Ăn thịt và các sản phẩm từ sữa mỗi ngày ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Có lẽ chúng ta đã quá quen thuộc với những bài báo kiểu “10 thực phẩm bạn nên ăn ngay và luôn, 20 món ăn bạn nên từ bỏ ngay từ bây giờ…”. Chuyện một loại thực phẩm từng được xem là có lợi trong quá khứ, nay bỗng trở thành có hại cũng không còn quá lạ lẫm; kéo theo những lời khuyên về vấn đề ăn uống cũng thay đổi liên tục. Một trong những cuộc tranh cãi lớn nhất từ trước đến nay xoay quanh thắc mắc: chúng ta có nên ăn thịt và các sản phẩm từ sữa hay không?
Con người ăn thịt nhiều hơn bất kỳ loài linh trưởng nào khác. Nhiều ý kiến cho rằng đây chính là tác nhân thúc đẩy sự tiến hóa của não người. Thịt là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, protein và chất béo thiết yếu. Thế nhưng trong khi tổ tiên chúng ta phải vật lộn săn bắn để kiếm tìm thức ăn, chúng ta chỉ việc nhấc điện thoại và bóc lớp giấy bạc gói thịt ra sao cho gọn gàng nhất! Chúng ta cũng đã biết nấu chín thịt, phục vụ tiêu hóa tốt hơn.
Ngày nay con người đã tự tạo ra một nguồn cung ứng thịt dồi dào, tuy nhiên thực tế thì chúng ta còn rất nhiều cách khác để bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu. Một cuộc thăm dò của
Gallup vào năm 2018 cho thấy 5% người Mỹ hiện nay ăn chay, 3% khác là người ăn chay trường. Đối với nhiều người, sự lựa chọn này đến từ mối bận tâm của họ về vấn đề quyền lợi của động vật và môi trường. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người nói không với thịt vì chính sức khỏe của bản thân.
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm làm rõ những tác động đến từ việc tiêu thụ các sản phẩm từ động vật lên sức khỏe con người, thế nhưng kết quả thu được lại không có sự nhất quán. Vậy thì việc ăn thịt và các sản phẩm từ sữa tác động cụ thể như thế nào đối với cơ thể chúng ta?

Phải chăng ăn thịt là có hại?

Theo một báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế vào năm 2015, Tổ chức Y tế thế giới WHO xếp loại thịt đã qua chế biến vào nhóm thực phẩm gây ung thư cho con người, trong khi thịt đỏ được coi là “có khả năng gây ung thư”. Những kết luận này chủ yếu dựa trên mối liên quan giữa thói quen ăn thịt và bệnh ung thư đại trực tràng. Trong quá trình nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện ra rằng mỗi khẩu phần 50 gram thịt đã qua chế biến được tiêu thụ hàng ngày làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng của một cá nhân lên 18%.
Ăn thịt và các sản phẩm từ sữa mỗi ngày ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?
Trong khi một số nghiên cứu chỉ ra mối liên quan mật thiết giữa việc tiêu thụ nhiều thịt và một sức khỏe xấu, những nghiên cứu khác lại cho thấy không hề tồn tại mối liên hệ nào như vậy.
Chris Murray, giám đốc Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe, đồng thời là giáo sư và chủ tịch Khoa Khoa học Đo lường sức khỏe tại Đại học Washington, cho biết: “
Việc phân tích các dữ liệu bình quân cho thấy tiêu thụ thịt có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết, bệnh tim mạch và đột quỵ do thiếu máu cục bộ”. Tuy nhiên, sau khi phân tích các dữ liệu có sẵn, Murray cùng các cộng sự nhận thấy mối liên quan giữa việc tiêu thụ thịt và sự tác động đến sức khỏe không nhất quán. “Những tác động này không lớn, và các bằng chứng đưa ra không đủ đáng tin cậy”, ông cho hay.
Nhiều nghiên cứu trong số này được tiến hành với kích thước mẫu rất nhỏ, mặt khác kết quả thường có sự sai lệch bởi các biến số gây nhiễu. Ví dụ, rất khó để xác định rõ đâu là nguyên nhân thực sự làm giảm nguy cơ mắc phải các bệnh về tim mạch của những người ăn kiêng: việc cắt giảm thịt trong thực đơn, hay việc tăng khẩu phần rau lên?
Mặc dù chúng ta hoàn toàn có thể đạt được một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng chỉ đến từ thực vật; thế nhưng một số người khác đơn giản hơn là tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và dễ dàng đạt được lượng chất dinh dưỡng thiết yếu được khuyến nghị bổ sung. “
Thịt có thể là một nguồn cung cấp chất sắt hoặc cũng có thể là một nguồn protein quan trọng, tất cả tùy thuộc vào loại rau bạn ăn”.
Một số trường hợp được ghi nhận cho thấy: ăn chay trường hoặc áp dụng một thực đơn chỉ dựa trên thực phẩm có nguồn gốc thực vật có thể làm trầm trọng hơn các tình trạng bệnh có từ trước, như hội chứng ruột kích thích (hay còn gọi là IBS). Murray cho biết, một số bằng chứng chỉ ra rằng những người mắc IBS có thể gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn khi vi khuẩn trong ruột của họ phá vỡ một số loại đường trong rau.

