Nhiều người dùng Apple cuối cùng cũng nhận được khoản thanh toán 65 USD sau vụ kiện tập thể năm 2018 tuyên bố Apple cố tình làm chậm iPhone nhằm thúc đẩy người dùng nâng cấp lên điện thoại mới.
Theo trang Gizmodo, Apple đã đồng ý trả tới 500 triệu USD để giải quyết vụ kiện. Thậm chí sau khi Apple đồng ý chi tiền dàn xếp vụ kiện, hai chủ sở hữu iPhone đã đệ đơn kháng cáo phản đối một số điều khoản của thỏa thuận dàn xếp nhưng bị tòa phúc thẩm từ chối.
Vụ kiện tập thể này kéo dài 5 năm với khoảng ba triệu người khiếu nại. Apple thừa nhận đã làm chậm phần mềm iOS trên iPhone cũ vào năm 2017 nhưng tuyên bố việc làm chậm đó để ngăn máy hết pin nhanh, chứ không phải để thúc ép người tiêu dùng mua pin mới hoặc nâng cấp lên iPhone mới.
Apple đã lập luận trong một hồ sơ tòa án năm 2019 rằng pin lithium-ion xuống cấp theo thời gian và trở nên kém hiệu quả hơn. Nhưng công ty đã không thông báo cho người dùng về các bản cập nhật cho iOS được cho là làm chậm iPhone và nó chỉ được công chúng chú ý sau khi nhiều người dùng báo cáo iPhone của họ sẽ tắt mặc dù pin vẫn còn 30% dung lượng.
Cotchett, Pitre & McCarthy, công ty đại diện cho những người dùng iPhone khiếu kiện Apple, cho biết: “Việc dàn xếp là kết quả của nhiều năm điều tra và tranh tụng sôi nổi. Chúng tôi vô cùng tự hào rằng thỏa thuận này đã được phê duyệt và Apple phải bồi thường ngay lập tức cho những người dùng bị ảnh hưởng.”
Apple đã phủ nhận mọi hành vi sai trái trong vụ kiện nhưng đồng ý trả cho những người yêu cầu bồi thường 500 triệu USD tiền mặt. Số tiền mà mỗi người liên quan đến vụ kiện tập thể đã được xác định là 65 USD.
Những iPhone bị ảnh hưởng bao gồm iPhone 6, 6 Plus, 6s Plus và iPhone SE chạy trên nền tảng iOS 10 2.1 trước ngày 21/12/2017. Các thiết bị khác bao gồm iPhone 7 và 7 Plus chạy trên iOS 11.2 trở lên trước ngày đó.
Tyson C. Redenbarger, một đối tác tại Cotchett, Pitre & McCarthy đã bình luận về vụ kiện này trong thông cáo báo chí rằng: “Đây là một vụ kiện quan trọng, nằm ở giao điểm của quyền riêng tư, sản phẩm tiêu dùng và luật xâm nhập máy tính. Thỏa thuận dàn xếp sẽ đảm bảo rằng trong tương lai khách hàng được thông báo đầy đủ khi có yêu cầu cập nhật sản phẩm của họ.”
Vụ kiện tập thể cố tình làm chậm iPhone đã thúc đẩy một cuộc điều tra ở hơn 30 tiểu bang của Mỹ bao gồm các bang như Arizona, Arkansas và Indiana vào năm 2020. “Các công ty công nghệ lớn phải ngừng thao túng người tiêu dùng và nói cho họ biết toàn bộ sự thật về các hoạt động và sản phẩm của họ,” Tổng chưởng lý Arizona Mark Brnovich cho biết trong một thông cáo báo chí vào thời điểm đó. “Tôi cam kết buộc các công ty công nghệ khổng lồ phải chịu trách nhiệm khi họ che giấu thông tin quan trọng với người dùng.”
>> Apple bị kiện tập thể vì cố tình làm chậm iPhone
>> Pháp tố Apple làm sản phẩm theo kiểu "lỗi thời có kế hoạch", cố tình giảm tuổi thọ iPhone
Vụ kiện tập thể này kéo dài 5 năm với khoảng ba triệu người khiếu nại. Apple thừa nhận đã làm chậm phần mềm iOS trên iPhone cũ vào năm 2017 nhưng tuyên bố việc làm chậm đó để ngăn máy hết pin nhanh, chứ không phải để thúc ép người tiêu dùng mua pin mới hoặc nâng cấp lên iPhone mới.
Apple đã lập luận trong một hồ sơ tòa án năm 2019 rằng pin lithium-ion xuống cấp theo thời gian và trở nên kém hiệu quả hơn. Nhưng công ty đã không thông báo cho người dùng về các bản cập nhật cho iOS được cho là làm chậm iPhone và nó chỉ được công chúng chú ý sau khi nhiều người dùng báo cáo iPhone của họ sẽ tắt mặc dù pin vẫn còn 30% dung lượng.
Cotchett, Pitre & McCarthy, công ty đại diện cho những người dùng iPhone khiếu kiện Apple, cho biết: “Việc dàn xếp là kết quả của nhiều năm điều tra và tranh tụng sôi nổi. Chúng tôi vô cùng tự hào rằng thỏa thuận này đã được phê duyệt và Apple phải bồi thường ngay lập tức cho những người dùng bị ảnh hưởng.”
Apple đã phủ nhận mọi hành vi sai trái trong vụ kiện nhưng đồng ý trả cho những người yêu cầu bồi thường 500 triệu USD tiền mặt. Số tiền mà mỗi người liên quan đến vụ kiện tập thể đã được xác định là 65 USD.
Những iPhone bị ảnh hưởng bao gồm iPhone 6, 6 Plus, 6s Plus và iPhone SE chạy trên nền tảng iOS 10 2.1 trước ngày 21/12/2017. Các thiết bị khác bao gồm iPhone 7 và 7 Plus chạy trên iOS 11.2 trở lên trước ngày đó.
Tyson C. Redenbarger, một đối tác tại Cotchett, Pitre & McCarthy đã bình luận về vụ kiện này trong thông cáo báo chí rằng: “Đây là một vụ kiện quan trọng, nằm ở giao điểm của quyền riêng tư, sản phẩm tiêu dùng và luật xâm nhập máy tính. Thỏa thuận dàn xếp sẽ đảm bảo rằng trong tương lai khách hàng được thông báo đầy đủ khi có yêu cầu cập nhật sản phẩm của họ.”
Vụ kiện tập thể cố tình làm chậm iPhone đã thúc đẩy một cuộc điều tra ở hơn 30 tiểu bang của Mỹ bao gồm các bang như Arizona, Arkansas và Indiana vào năm 2020. “Các công ty công nghệ lớn phải ngừng thao túng người tiêu dùng và nói cho họ biết toàn bộ sự thật về các hoạt động và sản phẩm của họ,” Tổng chưởng lý Arizona Mark Brnovich cho biết trong một thông cáo báo chí vào thời điểm đó. “Tôi cam kết buộc các công ty công nghệ khổng lồ phải chịu trách nhiệm khi họ che giấu thông tin quan trọng với người dùng.”
>> Apple bị kiện tập thể vì cố tình làm chậm iPhone
>> Pháp tố Apple làm sản phẩm theo kiểu "lỗi thời có kế hoạch", cố tình giảm tuổi thọ iPhone