From Beijing with Love
Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Ít ngày nữa, Apple sẽ công bố 1 danh mục sản phẩm hoàn toàn mới, rất lâu kể từ khi Apple Watch ra mắt năm 2014. Sự kiện này thu hút sự chú ý của cả ngành công nghệ. Theo rất nhiều tin đồn và báo cáo, trong khuôn khổ sự kiện phần mềm WWDC dành cho các nhà phát triển, Apple sẽ công bố chiếc kính thực tế hỗn hợp được mong đợi từ lâu.
Chiếc kính này sẽ có màn hình cực kì sắc nét, camera độ phân giải cao. Người dùng có nhiều chế độ sử dụng, cả VR lẫn AR, tương tác với thế giới thực với lớp thông tin ảo hiển thị phủ lên. Sản phẩm được kì vọng sẽ vượt qua hàng loạt sự thất vọng trước đó của các công ty khác, tạo nên cơn sóng kích thích ngành công nghiệp VR/AR tiến về phía trước.
Nhà phân tích Wamsi Mohan của Bank of America lưu ý Apple có lịch sử tung ra 1 danh mục sản phẩm mới toanh, sau đó khuếch đại tiềm năng của nó, làm gián đoạn sự phát triển của thị trường rồi định hình lại toàn bộ. Một sản phẩm thiết lập lại diện mạo toàn ngành sau khi được công bố. Đó là lí do vì sao nhiều chuyên gia kì vọng vào kính VR/AR của Apple.
1 người đang trải nghiệm HTC Vive trong sự kiện của Apple năm 2017
Thực tế tăng cường của Microsoft cũng không thành công như kì vọng. Sản phẩm Hololens của Microsoft được công bố từ năm 2014 được đánh giá rất cao từ giới chuyên môn. Họ thậm chí đã kí được hợp đồng đào tạo binh sĩ với quân đội. Nhưng sau đó gặp nhiều phàn nàn về trải nghiệm và mới đây cũng bị thu hẹp quy mô.
Nhiều star-up AR khác như Magic Leap cũng không đáp ứng được kì vọng giới đầu tư, thay đổi cách quản trị và định hướng kinh doanh so với ý tưởng ban đầu.
Thiết bị của Apple được cho là sẽ thay đổi tất cả. Nó tập hợp những linh kiện hiện đại nhất để cung cấp 1 trải nghiệm đột phá, gồm màn hình micro OLED 4K của Sony, chip do Apple tự thiết kế,... Giá thành rơi vào khoảng 3.000 USD và dự báo doanh số năm đầu tiên khoảng vài trăm ngàn đơn vị. Apple tham vọng người dùng có thể đeo nó cả ngày, sử dụng trong nhiều tác vụ từ hội họp tới tìm kiếm, giao tiếp,...
Cố lãnh đạo Apple Steve Jobs giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên, sau này được gọi là "khoảnh khắc iPhone"
Chính vì thế, nhiều người kì vọng “khoảnh khắc iPhone” có thể lặp lại 1 lần nữa với kính VR/AR. Tại thời điểm đó, CEO Apple mô tả đây là sản phẩm kết hợp 3 thứ thiết bị liên lạc, truy cập Internet và máy nghe nhạc. Nhưng ở thị trường headset hiện nay, các hãng còn phải mất thời gian giải thích sự khác biệt giữa VR (thực tế ảo), AR (thực tế tăng cường) và MR (thực tế hỗn hợp) với khách hàng. Nếu Apple xuất hiện và có thể làm sáng tỏ cho toàn ngành công nghiệp, để khách hàng hiểu và muốn mua chúng.
Năm 2013: Apple mua PrimeSense có chuyên môn về cảm biến 3D, sau này đóng góp vào việc phát triển Face ID cho iPhone.
Năm 2015, Apple mua lại Metaio chuyên viết phần mềm AR cho thiết bị di động.
Năm 2016, hãng mua Flyby Media, làm việc về thị giác máy tính.
Năm 2017, thâu tóm SensoMororic Instruments, phát triển tính năng theo dõi cử chỉ, chuyển động của mắt,...