Chế độ ăn uống và hệ vi sinh vật

Ruột của chúng ta là nơi sinh sống của hàng nghìn tỷ vi khuẩn - được gọi chung là hệ vi sinh vật đường ruột - có liên quan đến mọi thứ, từ vấn đề tiêu hóa đến bệnh trầm cảm. Yếu tố di truyền và giai đoạn sơ sinh giữ vai trò nhất định trong việc hình thành các vi khuẩn này, tuy nhiên lối sống cũng quan trọng không kém.
Karsten Zengler, giáo sư tại Đại học California San Diego, người nghiên cứu các tương tác của vi sinh vật, nói rằng: “
Người ta đã chứng minh được rằng bất kỳ loại chế độ ăn kiêng nào cũng có một tác dụng đã được xác định ảnh hưởng trực tiếp đến hệ vi sinh vật, và vấn đề tiêu thụ thịt cũng không ngoại lệ”.
Nhà vi trùng học Carmen Losasso tại Istituto Zooprofilattico Sperimentale delle Venezie ở Ý, đã thực hiện một nghiên cứu vào năm 2018 để so sánh hệ vi sinh vật đường ruột của 03 nhóm người: người ăn chay trường, ăn chay và ăn thịt. Losasso và cộng sự đã tìm thấy một số kết quả thú vị.
Ở những người ăn thịt, mức độ phong phú của hệ vi sinh vật thấp hơn so với số người ăn chay và ăn chay trường” - Carmen Losasso nói. “[Tuy nhiên], việc hệ vi sinh vật đường ruột phong phú có ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe vẫn đang gặp nhiều tranh luận”.
Zengler cho rằng mặc dù hiện nay chúng ta vẫn không biết chính xác điều gì tạo nên một “
hệ vi sinh vật khỏe mạnh”, thế nhưng dường như sự đa dạng của chúng chiếm giữ một vai trò nào đó: “Nhìn chung, hệ vi sinh vật đa dạng được coi là có lợi vì điều đó cho thấy khả năng mau chóng phục hồi trở nên vượt trội hơn. Ngày nay, người ta tin rằng một chế độ ăn uống tối ưu cần bao gồm nhiều loại trái cây và rau củ quả. Các loài thực vật chứa rất nhiều đại phân tử khác nhau, vì thế cơ thể người sẽ trở thành vật chủ mang hàng triệu vi khuẩn đa dạng liên quan đến việc chuyển hóa các nguồn thực phẩm này. Thịt cũng có thể là một phần của chế độ ăn kiêng nói trên, thế nhưng dù bất kể thực phẩm gì, chúng ta cũng chỉ nên tiêu thụ ở mức độ vừa phải”.
Will Bulsiewicz, bác sĩ tiêu hóa đồng thời là một trong những tác giả ăn khách nhất theo The New York Times với 2 cuốn sách Fiber Fueled và The Fiber-Fueled Cookbook, trả lời rằng không nhất thiết cứ phải nâng cao tầm quan trọng của việc cắt giảm thịt trong khẩu phần ăn, mà cái chính là phải chú ý đến sự đa dạng của các thực phẩm có nguồn gốc thực vật trong thực đơn (vốn dĩ thường cao hơn trong chế độ ăn của những người ăn chay và ăn chay trường).
Một điều khá quan trọng ở đây là phải tách bạch giữa chế độ ăn chay trường và chế độ ăn chủ yếu là thực vật”, Will nói. “Ăn chay trường là một lựa chọn có tính đạo đức thường xuất phát bởi những mối quan tâm đến quyền lợi của động vật và môi trường chứ không nhất thiết xuất phát từ lí do sức khỏe. Còn chế độ ăn uống dựa trên thực vật là một chế độ ăn nhằm sử dụng những ưu thế của các loại rau củ vì mục đích lợi ích sức khỏe con người. Chế độ ăn chay trường có thể bao gồm đồ ăn vặt thuần chay, trong khi chế độ ăn chủ yếu là thực vật cố gắng giảm thiểu các loại thực phẩm chế biến cực nhanh… [mà] nói chung là không tốt cho hệ vi sinh vật đường ruột, bất kể chúng có thuần chay hay không”.
Do đó, cần so sánh dữ liệu giữa những người ăn chay trường có chế độ ăn uống lành mạnh với những người khỏe mạnh không ăn chay để có kết quả khách quan hơn. Một nghiên cứu gần đây cho thấy sự khác biệt về thành phần vi sinh vật giữa hai nhóm này thực sự khá khiêm tốn, trong khi đó sự khác biệt trong cách thức hoạt động của vi khuẩn lại lớn hơn rất nhiều.
Những gì bạn ăn sẽ dẫn đến sự khác biệt về các vi sinh vật. Thế nhưng điều quan trọng hơn là việc thực phẩm bạn tiêu thụ sẽ tiếp xúc với vi khuẩn, tạo ra hỗn hợp các hóa chất có thể bảo vệ bạn khỏi các chứng viêm, hoặc cũng có thể thúc đẩy chúng”, Bulsiewicz nói.
Các loài vi khuẩn có tác dụng tiêu hóa sợi thực vật được cho là tác nhân sản sinh ra axit béo chuỗi ngắn có lợi cho sức khỏe, vì thế bổ sung nhiều chất xơ có công dụng thúc đẩy các vi khuẩn này phát triển, tăng cường sinh ra những phân tử axit béo lành mạnh. “
Khi chúng ta ăn nhiều thực vật hơn cũng đồng nghĩa với việc nạp nhiều chất xơ hơn” Bulsiewicz nói. “Nói chung, điều chúng ta dễ dàng nhận thấy là những người cung cấp nhiều chất xơ và ăn rau củ nhiều hơn có số lượng vi khuẩn phân giải chất xơ và sản xuất axit béo chuỗi ngắn cũng nhiều hơn”.

