VNR Content
Pearl
Tạp chí Financial Times đưa tin, thanh thiếu niên Mỹ ưa chuộng sản phẩm Apple hơn các hãng khác. Nó dẫn tới tâm lý xã hội của các bạn trẻ luôn sợ mình bị “tẩy chay” vì không có iPhone, đồng thời cũng điều hướng hành vi mua sắm tới thiết bị Apple.
Báo cáo cho hay, khách hàng trẻ tồn tại 1 tâm lý phổ biến là sợ bị tẩy chay vì không dùng iPhone. Từ đó, dẫn đến hiện tượng mua tiếp sản phẩm khác của Apple, giúp thị phần công ty tăng ở nhiều hạng mục kinh doanh khác nhau.
Gen Z được hiểu là nhóm nhân khẩu học sinh năm 1996 trở về sau, chiếm khoảng 34% tức 1/3 tổng số khách hàng iPhone ở Mỹ. Con số tương ứng bên Samsung chỉ là 10%, cho thấy nhóm khách hàng trẻ tuổi chiếm 1 lượng nhỏ hơn so với bên Apple.
Từ đó, những người này co xu hướng mua sắm tiếp AirPods, MacBook, Watch,... Trong khi các thương hiệu khác rất khó lôi kéo tương tự, gồm cả Samsung. Bởi họ không có sự gắn kết chặt chẽ như iPhone.
iPhone lôi kéo người dùng mua thiết bị khác của Apple
Trung bình, cứ mỗi 100 chiếc iPhone bán ra, Apple sẽ bán được thêm 26 iPad, 17 chiếc Watch, 35 cặp AirPods, số liệu cung cấp bởi Canalys. Còn với Samsung, mỗi 100 chiếc smartphone bán ra thì chỉ kéo theo dưới 11 chiếc tablet, 6 smartwatch, 6 tai nghe không dây. Bất chấp việc mỗi chiếc iPhone có giá bán trung bình cao gấp 3 lần điện thoại Android.
Việc Apple “thao túng tâm lý” Gen Z khiến họ ít chịu ảnh hưởng nhất khi thị trường smartphone suy thoái như vừa rồi. Bởi khách hàng có mức độ trung thành cao và chịu chi hầu như đã rơi vào tay Apple, còn Samsung và các hãng Android ngày càng chật vật trong việc thuyết phục nhóm này.
Hệ sinh thái khép kín của Apple gần như không thể xuyên thủng. Rất khó để có ai điều hướng nhóm khách hàng Gen Z chuyển sang sản phẩm của họ, bỏ qua Apple. Và càng dùng nhiều tai nghe hay laptop Apple, họ lại càng gắn bó chặt hơn. Công ty Mỹ vì thế tiếp tục tăng trưởng cả ở thị trường phát triển lẫn đang phát triển, bất chấp bối cảnh ảm đạm nói chung của ngành.
Hậu quả ghê gớm hơn là tâm lý sợ bị bỏ rơi bởi xã hội. Gen Z là những người dùng smartphone rất nhiều, 1 ngày online đến 4-5 tiếng trở lên. Do vậy, xu hướng xã hội hầu như được quyết định bởi nhóm này. Ví dụ nổi bật chính là bong bóng chat trên iPhone, 1 chủ đề tranh cãi nổi bật trong ngành công nghệ.
Xanh lam thì là tin nhắn gửi từ iPhone còn xanh lá là SMS bình thường, vốn được hiểu là điện thoại Android. Nó nổi tiếng đến mức được cộng đồng mạng mang ra chế meme trên TikTok, Instagram, Facebook,... Apple kiên quyết từ chối thay đổi tình trạng này, trong khi Google liên tục chỉ trích công ty.
Đôi khi, cuộc trò chuyện có thể trở nên tồi tệ đi chỉ bởi xuất hiện bong bóng chat màu xanh lá.
Thậm chí ngay cả ở châu Âu, nơi mà Android có thị phần áp đảo so với iPhone, xu hướng này vẫn tồn tại như ở bên Mỹ. Canalys cho hay, có 83% người dùng Apple ở đây dưới 25 tuổi sẽ tiếp tục sử dụng iPhone về sau. Khi Gen Z trưởng thành, họ chính là những người sẽ mua iPhone cho con cái họ, bọn trẻ sẽ lại ở trong hệ sinh thái Apple và cả gia đình sẽ chủ yếu dùng đồ Apple. Rất khó để các đối thủ Android có thể phá vỡ vòng lặp đó.