Năm 2018, họ mua tiếp Akonia Holographics phát triển thấu kính trong suốt cho kính AR.
Cuối cùng là mua NextVR, chuyên sản xuất nội dung video dạng AR.
Ứng dụng AR để tái tạo mô hình 3D
Apple cũng tích cực thúc đẩy ARKit tới nhà phát triển, nhằm tạo thêm nhiều ứng dụng AR dựa trên phần cứng iPhone, iPad.
Nhưng sau đó, họ phát hiện người đeo Apple Watch thực sự coi nó như thiết bị theo dõi sức khỏe. Thế là họ dần chuyển hướng Watch thành 1 thiết bị chăm sóc sức khỏe với nhiều cảm biến theo dõi.
Như vậy, kể cả khi thế hệ đầu tiên không đạt doanh số khả quan, Apple cũng có thể điều chỉnh ở những bản tiếp theo để thu hút khách hàng bằng giá thấp hơn, thêm tính năng,... Nó khó có thể “bán chạy như tôm tươi” ngay nhưng tất cả đều tin rằng, thị trường mà Apple đang dấn thân rồi cũng sẽ có ngày mang về nguồn thu khổng lồ.
>>> Đừng mơ mộng nữa iFan, sẽ không có khoảnh khắc iPhone nào nữa đâu.
Chiếc kính này sẽ có màn hình cực kì sắc nét, camera độ phân giải cao. Người dùng có nhiều chế độ sử dụng, cả VR lẫn AR, tương tác với thế giới thực với lớp thông tin ảo hiển thị phủ lên. Sản phẩm được kì vọng sẽ vượt qua hàng loạt sự thất vọng trước đó của các công ty khác, tạo nên cơn sóng kích thích ngành công nghiệp VR/AR tiến về phía trước.
Nhà phân tích Wamsi Mohan của Bank of America lưu ý Apple có lịch sử tung ra 1 danh mục sản phẩm mới toanh, sau đó khuếch đại tiềm năng của nó, làm gián đoạn sự phát triển của thị trường rồi định hình lại toàn bộ. Một sản phẩm thiết lập lại diện mạo toàn ngành sau khi được công bố. Đó là lí do vì sao nhiều chuyên gia kì vọng vào kính VR/AR của Apple.
Những nỗi thất vọng đi trước
Facebook đổi tên công ty thành Meta cuối năm 2021 và kéo sự chú ý của tất cả mọi người vào metaverse. Song kể từ đó, doanh số thiết bị VR không có cải thiện đáng kể, lượng người dùng mạng xã hội ảo cũng không tăng trưởng như kì vọng, bùng nổ phần mềm VR cũng mãi chỉ là vọng tưởng. Thiết bị VR của công ty mới đây còn phải giảm giá vì khó bán.Thực tế tăng cường của Microsoft cũng không thành công như kì vọng. Sản phẩm Hololens của Microsoft được công bố từ năm 2014 được đánh giá rất cao từ giới chuyên môn. Họ thậm chí đã kí được hợp đồng đào tạo binh sĩ với quân đội. Nhưng sau đó gặp nhiều phàn nàn về trải nghiệm và mới đây cũng bị thu hẹp quy mô.
Nhiều star-up AR khác như Magic Leap cũng không đáp ứng được kì vọng giới đầu tư, thay đổi cách quản trị và định hướng kinh doanh so với ý tưởng ban đầu.
Thiết bị của Apple được cho là sẽ thay đổi tất cả. Nó tập hợp những linh kiện hiện đại nhất để cung cấp 1 trải nghiệm đột phá, gồm màn hình micro OLED 4K của Sony, chip do Apple tự thiết kế,... Giá thành rơi vào khoảng 3.000 USD và dự báo doanh số năm đầu tiên khoảng vài trăm ngàn đơn vị. Apple tham vọng người dùng có thể đeo nó cả ngày, sử dụng trong nhiều tác vụ từ hội họp tới tìm kiếm, giao tiếp,...
