Theo GSMArena, Apple đang vấp phải làn sóng phản đối từ cộng đồng người dùng khi tiếp tục từ chối các ứng dụng giả lập PC trên nền tảng iOS, bất chấp việc trước đó đã "bật đèn xanh" cho các trình giả lập máy chơi game cổ điển xuất hiện trên App Store. Quyết định gây tranh cãi này được đưa ra sau khi hai ứng dụng giả lập PC nổi tiếng là iDOS 3 và UTM SE bị Apple thẳng thừng từ chối với lý do không đáp ứng tiêu chí của một trình giả lập máy chơi game cổ điển.
Cụ thể, Apple cho biết iDOS 3 bị từ chối vì "cung cấp chức năng giả lập nhưng không giả lập cụ thể một máy chơi game cổ điển", trong khi UTM SE bị từ chối với lý do "PC không phải là một máy chơi game". Điều này khiến cả nhà phát triển và người dùng không khỏi băn khoăn về cách Apple định nghĩa thế nào là "máy chơi game cổ điển".
Chưa dừng lại ở đó, Apple còn chặn UTM SE xuất hiện trên các kho ứng dụng bên thứ ba tại Liên minh châu Âu (EU), với lý do ứng dụng vi phạm nguyên tắc hoạt động độc lập và không được phép thực thi mã thay đổi chức năng của ứng dụng khác.
Quyết định cứng rắn của Apple đã khơi mào cho nhiều cuộc tranh luận sôi nổi. Một số người cho rằng Apple đang tìm cách bảo vệ lợi ích của mình bằng cách hạn chế sự cạnh tranh từ các ứng dụng giả lập PC. Trong khi đó, một số khác lại tin rằng Apple đang hành động vì mục đích bảo vệ người dùng khỏi các ứng dụng giả lập tiềm ẩn nguy cơ bảo mật như chứa mã độc hoặc vi phạm bản quyền.
Dù lý do là gì, quyết định của Apple đã cho thấy rõ ràng người dùng iOS sẽ không thể sử dụng các trình giả lập PC trên thiết bị của mình, ít nhất là ở thời điểm hiện tại.
Cụ thể, Apple cho biết iDOS 3 bị từ chối vì "cung cấp chức năng giả lập nhưng không giả lập cụ thể một máy chơi game cổ điển", trong khi UTM SE bị từ chối với lý do "PC không phải là một máy chơi game". Điều này khiến cả nhà phát triển và người dùng không khỏi băn khoăn về cách Apple định nghĩa thế nào là "máy chơi game cổ điển".
Chưa dừng lại ở đó, Apple còn chặn UTM SE xuất hiện trên các kho ứng dụng bên thứ ba tại Liên minh châu Âu (EU), với lý do ứng dụng vi phạm nguyên tắc hoạt động độc lập và không được phép thực thi mã thay đổi chức năng của ứng dụng khác.
Quyết định cứng rắn của Apple đã khơi mào cho nhiều cuộc tranh luận sôi nổi. Một số người cho rằng Apple đang tìm cách bảo vệ lợi ích của mình bằng cách hạn chế sự cạnh tranh từ các ứng dụng giả lập PC. Trong khi đó, một số khác lại tin rằng Apple đang hành động vì mục đích bảo vệ người dùng khỏi các ứng dụng giả lập tiềm ẩn nguy cơ bảo mật như chứa mã độc hoặc vi phạm bản quyền.
Dù lý do là gì, quyết định của Apple đã cho thấy rõ ràng người dùng iOS sẽ không thể sử dụng các trình giả lập PC trên thiết bị của mình, ít nhất là ở thời điểm hiện tại.