Chính bản thân Apple cũng hiểu tầm quan trọng của nhóm khách hàng này. Trước đây, khi 1 số lãnh đạo Apple có ý định đưa iMessage lên Android, giám đốc phần mềm Craig Federighi đã viết mail phản đối: “nó sẽ phá vỡ rào cản trong các gia đình đang sử dụng iPhone, cho phép bố mẹ mua điện thoại Android cho con cái”.
Khi được hỏi tại sao Apple không hỗ trợ chuẩn RCS bên Android, CEO Tim Cook trả lời 1 cách đơn giản - “hãy mua iPhone cho mẹ của bạn.”
>>> CEO Apple bày cách xử lý vấn đề bong bóng chat xanh lá!
Báo cáo cho hay, khách hàng trẻ tồn tại 1 tâm lý phổ biến là sợ bị tẩy chay vì không dùng iPhone. Từ đó, dẫn đến hiện tượng mua tiếp sản phẩm khác của Apple, giúp thị phần công ty tăng ở nhiều hạng mục kinh doanh khác nhau.
Gen Z được hiểu là nhóm nhân khẩu học sinh năm 1996 trở về sau, chiếm khoảng 34% tức 1/3 tổng số khách hàng iPhone ở Mỹ. Con số tương ứng bên Samsung chỉ là 10%, cho thấy nhóm khách hàng trẻ tuổi chiếm 1 lượng nhỏ hơn so với bên Apple.
Từ đó, những người này co xu hướng mua sắm tiếp AirPods, MacBook, Watch,... Trong khi các thương hiệu khác rất khó lôi kéo tương tự, gồm cả Samsung. Bởi họ không có sự gắn kết chặt chẽ như iPhone.
Trung bình, cứ mỗi 100 chiếc iPhone bán ra, Apple sẽ bán được thêm 26 iPad, 17 chiếc Watch, 35 cặp AirPods, số liệu cung cấp bởi Canalys. Còn với Samsung, mỗi 100 chiếc smartphone bán ra thì chỉ kéo theo dưới 11 chiếc tablet, 6 smartwatch, 6 tai nghe không dây. Bất chấp việc mỗi chiếc iPhone có giá bán trung bình cao gấp 3 lần điện thoại Android.
Việc Apple “thao túng tâm lý” Gen Z khiến họ ít chịu ảnh hưởng nhất khi thị trường smartphone suy thoái như vừa rồi. Bởi khách hàng có mức độ trung thành cao và chịu chi hầu như đã rơi vào tay Apple, còn Samsung và các hãng Android ngày càng chật vật trong việc thuyết phục nhóm này.
Hệ sinh thái khép kín của Apple gần như không thể xuyên thủng. Rất khó để có ai điều hướng nhóm khách hàng Gen Z chuyển sang sản phẩm của họ, bỏ qua Apple. Và càng dùng nhiều tai nghe hay laptop Apple, họ lại càng gắn bó chặt hơn. Công ty Mỹ vì thế tiếp tục tăng trưởng cả ở thị trường phát triển lẫn đang phát triển, bất chấp bối cảnh ảm đạm nói chung của ngành.
Hậu quả ghê gớm hơn là tâm lý sợ bị bỏ rơi bởi xã hội. Gen Z là những người dùng smartphone rất nhiều, 1 ngày online đến 4-5 tiếng trở lên. Do vậy, xu hướng xã hội hầu như được quyết định bởi nhóm này. Ví dụ nổi bật chính là bong bóng chat trên iPhone, 1 chủ đề tranh cãi nổi bật trong ngành công nghệ.
Đôi khi, cuộc trò chuyện có thể trở nên tồi tệ đi chỉ bởi xuất hiện bong bóng chat màu xanh lá.
Thậm chí ngay cả ở châu Âu, nơi mà Android có thị phần áp đảo so với iPhone, xu hướng này vẫn tồn tại như ở bên Mỹ. Canalys cho hay, có 83% người dùng Apple ở đây dưới 25 tuổi sẽ tiếp tục sử dụng iPhone về sau. Khi Gen Z trưởng thành, họ chính là những người sẽ mua iPhone cho con cái họ, bọn trẻ sẽ lại ở trong hệ sinh thái Apple và cả gia đình sẽ chủ yếu dùng đồ Apple. Rất khó để các đối thủ Android có thể phá vỡ vòng lặp đó.
Khi được hỏi tại sao Apple không hỗ trợ chuẩn RCS bên Android, CEO Tim Cook trả lời 1 cách đơn giản - “hãy mua iPhone cho mẹ của bạn.”
>>> CEO Apple bày cách xử lý vấn đề bong bóng chat xanh lá!