Một tòa án ở Bogota, Colombia đã cấp cho Ericsson một lệnh cấm sơ bộ chống lại Apple, ngăn cản công ty có trụ sở tại Cupertino và các công ty con cũng như đối tác của họ nhập khẩu, bán và thậm chí quảng cáo một số chiếc iPhone và iPad có kết nối 5G.
Đây là chiến thắng lớn đầu tiên của Ericsson sau khi hãng và Apple gia hạn các mối quan hệ pháp lý vào đầu năm nay. Chúng liên quan đến phí cấp phép cho một số Bằng sáng chế Tiêu chuẩn Thiết yếu (SEP) liên quan đến 5G. Apple chấp thuận các bằng sáng chế là hợp lệ, nhưng họ tin rằng Ericsson đang tính phí quá cao đối với chúng.
Lệnh cấm sơ bộ này (tất nhiên là Apple đang thực hiện kháng cáo) đồng nghĩa rằng việc bán dòng iPhone 12 và iPhone 13, cũng như iPad mới hơn, có kết nối 5G ở Colombia phải tạm dừng. Thẩm phán cũng đưa ra thông báo tương tự với cơ quan hải quan quốc gia, nhằm ngăn chặn nhập khẩu các sản phẩm đó. Ngoài ra, Apple cần phải liên hệ với các cửa hàng trực tuyến và ngoại tuyến cũng như những nền tảng truyền thông xã hội để ngừng bán và quảng cáo iPhone, iPad đã tồn trong kho.
Tòa án Colombia cũng đã ban hành một "lệnh chống phản đối". Lệnh mới ban hành sẽ ngăn Apple cố gắng sử dụng tòa án ở một quốc gia khác nhằm gây áp lực, buộc Ericsson gỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu và bán hàng ở Colombia (chẳng hạn như yêu cầu một tòa án ở Mỹ phạt các hoạt động của Ericsson tại Mỹ).
Thay vào đó, các luật sư của Apple đang tìm kiếm “những thiệt hại *********” ở Quận phía Đông của Texas, yêu cầu Chánh án Rodney S. Gilstrap đưa ra quyết định buộc Ericsson phải bồi thường cho Apple bất kỳ khoản phí, tiền phạt, hình phạt và chi phí nào phát sinh từ lệnh của tòa án Colombia.
Phía Apple đưa lập luận hiện tại mạng 5G không có sẵn dành cho người dùng tại Colombia. Tức là, lệnh cấm trên chỉ phù hợp khi mạng 5G được kích hoạt ở Colombia.
Tuy nhiên, thẩm phán Colombia đã không chấp thuận điều đó bởi những chiếc điện thoại và máy tính bảng đều có thể vi phạm bằng sáng chế trong quá trình thử nghiệm mạng 5G tại quốc gia này. Với việc được chạy thử nghiệm từ năm 2020, mạng 5G đầu tiên ở Colombia dự kiến sẽ hoạt động vào cuối năm nay, thế nên, đó chắc chắn không phải là một nhận định vô lý.
Dẫu sao đi chăng nữa, Colombia cũng không phải là một thị trường lớn đối với Apple. Nhưng nếu đây là một bước đổ domino đầu tiên, Apple có thể gặp rắc rối và công ty sẽ phải trả phí cấp bằng sáng chế cho Ericsson. Apple sẽ phải chi trả chưa đến 15 USD tiền bản quyền SEP cho mỗi điện thoại, trị giá khoảng 2% giá bán của một chiếc iPhone mới.
Nếu quan tâm đến các chi tiết pháp lý, hãy truy cập vào FOSS Patents để tìm hiểu thêm. Tác giả Florian Mueller cũng có một bài viết gây tò mò về việc Apple đạo đức giả như thế nào khi buộc tội Ericsson về những điều mà chính họ cũng đang thực hiện. Chẳng hạn như Táo khuyết đang tính phí hoa hồng 15% - 30% đối với các nhà phát triển ứng dụng cho mỗi ứng dụng được bán trên App Store.
Nguồn: GSM Arena
Lệnh cấm sơ bộ này (tất nhiên là Apple đang thực hiện kháng cáo) đồng nghĩa rằng việc bán dòng iPhone 12 và iPhone 13, cũng như iPad mới hơn, có kết nối 5G ở Colombia phải tạm dừng. Thẩm phán cũng đưa ra thông báo tương tự với cơ quan hải quan quốc gia, nhằm ngăn chặn nhập khẩu các sản phẩm đó. Ngoài ra, Apple cần phải liên hệ với các cửa hàng trực tuyến và ngoại tuyến cũng như những nền tảng truyền thông xã hội để ngừng bán và quảng cáo iPhone, iPad đã tồn trong kho.
Tòa án Colombia cũng đã ban hành một "lệnh chống phản đối". Lệnh mới ban hành sẽ ngăn Apple cố gắng sử dụng tòa án ở một quốc gia khác nhằm gây áp lực, buộc Ericsson gỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu và bán hàng ở Colombia (chẳng hạn như yêu cầu một tòa án ở Mỹ phạt các hoạt động của Ericsson tại Mỹ).
Thay vào đó, các luật sư của Apple đang tìm kiếm “những thiệt hại *********” ở Quận phía Đông của Texas, yêu cầu Chánh án Rodney S. Gilstrap đưa ra quyết định buộc Ericsson phải bồi thường cho Apple bất kỳ khoản phí, tiền phạt, hình phạt và chi phí nào phát sinh từ lệnh của tòa án Colombia.
Tuy nhiên, thẩm phán Colombia đã không chấp thuận điều đó bởi những chiếc điện thoại và máy tính bảng đều có thể vi phạm bằng sáng chế trong quá trình thử nghiệm mạng 5G tại quốc gia này. Với việc được chạy thử nghiệm từ năm 2020, mạng 5G đầu tiên ở Colombia dự kiến sẽ hoạt động vào cuối năm nay, thế nên, đó chắc chắn không phải là một nhận định vô lý.
Dẫu sao đi chăng nữa, Colombia cũng không phải là một thị trường lớn đối với Apple. Nhưng nếu đây là một bước đổ domino đầu tiên, Apple có thể gặp rắc rối và công ty sẽ phải trả phí cấp bằng sáng chế cho Ericsson. Apple sẽ phải chi trả chưa đến 15 USD tiền bản quyền SEP cho mỗi điện thoại, trị giá khoảng 2% giá bán của một chiếc iPhone mới.
Nếu quan tâm đến các chi tiết pháp lý, hãy truy cập vào FOSS Patents để tìm hiểu thêm. Tác giả Florian Mueller cũng có một bài viết gây tò mò về việc Apple đạo đức giả như thế nào khi buộc tội Ericsson về những điều mà chính họ cũng đang thực hiện. Chẳng hạn như Táo khuyết đang tính phí hoa hồng 15% - 30% đối với các nhà phát triển ứng dụng cho mỗi ứng dụng được bán trên App Store.
Nguồn: GSM Arena