Thế thì ăn các sản phẩm từ sữa có hại hay không?

Khi còn nhỏ, hẳn ai trong chúng ta cũng đều được khuyên rằng nếu chăm uống sữa, chúng ta sẽ phát triển khung xương vững chắc và có tầm vóc cao lớn, khỏe mạnh. Thế nhưng hiện nay các lựa chọn thay thế sữa có nguồn gốc thực vật trở nên vô cùng phổ biến. Và rồi các sản phẩm từ sữa bỗng nhiên bị quay ngoắt 180 độ, hứng chịu hàng loạt cáo buộc là nguyên nhân chính dẫn đến từ bệnh tim mạch cho đến mụn trứng cá!
Tuy nhiên, mặc dù chứa hàm lượng chất béo bão hòa cao, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ các sản phẩm từ sữa ở mức độ vừa phải không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch. Trên thực tế, một nghiên cứu lớn tiến hành vào năm 2018 cho thấy tiêu thụ các sản phẩm sữa thực sự có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nguyên nhân chính xác đến nay vẫn chưa được tìm ra, nhưng dường như có liên quan đến một thực tế rằng sữa là nguồn cung cấp Kali dồi dào có tác dụng điều chỉnh huyết áp; ngoài ra còn chứa HDL cholesterol giúp bảo vệ trái tim.
Có một số bằng chứng cho thấy chỉ các sản phẩm từ sữa tách kem và ít béo mới có thể gây ra mụn trứng cá. Ngoài ra, các sản phẩm từ sữa có thể tác động tích cực đến hệ vi sinh vật của chúng ta. Theo Alexander Tyakht, một nhà nghiên cứu thông tin về hệ vi sinh vật tại Viện Max Planck ở Đức, mặc dù sữa nguyên chất có một số tác động đến hệ vi sinh vật - giống như cách mà tất cả các loại thực phẩm đều làm - thế nhưng sữa lên men (như phô mai và sữa chua) có tác dụng đáng chú ý hơn nhiều. “
Có một số lớp phân tử có lợi mà vi khuẩn tạo ra trong quá trình lên men”, Tyakht cho biết. “Ngoài các axit hữu cơ phân tử khối nhỏ đã quá quen thuộc (như lactate giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh cơ hội) còn có các peptide hoạt tính sinh học - các thể khối đặc trưng được vi khuẩn cắt nhỏ từ protein sữa nhưng sở hữu những lợi ích mới đầy hứa hẹn như làm giảm huyết áp, cải thiện chuyển hóa đường, chống viêm và nhiều hơn nữa.
Các chất có ích khác bao gồm axit béo được chuyển hóa sinh học bởi vi khuẩn trong quá trình lên men sữa cũng cho thấy những công dụng mới, ví dụ, chống lại ung thư và xơ vữa động mạch. Nhiều đặc tính thú vị của các hợp chất này hiện đang được tích cực nghiên cứu và lợi ích sức khỏe của chúng đang được xác nhận bằng thực nghiệm
”.

