__phwq.ahnn
Writer
Năm 2024 hứa hẹn sẽ là một năm đặc biệt cho những người yêu thích quan sát bầu trời đêm, với hàng loạt sự kiện thiên văn ngoạn mục đáng chờ đợi. Trước đó từ tháng 1 cho tới tháng 5 chúng ta đã được chứng kiến hiện tượng nhật thực toàn phần hay mưa sao băng Eta Aquarids thu hút sự chú ý của hàng triệu người. Vậy thì nửa cuối năm nay những hiện tượng thiên văn nào sẽ xuất hiện trên bầu trời. Hãy cùng chúng tôi khám phá những sự kiện thiên văn kỳ thú không thể bỏ lỡ từ tháng 6 cho tới cuối năm 2024, đem đến những khoảnh khắc ấn tượng và đầy cảm hứng cho mọi tín đồ yêu sao trời.
Mưa sao băng Perseids là một trong những trận mưa sao băng rực rỡ và được mong đợi nhất hàng năm. Diễn ra từ ngày 12 đến ngày 13/8, Perseids đạt đỉnh điểm với tần suất lên đến 60 - 100 sao băng mỗi giờ. Hiện tượng này xảy ra khi Trái Đất đi qua đám mây bụi do sao chổi Swift - Tuttle để lại. Các hạt bụi này khi đi vào khí quyển Trái Đất với tốc độ cao sẽ cháy sáng, tạo nên những vệt sáng lấp lánh trên bầu trời đêm. Perseids đặc biệt nổi bật vì có nhiều sao băng sáng và điều kiện quan sát thường thuận lợi vào mùa hè.
Vào ngày 8 tháng 9 năm nay, Sao Thổ sẽ ở vị trí xung đối, một hiện tượng thiên văn đặc biệt khi Sao Thổ, Trái Đất và Mặt Trời nằm thẳng hàng, với Trái Đất ở giữa. Trong vị trí này, Sao Thổ sẽ ở điểm gần Trái Đất nhất và đối diện trực tiếp với Mặt Trời trên bầu trời đêm, khiến nó sáng hơn và dễ quan sát hơn. Đây là thời điểm lý tưởng để chiêm ngưỡng hành tinh khổng lồ này qua kính viễn vọng, khi các vành đai của Sao Thổ trở nên rõ nét và đẹp mắt nhất.
Hiện tượng Siêu Trăng
Hiện tượng Nguyệt thực một phần
Hiện tượng siêu trăng xảy ra vào ngày 18/9 năm nay khi Mặt Trăng đạt điểm cận địa, vị trí gần Trái Đất nhất trong quỹ đạo của nó, đồng thời là kỳ trăng tròn. Kết quả là Mặt Trăng sẽ trông lớn hơn và sáng hơn bình thường, tạo nên một cảnh tượng ấn tượng trên bầu trời đêm. Siêu trăng là cơ hội tuyệt vời để quan sát các chi tiết của bề mặt Mặt Trăng bằng mắt thường hoặc qua kính viễn vọng, làm nổi bật vẻ đẹp huyền bí và rực rỡ của vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất.
Ngoài ra vào ngày này còn có hiện tượng Nguyệt thực một phần, khi mà một phần Mặt Trăng sẽ tối đi khi nó di chuyển qua vùng bóng của Trái Đất. Địa điểm quan sát được rõ nhất hiện tượng này là ở Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Phi.
Hiện tượng Nhật thực toàn phần vào ngày 3/10 năm nay là khi Mặt Trăng di chuyển giữa Trái Đất và Mặt Trời, che khuất một phần Mặt Trời trong một khoảng thời gian ngắn, để lại một vòng ánh sáng bao quang Mặt Trăng. Nơi quan sát được rõ nhất hiện tượng này là ở miền nam Nam Mỹ.
