thuha19051234
Pearl
Biến đổi khí hậu đang khiến Bắc Cực phải đối mặt với những sự thay đổi chưa từng có. Những dữ liệu nghiên cứu gần đây về xu hướng tăng nhiệt độ toàn cầu, về các lớp băng bao phủ trên biển, cùng nhiều dữ liệu khác được thu thập vào năm 2020 và 2021 đã cho thấy những biến đổi mạnh mẽ ở Bắc Cực. Đó là hệ quả tất yếu của sự nóng lên toàn cầu do con người gây ra.
Twila Moon, một nhà khoa học tại Trung tâm Dữ liệu Băng tuyết Quốc gia, cũng lưu ý rằng một loạt "sự kiện cực đoan" đã mang lại "những điều kiện chưa từng có" cho tảng băng Greenland, với 3 lần tan băng riêng biệt chỉ riêng trong mùa hè 2021. Năm nay, khu vực này cũng đã trải qua trận mưa lần đầu tiên vào tháng Tám, đó là những sự kiện báo hiệu khả năng băng sẽ còn tan chảy nhiều hơn trong tương lai.
Các quần thể sinh vật ở Bắc Cực đã nỗ lực để thích nghi với những thay đổi này, tuy nhiên khí hậu biến đổi quá nhanh so với những dự kiến ban đầu đòi hỏi sự quan tâm nhiều hơn nữa từ con người. Kaare Sikuaq Erickson với vai trò là liên lạc viên khoa học từ làng Biển Bering của Unalakleet, Alaska, cho biết: "Người dân của chúng tôi đã sống trong những điều kiện này hàng nghìn năm và hiện chúng tôi vô cùng lo lắng về những thay đổi này, thực sự rất khó khăn để tồn tại chứ chưa nói đến việc phát triển".
Các chuyên gia nhấn mạnh rằng những thay đổi này ở Bắc Cực sẽ tiếp tục được gia tăng trừ khi nhân loại có những hành động tích cực hơn đối với biến đổi khí hậu. Kể từ giữa những năm 1960, Bắc Cực đã chứng kiến sự ấm lên gần 3 độ C - nhiều hơn đáng kể với mức tăng trung bình toàn cầu chỉ hơn 1 độ C kể từ cuối thế kỷ 19.
"Bắc Cực như máy điều hòa không khí của Trái đất. Hàng tỷ người đang sống dựa vào những ảnh hưởng của Bắc Cực đối với khí hậu toàn hành tinh. Trong tương lai không xa nữa, chúng ta sẽ phải chịu những tác động không thể tránh từ việc biến đổi khí hậu mạnh mẽ này".
Nguồn: The Verge
Băng đang tan dần ở Bắc Cực
Sự biến mất dần của những tảng băng trên biển, chẳng hạn dải băng Greenland, là những bằng chứng cụ thể nhất cho thấy sự đáng lo ngại của vấn đề này. Bắc Cực đang trải qua những mùa thu ấm nhất, được ghi nhận trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2020. Chẳng có gì là ngạc nhiên khi Bắc Cực là một trong những khu vực ấm lên nhanh nhất trên hành tinh, các nhà khoa học tại NOAA và các nơi khác đã ghi lại một loạt các tác động trong nhiều thập kỷ. "Các xu hướng là nhất quán, đáng báo động và không thể phủ nhận" - quản trị viên NOAA Rick Spinrad cho biết.Hệ sinh thái biến đổi
Không chỉ có băng tan, hệ sinh thái ở Bắc Cực cũng đang phải chịu những tác động mạnh mẽ khi nhiệt độ tăng cao. Điển hình như một báo cáo mới về loài hải ly, một động vật đặc biệt đang di chuyển đến vùng lãnh nguyên Alaska khi khí hậu nóng lên, nơi chúng chưa bao giờ có mặt trước đây. Quá trình di cư này cũng tạo ra những khu vực ao nước mới ảnh hưởng đến lớp đóng băng vĩnh cửu phía dưới.Các quần thể sinh vật ở Bắc Cực đã nỗ lực để thích nghi với những thay đổi này, tuy nhiên khí hậu biến đổi quá nhanh so với những dự kiến ban đầu đòi hỏi sự quan tâm nhiều hơn nữa từ con người. Kaare Sikuaq Erickson với vai trò là liên lạc viên khoa học từ làng Biển Bering của Unalakleet, Alaska, cho biết: "Người dân của chúng tôi đã sống trong những điều kiện này hàng nghìn năm và hiện chúng tôi vô cùng lo lắng về những thay đổi này, thực sự rất khó khăn để tồn tại chứ chưa nói đến việc phát triển".
Các chuyên gia nhấn mạnh rằng những thay đổi này ở Bắc Cực sẽ tiếp tục được gia tăng trừ khi nhân loại có những hành động tích cực hơn đối với biến đổi khí hậu. Kể từ giữa những năm 1960, Bắc Cực đã chứng kiến sự ấm lên gần 3 độ C - nhiều hơn đáng kể với mức tăng trung bình toàn cầu chỉ hơn 1 độ C kể từ cuối thế kỷ 19.
"Bắc Cực như máy điều hòa không khí của Trái đất. Hàng tỷ người đang sống dựa vào những ảnh hưởng của Bắc Cực đối với khí hậu toàn hành tinh. Trong tương lai không xa nữa, chúng ta sẽ phải chịu những tác động không thể tránh từ việc biến đổi khí hậu mạnh mẽ này".
Nguồn: The Verge