Vậy rốt cuộc thì có nên tiếp tục tiêu thụ thịt và các sản phẩm từ sữa nữa hay không?

Ăn thịt và các sản phẩm từ sữa mỗi ngày ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?
Đến nay, các nghiên cứu vẫn chưa đưa ra kết luận cuối cùng cho vấn đề liệu thịt có thực sự tác động tiêu cực đến sức khỏe của chúng ta hay không. “Nếu bạn thuộc tuýp cực kì cẩn trọng, bạn sẽ nói ‘Tốt thôi, chưa ai chứng minh được thịt hoàn toàn vô hại, nên nếu tránh được việc phải ăn các loại thịt đỏ, tôi sẽ tránh ngay’, thế nhưng có hàng tá thứ khác xung quanh chúng ta nguy hại hơn rất nhiều”, Murry cho biết. “Điều quan trọng hơn cả là gia tăng khẩu phần những thực phẩm tích cực như rau và trái cây trong thực đơn, kèm theo việc kiểm soát huyết áp và bỏ hút thuốc”.
Bất kể thực phẩm gì, nếu ăn nhiều quá đều sẽ có hại. Khi ăn ở mức độ vừa phải, cả thịt lẫn sản phẩm sữa đều là những nguồn cung cấp protein tốt cùng các vitamin và khoáng chất quan trọng. Bulsiewicz nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bổ sung phong phú nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật, hơn là cắt bỏ thực phẩm động vật trong thực đơn của bạn. Ông nói: “
Bạn không cần phải ăn chay trường để tận hưởng chế độ ăn uống dựa trên thực vật”. “Bạn chỉ cần quan tâm, chú ý đến thực phẩm nguồn gốc thực vật trong chế độ ăn uống của mình”.
Lời khuyên số một của tôi để xây dựng một hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh là bắt đầu ăn nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật hơn. Trong Dự án Đường ruột Hoa Kỳ (một nghiên cứu có quy mô rất lớn), những người có hệ đường ruột khỏe mạnh nhất là những người ăn ít nhất 30 loại rau củ hàng tuần. Bất kể bạn là ai hay bạn theo chế độ ăn kiêng nào, bạn có thể bắt đầu thêm nhiều loại thực phẩm thực vật đa dạng hơn vào đó để có được lợi ích này
Cắt giảm những loại thực phẩm chế biến siêu tốc - cho dù chúng có nguồn gốc động vật hay thuần chay - cũng có thể mang lại những lợi ích sức khỏe đáng kể.
Hệ vi sinh vật của bạn hoàn toàn là duy nhất đối với bạn; những gì phù hợp với người này nhưng chưa chắc có thể có hiệu quả với người khác. “
Tôi tin rằng chế độ ăn uống của chúng ta nên được cá nhân hóa theo nhu cầu riêng của mỗi người”. “Không có một quy chuẩn, một thước đo nào phù hợp với tất cả”, Bulsiewicz nói.
Tham khảo: Newsweek
>> Đồ ăn vặt, kẹo và thịt đỏ sẽ sớm đưa bạn... xuống mồ
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top