Vào hai ngày 17/10 và 17/11, Mặt Trăng sẽ ở vị trí cận địa với Trái Đất nên nhìn sẽ to hơn và sáng hơn trăng tròn thông thường.
Mưa sao băng Leonids, diễn ra vào đêm 17 đến 18/11 năm nay, là một trong những trận mưa sao băng nổi tiếng nhất. Hiện tượng này xảy ra khi Trái Đất đi qua dòng bụi vũ trụ do sao chổi Tempel - Tuttle để lại. Leonids thường có những vệt sao băng sáng và nhanh, với tốc độ lên tới 71 km/s. Trong đỉnh điểm của trận mưa sao băng, bạn có thể quan sát được khoảng 15 - 20 sao băng mỗi giờ. Đặc biệt, đây là mưa sao băng độc đáo vì 33 năm mới xuất hiện trở lại, Leonids có thể bùng nổ thành một trận mưa sao băng lớn với hàng trăm đến hàng nghìn sao băng mỗi giờ. Đây là dịp tuyệt vời để chiêm ngưỡng bầu trời đêm đầy kỳ diệu.
7/12 năm nay là thời điểm quan sát lý tưởng nhất vì Mộc tinh ở vị trí gần Trái Đất nhất, và bề mặt sẽ được Mặt Trời chiếu sáng hoàn toàn.
Mưa sao băng Geminids, diễn ra vào đêm 13 đến 14/ 12 năm nay, là một trong những trận mưa sao băng mạnh mẽ và đẹp nhất trong năm. Hiện tượng này xảy ra khi Trái Đất đi qua dòng mảnh vụn của tiểu hành tinh 3200 Phaethon. Trong đỉnh điểm của Geminids, bạn có thể thấy tới 120 sao băng mỗi giờ. Sao băng Geminids thường sáng, đa sắc và di chuyển chậm, tạo nên những vệt sáng tuyệt đẹp trên bầu trời đêm. Đây là dịp lý tưởng để quan sát và chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn này, đặc biệt trong điều kiện thời tiết thuận lợi và không có ánh sáng đô thị cản trở.
#ThiênVănHọc #SiêuTrăng #NguyệtThựcMộtPhần #NhậtThựcMộtPhần
Ngày 12 - 13/8: Mưa sao băng Perseids
Ngày 8/9: Sao Thổ ở vị trí xung đối
Ngày 18/9: Hiện tượng Siêu Trăng và Nguyệt thực một phần
Hiện tượng Siêu Trăng
Hiện tượng Nguyệt thực một phần
Hiện tượng siêu trăng xảy ra vào ngày 18/9 năm nay khi Mặt Trăng đạt điểm cận địa, vị trí gần Trái Đất nhất trong quỹ đạo của nó, đồng thời là kỳ trăng tròn. Kết quả là Mặt Trăng sẽ trông lớn hơn và sáng hơn bình thường, tạo nên một cảnh tượng ấn tượng trên bầu trời đêm. Siêu trăng là cơ hội tuyệt vời để quan sát các chi tiết của bề mặt Mặt Trăng bằng mắt thường hoặc qua kính viễn vọng, làm nổi bật vẻ đẹp huyền bí và rực rỡ của vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất.
Ngoài ra vào ngày này còn có hiện tượng Nguyệt thực một phần, khi mà một phần Mặt Trăng sẽ tối đi khi nó di chuyển qua vùng bóng của Trái Đất. Địa điểm quan sát được rõ nhất hiện tượng này là ở Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Phi.
Ngày 3/10: Hiện tượng Nhật thực toàn phần
Ngày 17/10 và ngày 17/11: Hiện tượng Siêu Trăng
Ngày 17 - 18/11: Mưa sao băng Leonids
Ngày 7/12: Sao Mộc ở vị trí xung đối
Ngày 13 - 14/12: Mưa sao băng Geminids
#ThiênVănHọc #SiêuTrăng #NguyệtThựcMộtPhần #NhậtThựcMộtPhần