Apple và nhiều ông lớn của Mỹ thực chất đi ngược lại với tuyên bố vì môi trường?

Một phân tích mới đây đã phát hiện ra, hàng loạt tập đoàn nổi tiếng tại Mỹ, bao gồm Apple, Amazon, Microsoft và Disney, đang âm thầm ủng hộ các nhóm phản đối luật chống biến đổi khí hậu, đi ngược lại với lời hứa hướng đến mục tiêu hạn chế khủng hoảng khí hậu mà các công ty luôn tuyên bố.
Một loạt các nhóm vận động hành lang, doanh nghiệp và các tổ chức đã đứng ra kêu gọi để phản đối dự luật có ngân sách trị giá 3,5 tỷ USD do Đảng Dân chủ đưa ra, trong đó đề cập đến các biện pháp mới như giảm thiểu khí nhà kính đang làm Trái Đất nóng lên.
Apple và nhiều ông lớn của Mỹ thực chất đi ngược lại với tuyên bố vì môi trường?
Dự luật biến đổi khí hậu này đã được lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện Mỹ Chuck Schumer tuyên bố, đây là “hành động vì khí hậu quan trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ”.
Hầu hết các tập đoàn lớn của Mỹ đều bày tỏ lo ngại về cuộc khủng hoảng khí hậu hoặc mục tiêu cắt giảm khí nhà kính. Jeff Bezos, tỷ phú giàu nhất thế giới, đã nói rằng khủng hoảng khí hậu là “mối đe dọa lớn nhất đối với hành tinh của chúng ta” và công ty do ông thành lập, Amazon, đã tạo ra cam kết cho các doanh nghiệp cắt giảm lượng khí thải xuống mức trung hòa carbon vào năm 2040.
Trong khi đó, Microsoft hứa hẹn sẽ “cắt giảm khí nhà kính” trong vòng một thập kỷ kể từ bây giờ. Còn Disney thì đang hướng tới việc chỉ sử dụng điện từ năng lượng tái tạo.
Điều đáng nói là những công ty hàng đầu này cùng với nhiều doanh nghiệp khác lại hỗ trợ hoặc tích cực chỉ đạo các nhóm vận động hành lang trong việc kêu gọi bãi bỏ dự luật mang nặng tham vọng giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu của Tổng thống Joe Biden.
Nó đe dọa một trong những nỗ lực lập pháp lớn mang tính quyết định, chọn lựa giữa việc nhiều nơi trên thế giới thiết lập trạng thái khí hậu mới hoặc không thể tồn tại bền vững.
Kyle Herrig, chủ tịch của nhóm giám sát Accountable.US, người đã soạn thảo bài phân tích cho biết: “Các tập đoàn lớn muốn nói với công chúng rằng họ cam kết giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu và xây dựng một tương lai bền vững, nhưng đằng sau đó lại tài trợ cho chính các nhóm thương mại đang chiến đấu để ngăn chặn dự luật biến đổi khí hậu lớn nhất từ trước đến nay”.
“Những nhóm vận động mờ ám này không chỉ khiến môi trường của chúng ta gặp rủi ro mà còn khiến tên tuổi và danh tiếng của các công ty đang tài trợ gặp nguy hiểm”,
Herrig cho biết.
Ở diễn biến khác, Phòng Thương mại Mỹ tuyên bố sẽ “làm mọi cách để ngăn việc tăng thuế, điều đã không cho dự luật về biến đổi khí hậu được ban hành”.
Apple và nhiều ông lớn của Mỹ thực chất đi ngược lại với tuyên bố vì môi trường?
Dù tuyên bố cắt giảm sản xuất vì môi trường nhưng Apple lại đang ủng hộ các nhóm phản đối luật
Lãnh đạo nhóm vận động hành lang hàng đầu bao gồm các giám đốc điều hành từ nhiều công ty như Microsoft, Intuit, United Airlines và Deloitte, những người trước đây đều bày tỏ lo ngại về biến đổi khí hậu. Deloitte thậm chí còn đưa cả việc giảng dạy về khủng hoảng khí hậu vào khóa đào tạo nhân viên và hứa hẹn rất nhiều về giảm thiểu khí thải.
