9 nhà thám hiểm lần lượt qua đời sau cuộc khai quật lăng mộ Tutankhamun, liệu lời nguyền của xác ướp có thật không?

Một trăm năm sau khi được phát hiện, lăng mộ Tutankhamun vẫn là một trong những phát hiện khảo cổ học nổi tiếng nhất mọi thời đại. Nhưng xung quanh sự nổi tiếng này là một bí ẩn đã thu hút sự tò mò và trí tưởng tượng của công chúng trong nhiều thập kỷ, và người ta tin rằng những "Lời nguyền xác ướp" từ vị vua trẻ là có thật.

Những cái chết bí ẩn của các nhà thám hiểm

Được phát hiện vào ngày 4 tháng 11 năm 1922 tại Thung lũng các vị vua ở Ai Cập, ngôi mộ của Tutankhamun chứa hơn 5.000 hiện vật gồm vàng, đồ trang sức, đồ cúng và các bức tượng được trang trí công phu. Nhưng kho báu không phải là thứ duy nhất mà các nhà khảo cổ học khai quật được.
5 tháng sau cuộc khai quật, Lord Carnarvon - một trong những nhà thám hiểm qua đời, được cho là do viêm phổi và nhiễm độc máu do muỗi đốt bị nhiễm trùng. Một tháng sau đó, George Jay Gould, một nhà tài chính giàu có người Mỹ, người đã đến thăm lăng mộ, cũng chết vì nguyên nhân tương tự.
Đến năm 1924, nhà khảo cổ học người Anh Hugh Evelyn-White đã treo cổ *****, được cho là đã để lại một dòng chữ: "Tôi đã khuất phục trước lời nguyền của xác ướp." Đến cuối năm đó, một bác sĩ đã chụp X-quang xác ướp trước khi nó được trao cho các nhà chức trách bảo tàng cũng đã chết vì một căn bệnh không xác định được.

9 nhà thám hiểm lần lượt qua đời sau cuộc khai quật lăng mộ Tutankhamun, liệu lời nguyền của xác ướp có thật không?
Những cái chết không rõ nguyên nhân của các nhà thám hiểm
Vào những năm 1970, ngôi mộ 500 tuổi của Vua Ba Lan, Casimir IV Jagiellon, được mở cửa lần đầu tiên tại nhà thờ Wawel ở Krakow. Trong vòng vài ngày sau cuộc khai quật, 4 trong số 12 nhà nghiên cứu đã chết, những tháng sau đó một số người cũng đã qua đời không rõ nguyên nhân.

Lời giải thích từ khoa học

Những cái chết bất thường và bí ẩn của những người liên quan này khiến người ta liên tưởng đến một lời nguyền cổ xưa. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã nhanh chóng tìm ra lời giải thích thay thế. Các mẫu lấy tử thi hài của vị vua đã chết cho thấy ông đã bị nhiễm các bào tử nấm của Aspergillus flavus.
Hầu hết mọi người hít phải bào tử Aspergillus mỗi ngày mà không bị bệnh, tuy nhiên đối với những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, hít thở phải bào tử Aspergillus có thể gây nhiễm trùng phổi hoặc xoang và có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

9 nhà thám hiểm lần lượt qua đời sau cuộc khai quật lăng mộ Tutankhamun, liệu lời nguyền của xác ướp có thật không?
Vua Tutankhamun
Tình trạng này được gọi là aspergillosis, một số ở thể nhẹ nhưng một số người gặp biến chứng rất nghiêm trọng và có thể gây chết người.
Aspergillus fumigatus là loài nấm phổ biến nhất ở Mỹ, thì Aspergillus flavus lại phổ biến hơn ở châu Á. Ngoài việc gây ra bệnh aspergillosis, loài này còn gây ra những vấn đề khó chịu khác. A. flavus tạo ra một loại độc tố, flavitoxin, tìm thấy trên các loại ngũ cốc lâu ngày. Chất độc này có thể gây hại hoặc gây tử vong cho con người và động vật và là nguồn chính gây hư hỏng cây trồng.
Trong số các kho báu trong lăng mộ của Tutankhamun có những túi bánh mì và ngũ cốc thô, có thể đã tạo điều kiện cho loại nấm này phát triển. Nhưng nếu loại nấm Aspergillus flavus thực sự phải "chịu trách nhiệm" cho lời nguyền của xác ướp, nó sẽ phải nằm chờ bên trong lăng mộ trong một thời gian rất dài.

9 nhà thám hiểm lần lượt qua đời sau cuộc khai quật lăng mộ Tutankhamun, liệu lời nguyền của xác ướp có thật không?
Nấm Aspergillus có thể đã nằm im lìm trong lăng mộ của vị vua trẻ tuổi hàng thiên niên kỷ
Để tồn tại trong thời gian dài chờ đợi này, vi khuẩn phải chuyển sang trạng thái sinh dưỡng tồn tại cho đến khi chúng tiếp xúc với vật chủ một lần nữa. Đối với Aspergillus, nó sẽ ở dạng bào tử.
Nấm Aspergillus được biết là sống trên xác chết và vật chất đang phân hủy và đã được phát hiện trên các xác ướp Ai Cập cổ đại khác. Ngộ độc Aspergillus cũng là một nguyên nhân gây ra cái chết của ít nhất ba trong số những người bị coi là nạn nhân của "lời nguyền xác ướp." Vì vậy, khi chưa thế biết chắc chắn, nhiễm trùng Aspergillus có thể là câu trả lời của khoa học cho lời nguyền Tutankhamun.

>>>Bí ẩn cái chết của Pharaoh Tutankhamun: qua đời vì bị sát hại hay bệnh tật?
Nguồn newsweek
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top