chắc, khỏe. Việc bọc răng sứ lúc này sẽ bảo vệ răng khỏi tác động bên ngoài và vi khuẩn gây sâu răng.
- Răng chữa tủy: Răng sau khi chữa tủy sẽ rất yếu, giòn và dễ gẫy. Nếu không tiến hành bọc sứ sẽ rất dễ bị viêm nhiễm, hư tổn, thậm chí mất răng vĩnh viễn.
- Răng không đều: Đối với những trường hợp răng mọc không đều, mọc nghiêng, mọc lệch... thì bọc răng sứ là phương pháp mang lại cho bạn hàm răng đều, đẹp, đảm bảo thẩm mỹ cao. Bọc răng sứ cho răng không đều, sẽ giúp tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều so với phương pháp niềng răng.
- Răng hô, móm: Răng hô, móm do răng chứ không phải do xương hàm, thì việc bọc sứ có thể mang lại cho bệnh nhân một hàm răng đều, đẹp, khớp cắn chuẩn.
- Răng thưa, hở kẽ: Việc bọc răng sứ cho những trường hợp răng thưa, hở kẽ giúp che đi các kẽ hở giữa các răng. Bọc răng sứ không gây trở ngại trong vấn đề ăn uống, thẩm mỹ.
- Răng ố vàng nghiêm trọng: Những người có răng ố vàng, nhiễm màu nghiêm trọng như: Nghiện thuốc lá lâu năm, vệ sinh răng kém, ăn uống nhiều thực phẩm màu, răng bị xỉn màu do thuốc…, việc bọc răng sứ sẽ giúp có một hàm răng trắng đẹp, đều màu.
- Răng bị thiểu sản: Răng bị thiểu sản được chia thành 2 loại, khiếm khyết bẩm sinh (răng nhỏ, dị dạng) và khiếm khuyết mắc phải (nhiễm fluo, nhiễm sắc tetracycline...).
Bọc răng sứ cho răng bị thiểu sản giúp tăng tính thẩm mỹ và tăng sức nhai của toàn bộ hàm răng.
- Răng bị mòn: Răng bị mòn thường do acid (nôn, ợ chua) có thể gặp ở nhiều bệnh nhân, điều đáng chú ý là răng có rất ít khả năng tái sinh lại. Mặc dù sự mòn răng thường được xem là bình thường nhưng nếu sự mòn răng quá mức hoặc xảy ra sớm trong đời sống, lúc này cần sử dụng các phương pháp phục hình, trong đó có bọc răng sứ.
Những ai không nên bọc răng sứ?
- Sai lệch khớp cắn nặng: Đối với những trường hợp sai lệch khớp cắn (hô, móm) do cấu trúc xương hàm thì phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ không có tác dụng. Trường hợp này phải phẫu thuật, đưa xương hàm về đúng vị trí khớp cắn.
- Răng quá nhạy cảm: Răng quá nhạy cảm không nên bọc răng sứ, vì trong quá trình trồng răng sứ bắt buộc phải tiến hành mài răng thật. Với trường hợp răng quá nhạy cảm sẽ làm tổn thương đến cấu trúc răng thật, càng khiến răng nhạy cảm hơn, thậm chí không thể ăn uống được bình thường.
- Răng bị lung lay: Răng bị lung lay do chân răng đã không còn chắc chắn, do đó khi mài cùi răng để bọc răng sứ sẽ làm răng yếu hơn.
- Răng bị sâu nghiêm trọng, viêm lợi, nhiễm trùng nặng: Với những trường hợp này, răng không thể thực hiện mài cùi để bọc sứ, nên áp dụng các phương pháp khác: Nhổ bỏ răng sâu, trồng răng giả…
- Răng bị hô, vẩu, móm do xương hàm: Hàm răng bị hô ra hoặc cụp vào bất thường do cấu trúc xương hàm là trường hợp không nên bọc răng sứ, vì sẽ không thể điều chỉnh răng về vị trí chuẩn. Lúc này, cần áp dụng các phương pháp phục hình khác để điều chỉnh xương hàm về vị trí cân đối.
- Răng bị gãy vỡ: Răng bị gãy vỡ do va đập mạnh chỉ còn chân răng cũng không nên bọc sứ. Những trường hợp này khi bọc răng có thể làm giảm chức năng ăn nhai của toàn bộ hàm răng.
- Mắc một số bệnh lý: Những người mắc một số bệnh như động kinh, máu khó đông, tim mạch… tuyệt đối không nên thực hiện bọc răng sứ.
Nguyên nhân là do quá trình bọc răng sứ cần gây tê, mài cùi răng… Điều này ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của người bệnh, thậm chí có thể làm bệnh trở nặng hơn và gây nguy hiểm đến tính mạng.
Ngoài ra, khuyến cáo phụ nữ mang thai, trẻ dưới 17 tuổi cũng không nên bọc răng sứ.
Lời khuyên của thầy thuốc
- Chỉ nên bọc răng sứ khi đã thăm khám ở cơ sở y tế tin cậy.
- Luôn tuân thủ chỉ định và hướng dẫn của thầy thuốc trong quá trình bọc răng sứ.
- Sau bọc răng sứ cần giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày.
- Nếu có triệu chứng bất thường sau bọc răng sứ, cần báo ngay với bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.
Nguồn: BS Phan Nhi/Suckhoedoisong