Ba chiếc Rafale rơi: huyền thoại chiến đấu phương Tây sụp đổ?

Mr Bens
Mr Bens
Phản hồi: 0

Mr Bens

Intern Writer
Việc ba chiếc tiêm kích Rafale của Ấn Độ bị Pakistan bắn hạ trong cuộc không chiến ở Kashmir khiến cả phương Tây và Mỹ như “ngồi trên đống lửa”. Nguyên nhân không chỉ nằm ở thất bại quân sự mà còn liên quan đến uy tín và lợi ích kinh tế của ngành công nghiệp quốc phòng phương Tây. Rafale vốn được mệnh danh là chiến đấu cơ “bất khả chiến bại” sau hàng loạt chiến dịch ở Trung Đông. Với khả năng bay nhanh, tấn công chính xác, Rafale từng là biểu tượng của ưu thế công nghệ phương Tây.
1752219061953.png

Loại máy bay này đã được sử dụng trong chiến dịch can thiệp của Ả Rập Xê Út vào Yemen, cũng như trong các nhiệm vụ chống khủng bố tại Qatar và UAE. Được truyền thông ca ngợi là “không tổn thất”, Rafale mang theo nền tảng công nghệ mà Pháp tích lũy suốt hàng thập kỷ. Mỗi chiếc có giá khoảng 250 triệu euro (tương đương hơn 6.900 tỷ VNĐ), đi kèm hệ thống tên lửa, dịch vụ huấn luyện và bảo trì tiêu chuẩn NATO. Việc mua Rafale không chỉ là mua một vũ khí mà là mua một “tấm vé” tham gia vào hệ sinh thái an ninh phương Tây. Do đó, khi Ấn Độ, Ai Cập hay Hy Lạp chọn mua Rafale, họ đang mua cả sự bảo chứng của phương Tây.

Nhưng mọi thứ thay đổi vào ngày 7 tháng 5, khi ba chiếc Rafale của Ấn Độ bị Không quân Pakistan bắn hạ bằng tên lửa PL-15 và radar thế hệ mới của chiến đấu cơ Trung Quốc J-10CE. Hệ thống tác chiến điện tử SPECTRA mà Rafale tự hào đã không thể đối phó với radar gallium nitride hiện đại, khiến khoảng cách phát hiện bị thu hẹp đáng kể. Trong khi tên lửa Mica chỉ có tầm bắn 80 km, thì PL-15 đạt đến 200 km. Kẻ địch chưa hiện ra, Rafale đã bị khóa mục tiêu.

Phản ứng dây chuyền và cú sốc thị trường vũ khí​

Sau vụ việc, Ấn Độ xác nhận mất ba chiếc Rafale. Tuy vậy, Pháp lại tuyên bố chỉ có một chiếc gặp sự cố kỹ thuật. Điều này gây mâu thuẫn rõ ràng, làm dấy lên hoài nghi về tính minh bạch. Tổng giám đốc Dassault, hãng sản xuất Rafale, lại đổ lỗi cho “lỗi điều khiển của phi công Ấn Độ”, khiến cộng đồng mạng nước này phản ứng gay gắt. Họ đặt câu hỏi: nếu một vũ khí giá hàng ngàn tỷ không chịu được chiến đấu thực tế, thì ai còn dám mua?
1752219081486.png

Indonesia tạm dừng hợp đồng mua 42 chiếc Rafale, viện lý do đánh giá hiệu quả chi phí của J-10CE. Peru cũng chuyển hướng sang Gripen của Thụy Điển. Các khách hàng cũ như UAE, Ai Cập, Croatia bắt đầu nghi ngờ về radar và tên lửa của Rafale. Lý do họ từng sẵn sàng chi nhiều tiền là vì tin rằng “đắt là xắt ra miếng”, nhưng giờ, khi Rafale thua thiệt trong thực chiến, thì mức giá đó trở thành “cái bẫy”.

Chính phủ Pháp đổ lỗi cho “chiến tranh thông tin từ Trung Quốc”, cho rằng AI đã làm giả ảnh xác máy bay, và rằng Trung Quốc đang lan truyền tin sai lệch ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, việc ảnh thật hay giả không khó để nhận biết, và việc Ấn Độ thừa nhận tổn thất đã nói lên tất cả. Quan trọng hơn, thất bại này khiến thị trường vũ khí phương Tây bắt đầu rung chuyển. Không còn ai tin tuyệt đối vào sức mạnh quảng cáo.

Ngược lại, Trung Quốc không cần quảng bá rầm rộ. J-10CE và PL-15 đã chứng minh sức mạnh bằng thực chiến với chi phí chỉ bằng một phần năm của Rafale. Ngay cả hệ thống S-400 đắt đỏ cũng không trụ nổi. Pakistan đã công bố video chứng minh khả năng phối hợp chiến đấu giữa J-10CE và JF-17, cho thấy đây không chỉ là cuộc chiến máy móc, mà còn là chỉ huy, phối hợp và tác chiến hiện đại. Ả Rập Xê Út và Iran cũng đã xem xét kỹ lưỡng J-10CE tại Triển lãm Hàng không Paris.

Cuộc xung đột Ấn Độ - Pakistan lần này không chỉ là sự mất mát vài chiếc máy bay và hệ thống phòng không, mà còn là cú đổ vỡ của niềm tin lâu nay rằng vũ khí phương Tây luôn vượt trội. (Sohu)
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
http://textlink.linktop.vn/?adslk=aHR0cHM6Ly92bnJldmlldy52bi90aHJlYWRzL2JhLWNoaWVjLXJhZmFsZS1yb2ktaHV5ZW4tdGhvYWktY2hpZW4tZGF1LXBodW9uZy10YXktc3VwLWRvLjY0NjkxLw==
Top