Cách Apple thành công
Apple hiếm khi tự phát minh thứ gì đó chưa tồn tại, thay vào đó, công ty chủ yếu tinh chỉnh sản phẩm sẵn có để chúng trở nên mới mẻ hơn. Thay đổi cách người dùng sử dụng sản phẩm và biến nó trở thành nhu cầu thiết yếu. Đó là cách công ty đã thay đổi thị trường máy nghe nhạc, smartphone, đồng hồ thông minh, tai nghe không dây,... Nhìn vào lịch sử, Apple thường dựa vào sức mạnh thương hiệu và túi tiền markeitng “không đáy” để giáo dục người dùng về sản phẩm mới, giải thích cho họ biết tại sao cần mua chúng.Chính vì thế, nhiều người kì vọng “khoảnh khắc iPhone” có thể lặp lại 1 lần nữa với kính VR/AR. Tại thời điểm đó, CEO Apple mô tả đây là sản phẩm kết hợp 3 thứ thiết bị liên lạc, truy cập Internet và máy nghe nhạc. Nhưng ở thị trường headset hiện nay, các hãng còn phải mất thời gian giải thích sự khác biệt giữa VR (thực tế ảo), AR (thực tế tăng cường) và MR (thực tế hỗn hợp) với khách hàng. Nếu Apple xuất hiện và có thể làm sáng tỏ cho toàn ngành công nghiệp, để khách hàng hiểu và muốn mua chúng.
Nền móng xây dựng nhiều năm
Khi Apple phát hành sản phẩm, nó không chỉ có công nghệ đột phá mà còn phần cứng và phần mềm mà Apple đã thâu tóm và phát triển trong nhiều năm. Kể từ năm 2016, Tim Cook đã nhắc đi nhắc lại về thực tế tăng cường, ông thường ca ngợi nó hơn thực tế ảo. Cũng kể từ đó, Apple dần thâu tóm nhiều công ty có liên quan, nhằm chuẩn bị cho 1 thiết bị mà họ chưa có.Năm 2013: Apple mua PrimeSense có chuyên môn về cảm biến 3D, sau này đóng góp vào việc phát triển Face ID cho iPhone.
Năm 2015, Apple mua lại Metaio chuyên viết phần mềm AR cho thiết bị di động.
Năm 2016, hãng mua Flyby Media, làm việc về thị giác máy tính.
Năm 2017, thâu tóm SensoMororic Instruments, phát triển tính năng theo dõi cử chỉ, chuyển động của mắt,...
Năm 2018, họ mua tiếp Akonia Holographics phát triển thấu kính trong suốt cho kính AR.
Cuối cùng là mua NextVR, chuyên sản xuất nội dung video dạng AR.
Apple cũng tích cực thúc đẩy ARKit tới nhà phát triển, nhằm tạo thêm nhiều ứng dụng AR dựa trên phần cứng iPhone, iPad.
Điều chỉnh theo nhu cầu người dùng
Khi Apple Watch ra mắt, Apple ban đầu định vị nó là đồng hồ thời trang. Hãng tập trung giới thiệu trên truyền thông rằng đó là 1 mẫu đồng hồ thông minh thời thượng, được nhiều người nổi tiếng sử dụng.Nhưng sau đó, họ phát hiện người đeo Apple Watch thực sự coi nó như thiết bị theo dõi sức khỏe. Thế là họ dần chuyển hướng Watch thành 1 thiết bị chăm sóc sức khỏe với nhiều cảm biến theo dõi.
Như vậy, kể cả khi thế hệ đầu tiên không đạt doanh số khả quan, Apple cũng có thể điều chỉnh ở những bản tiếp theo để thu hút khách hàng bằng giá thấp hơn, thêm tính năng,... Nó khó có thể “bán chạy như tôm tươi” ngay nhưng tất cả đều tin rằng, thị trường mà Apple đang dấn thân rồi cũng sẽ có ngày mang về nguồn thu khổng lồ.
>>> Đừng mơ mộng nữa iFan, sẽ không có khoảnh khắc iPhone nào nữa đâu.