Anh: Bạch tuộc, tôm,... là động vật có tri giác, không nên luộc sống

Một nghiên cứu ở Anh nói rằng bạch tuộc, tôm, cua… là những sinh vật có tri giác và không nên luộc sống.
Theo CNN, bạch tuộc, cua và tôm hùm có khả năng cảm giác được sự đau đớn. Đây là đánh giá của một nhóm nghiên cứu thuộc Chính phủ Anh. Với lập luận này, họ đã thêm những loài trên vào danh sách cần được bảo vệ theo luật phúc lợi động vật mới (hay còn gọi là luật bảo vệ động vật).
Anh: Bạch tuộc, tôm,... là động vật có tri giác, không nên luộc sống
Báo cáo của các chuyên gia tại Trường Kinh tế London đã xem xét 300 nghiên cứu khoa học để tìm kiếm các bằng chứng tin cậy. Họ kết luận rằng động vật chân đầu (chẳng hạn như bạch tuộc, mực và mực nang) và động vật giáp xác (như cua, tôm hùm và tôm càng) nên được đối xử như những động vật có tri giác khác.
Vertebrate, hay động vật có xương sống, đã được phân loại là có tri giác trong dự thảo luật phúc lợi động vật mới hiện đang được tranh luận ở Vương quốc Anh.
Bộ trưởng phụ trách vấn đề phúc lợi động vật, Lord Zac Goldsmith cho biết: “Sức khỏe của động vật được xem xét một cách đúng đắn khi xây dựng dự luật. Khoa học hiện đã rõ ràng rằng động vật giáp xác và động vật chân đầu có thể cảm thấy đau. Do đó, chúng có quyền được bảo vệ để tránh cảm giác này”.
Theo dự luật, chưa phải là luật, thì Anh sẽ thành lập Ủy ban Tình cảm Động vật. Ủy ban này sẽ đưa ra các báo cáo về các quyết định của chính phủ đã tính đến phúc lợi của các động vật có tri giác như thế nào. Đây là một phần của kế hoạch hành động rộng lớn hơn của chính phủ về Phúc lợi động vật.
Dự luật này cho rằng tôm hùm và cua không nên luộc sống. Ngoài ra, chúng ta phải có biện pháp tốt nhất để di chuyển, làm choáng và giết mổ các loài giáp xác và động vật chân đầu.

Tìm hiểu về động vật chân đầu và động vật giáp xác

Báo cáo đã sử dụng tám cách khác nhau để đo lường khả năng cảm giác của những con vật này. Cụ thể, các nhà khoa học đã xem xét khả năng học tập; sở hữu các thụ thể đau; kết nối giữa các thụ thể cảm giác đau và một số vùng não nhất định; phản ứng với thuốc gây mê hoặc thuốc giảm đau; các hành vi bao gồm cân bằng giữa mối đe dọa với cơ hội được khen thưởng và bảo vệ chống lại thương tích hoặc mối đe dọa.
Anh: Bạch tuộc, tôm,... là động vật có tri giác, không nên luộc sống
Kết quả, họ đã tìm thấy bằng chứng "rất rõ ràng" về khả năng cảm giác ở loài bạch tuộc và bằng chứng "rõ ràng" ở hầu hết các loài cua. Đối với các động vật khác trong hai nhóm này, chẳng hạn như mực, mực nang và tôm hùm, bằng chứng vẫn xuất hiện nhưng không đáng kể.
Nội dung của báo cáo có đoạn cho biết: “Sự chú ý của giới khoa học đã tập trung vào một số (động vật) hơn là những loài khác vì những lí do thuận tiện trong thực tế. Ví dụ như loài động vật nào có thể được nuôi tốt trong phòng thí nghiệm hoặc có sẵn trong phòng thí nghiệm. Vì tình hình này, chúng tôi cho rằng sẽ không phù hợp nếu giới hạn việc bảo vệ đối với một số loại động vật chân đầu nhất định”.
Bộ phim tài liệu gần đây của Netflix "My Octopus Teacher" đã giới thiệu những khả năng độc đáo của bạch tuộc. Cấu trúc não của bạch tuộc rất khác so với của con người, nhưng nó có một số chức năng tương tự như não của động vật có vú, chẳng hạn như khả năng học tập, bao gồm khả năng giải quyết vấn đề và khả năng mơ.
Theo CNN
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top