Ban tổ chức Olympic Paris 2024 chính thức lên tiếng sau màn khai mạc "thảm họa"

Khánh Linh

Writer
Bà Anne Descamps, phát ngôn viên của Thế vận hội Paris 2024, đã chính thức gửi lời xin lỗi đến khán giả sau khi lễ khai mạc vấp phải làn sóng chỉ trích dữ dội vì một tiết mục bị cho là "xúc phạm tôn giáo".

Trong buổi họp báo diễn ra vào ngày 28/7, bà Descamps khẳng định ban tổ chức không hề có ý định thiếu tôn trọng bất kỳ cộng đồng tôn giáo nào. Tuy nhiên, họ ghi nhận những phản hồi tiêu cực và gửi lời xin lỗi đến những ai cảm thấy bị tổn thương bởi tiết mục gợi liên tưởng đến bức tranh "Bữa tối cuối cùng" của danh họa Leonardo da Vinci.

1722221779750.png

Tiết mục gây tranh cãi nhất tại Olympic Paris 2024

Đồng thời, ông Thomas Jolly - giám đốc nghệ thuật của lễ khai mạc - đã lên tiếng phủ nhận việc lấy cảm hứng từ bức tranh "Bữa tối cuối cùng". Theo đại diện ban tổ chức, các màn trình diễn đều hướng đến thông điệp về tự do, sự bao dung, đa dạng văn hóa và tinh thần chấp nhận mọi sự khác biệt.

Đáng chú ý là phía ban tổ chức không đề cập đến việc video ghi hình lễ khai mạc đã bị gỡ khỏi kênh YouTube Olympics, cũng như không thông báo về thời gian khôi phục video. Trước đó, trong suốt hai ngày liền, đông đảo khán giả toàn cầu đã bày tỏ sự phẫn nộ, cho rằng tiết mục mang ý nghĩa báng bổ tôn giáo.

Hội đồng giám mục của Giáo hội Công giáo Pháp cũng đã ra thông cáo nhận định lễ khai mạc "đẹp, vui tươi, tình cảm phong phú". Tuy nhiên, họ lấy làm tiếc vì tiết mục đã gợi nên sự chế nhạo đạo Thiên Chúa và gửi lời động viên đến những người cảm thấy bị tổn thương bởi "một số cảnh tượng khiêu khích".

Mặc dù vậy, một bộ phận khán giả lại cho rằng nhân vật được sơn màu xanh trong tiết mục, do nghệ sĩ người Pháp Philippe Katherine thể hiện, được lấy cảm hứng từ thần thoại Hy Lạp. Họ cho rằng tiết mục này chỉ đơn giản là muốn tôn vinh lễ hội và rượu nho của nước Pháp. Bức tranh "Bữa tối cuối cùng" của Leonardo da Vinci khắc họa bữa ăn cuối cùng của Chúa Jesus với 13 tông đồ trước khi Ngài bị đóng đinh. Trong khi đó, tiết mục tại Olympic có sự tham gia của khoảng 20 vũ công, bao gồm cả những người chuyển giới, thể hiện không khí hân hoan của lễ hội.

Hiệp hội Anh giáo ở Ai Cập cũng bày tỏ sự thất vọng, nhận xét rằng lễ khai mạc có nguy cơ làm lu mờ bản sắc thể thao và thông điệp nhân văn của Olympic. Trước đó, tỷ phú Elon Musk cũng đã đăng tải dòng trạng thái trên nền tảng X, nhận định màn trình diễn là "Vô cùng thiếu tôn trọng những người theo đạo Thiên chúa".

Bên cạnh tranh cãi về tiết mục "nhại bức tranh The Last Supper", lễ khai mạc còn bị nhiều khán giả nhận xét là vượt quá giới hạn đạo đức với một số phân đoạn khác. Trong đó, gây tranh cãi nhất là phân cảnh ba vũ công mặc trang phục sặc sỡ, thực hiện những động tác ôm hôn nhau, sau đó một vũ công có hành động làm động tác đóng cửa.

Lễ khai mạc kéo dài ba tiếng đồng hồ với 10 chương trình, được ban tổ chức lồng ghép nhiều nét văn hóa, nghệ thuật đặc sắc của nước chủ nhà xen kẽ các nghi thức diễu hành và châm đuốc. Trong chương trình thứ ba mang tên "Tự do", các nghệ sĩ đã tái hiện lại vở kịch "Những người khốn khổ" chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Victor Hugo.

Một trong những điểm nhấn của buổi lễ là màn trình diễn của danh ca Celine Dion. Nhiều khán giả bày tỏ sự xúc động khi chứng kiến nữ ca sĩ trở lại sân khấu sau hai năm điều trị hội chứng "người cứng".
#Olympic2024
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top