Tổ chức Business Roundtable cho biết họ “quan ngại sâu sắc” nếu dự luật được thông qua vì cách nó thực hiện chủ yếu là tăng thuế đối với những doanh nghiệp có thu nhập cao.
Nhóm được thành lập bởi các giám đốc điều hành, trong đó có Tim Cook của Apple, người đã kêu gọi hành động mạnh mẽ hơn đối với tình trạng đáng báo động về khí hậu từ các chính phủ và doanh nghiệp. Các thành viên khác bao gồm Andy Jassy, giám đốc điều hành của Amazon, Sundar Pichai, người đứng đầu công ty mẹ của Google là Alphabet và Darren Woods, giám đốc điều hành của gã khổng lồ dầu mỏ Exxon.
Các nhà sản xuất và nghiên cứu dược phẩm của Mỹ, gồm có Bayer và AstraZeneca, đã chạy các quảng cáo được đề xuất nhằm tấn công dự luật. Một nhóm vận động hành lang khác có Disney, FedEx và Verizon là thành viên, cũng đang lên kế hoạch quảng cáo để phản đối dự luật trong khi Hiệp hội các nhà sản xuất quốc gia - được tài trợ bởi Johnson & Johnson, Dow và Goodyear - cho biết họ đang cố gắng điều chỉnh chi tiêu “hợp lý nhất có thể”.
Sự ********* này đe dọa luật pháp vốn đã khó khăn trong việc thông qua Quốc hội và tổng thống cũng cần sự bỏ phiếu đồng tình từ tất cả các ủy viên Thượng viện.
Joe Manchin, ủy viên đảng Dân chủ trung tâm từ Tây Virginia, người nhận được nhiều khoản tài trợ từ ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch, đã cho rằng phần mục tiêu khí hậu của dự luật “không có ý nghĩa gì” và yêu cầu vẫn giữ nguyên trợ cấp cho than, dầu và khí đốt. Tương tự, Đảng Cộng hòa bày tỏ thái độ phản đối dự luật.
Apple và nhiều ông lớn của Mỹ thực chất đi ngược lại với tuyên bố vì môi trường?
Big Tech Mỹ đang âm thành phản đối Tổng thống Biden
Nếu được ban hành, dự luật sẽ thiết lập một hệ thống để loại bỏ dần lượng khí thải từ lưới điện của Mỹ, cung cấp các khoản ngân sách để hỗ trợ năng lượng hạt nhân không carbon và hỗ trợ việc áp dụng các phương tiện giao thông điện.
Đây là nỗ lực lớn đầu tiên về luật khí hậu trong hơn một thập kỷ, dự luật được đưa ra vào thời điểm các nhà khoa học cảnh báo thế giới sắp phải đối mặt với sự biến đổi khí hậu tàn khốc.
Nếu thất bại, đạo luật không chỉ gây tổn hại về mặt chính trị cho Tổng thống Biden mà còn có khả năng cản trở nỗ lực thúc đẩy của các quốc gia, vốn đang hành động quyết liệt để chuẩn bị cho các cuộc đàm phán quan trọng về khí hậu của Liên hợp quốc sắp tới ở Scotland.
Lukas Ross, giám đốc chương trình khí hậu tại Friends of the Earth, cho biết: “Đây là một cơ hội lịch sử để chấm dứt trợ cấp cho ngành nhiên liệu hóa thạch và đầu tư vào một cuộc sống tốt hơn trong tương lai. Chúng ta không thể lãng phí cơ hội này mà bỏ qua bộ luật rất có ý nghĩa về khí hậu vì có thể sẽ không có một luật nào khác tương tự như vậy được ban hành”.
Nguồn: The Guardian
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top