Bác Đỗ Cao Bảo ơi, ông Trump không sai đâu!

Trung Đào
Trung Đào
Phản hồi: 0

Trung Đào

Writer
Cách đây mấy ngày, doanh nhân, KOL Đỗ Cao Bảo trên trang cá nhân bày tỏ ngạc nhiên rằng ông Donald Trump, Tổng thống Mỹ lại đi đòi Ukraine thứ mà họ không có: ĐẤT HIẾM. Bác Bảo là người có kiến thức uyên bác, học cao hiểu nhiều, trước khi phát ngôn như vậy cũng đã tìm hiểu và dẫn chứng các nguồn tài liệu sách, báo chính thống. Nhưng mà nói thật với bác, có những thứ mà dân thường như chúng ta, kể cả người nổi tiếng là bác đây, không thể biết được, chưa nói gì đến ông Trump, Tổng thống Mỹ có hàng tá bậu sậu tình báo kỳ cựu đứng sau. Ông Trump bị báo Mỹ fact check nhiều thật, nhưng riêng về đất hiếm Ukraine ổng nói đúng đó, bác không biết nên ngạc nhiên là phải.
1739428995069.png

Ukraine có những loại đất hiếm nào?​

Hiện nay, có 17 nguyên tố đất hiếmthiết yếu đối với nhiều loại công nghệ tiêu dùng, bao gồm điện thoại di động, ổ cứng và xe điện và xe hybrid. Trong đó có lanthanum (La), xeri (Ce), praseodymium (Pr), neodymium (Nd)... nhưng việc khai thác chúng rất tốn kém và đòi hỏi công nghệ cao.

Trữ lượng đất hiếm của Ukraine chưa được nghiên cứu đầy đủ, nhưng một số nguyên tố quan trọng đã được xác nhận, bao gồm:
  • Xeri: Dùng làm chất xúc tác trong ngành dầu khí.
  • Yttri: Được sử dụng trong vật liệu bọc nhiên liệu hạt nhân.
  • Lanthanum: Thành phần chính của pin niken-kim loại hydride, sử dụng trong xe hybrid.
Ngoài đất hiếm, Ukraine còn sở hữu nhiều khoáng sản quan trọng khác như lithium, than chì, titan và uranium. Theo Reuters, Ukraine có trữ lượng lithium lớn nhất châu Âu (khoảng 500.000 tấn) và chiếm 20% trữ lượng than chì toàn cầu – nguyên liệu quan trọng trong sản xuất pin và lò phản ứng hạt nhân.

Tổng thống Zelensky cũng từng tuyên bố Ukraine có trữ lượng titan và uranium lớn nhất châu Âu. Dù không phải đất hiếm, nhưng những nguyên tố này có vai trò quan trọng trong ngành hàng không, đóng tàu, xây dựng và công nghiệp quân sự.

Ukraine có thể khai thác đất hiếm không?​

1739429695337.png

Theo VOA, các nguyên tố đất hiếm của Ukraine phần lớn chưa được khai thác vì chiến tranh và vì các chính sách của nhà nước quản lý ngành công nghiệp khoáng sản. Quốc gia này cũng thiếu thông tin tốt để định hướng cho sự phát triển của ngành khai thác đất hiếm.

Dữ liệu địa chất còn ít vì trữ lượng khoáng sản nằm rải rác khắp Ukraine và các nghiên cứu hiện tại được coi là phần lớn không đầy đủ. Theo các doanh nhân và nhà phân tích, tiềm năng thực sự của ngành này bị che mờ bởi nghiên cứu không đầy đủ.

Nhìn chung, triển vọng về tài nguyên thiên nhiên của Ukraine rất hứa hẹn. Trữ lượng titan của quốc gia này, một thành phần quan trọng cho ngành hàng không vũ trụ, y tế và ô tô, được cho là một trong những trữ lượng lớn nhất châu Âu. Ukraine cũng nắm giữ một số trữ lượng lithium lớn nhất được biết đến của châu Âu, cần thiết để sản xuất pin, gốm sứ và thủy tinh.

Năm 2021, ngành công nghiệp khoáng sản của Ukraine chiếm 6,1% tổng sản phẩm quốc nội và 30% kim ngạch xuất khẩu của quốc gia này.
Hiện tại, Ukraine chưa có mỏ đất hiếm nào được khai thác thương mại chính thức. Điều này có nghĩa là, ngay cả khi Ukraine và Hoa Kỳ đạt thỏa thuận, thì trong ngắn hạn, Mỹ cũng chỉ nhận được quyền sở hữu các mỏ đất hiếm chứ chưa thể khai thác ngay.

Hơn nữa, nhiều khu vực có trữ lượng lớn đang nằm trong vùng chiến sự hoặc đã bị Nga kiểm soát. Theo báo cáo từ Phòng Thương mại Hoa Kỳ, Nga hiện chiếm giữ:
  • 42% kim loại và 33% đất hiếm của Ukraine.
  • 63% than đá, 11% dầu mỏ và 20% khí đốt tự nhiên.
Cụ thể, ít nhất hai mỏ lithium quan trọng của Ukraine đã rơi vào tay Nga, bao gồm mỏ Shevchenko ở Donetsk – mỏ lithium lớn nhất châu Âu, và một mỏ khác ở phía đông nam tỉnh Zaporizhia.
Khai thác đất hiếm không hề đơn giản. Quặng đất hiếm thường chứa nhiều tạp chất và các nguyên tố có tính chất tương tự nhau, khiến việc tách và tinh chế rất phức tạp. Ngay cả những quốc gia có công nghệ tiên tiến như Trung Quốc cũng gặp khó khăn trong việc khai thác triệt để nguồn tài nguyên này.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top