VNR Content
Pearl
Theo một nghiên cứu lớn, các hoạt động bảo tồn có thể giúp cho sự đa dạng sinh học toàn cầu diễn ra nhanh hơn.
Các nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới đã dành ra 10 năm để xem xét các biện pháp, từ việc ấp cá hồi Chinook đến diệt trừ tảo xâm lấn. Các nhà khoa học cho biết phát hiện của họ mang lại một “tia sáng” cho những người đang nỗ lực bảo vệ các loài động vật và thực vật bị đe dọa. Cứ ba loài được theo dõi thì có một loài đang bị đe dọa do các hoạt động của con người.
Cá sấu Cuba tại khu bảo tồn sinh sản - một trong số các hoạt động bảo tồn được nghiên cứu
Trong nghiên cứu đầu tiên thuộc loài cá sấu Cuba này, được công bố trên tạp chí Khoa học, các nhà khoa học từ hàng chục viện nghiên cứu đã xem xét 665 thử nghiệm về các biện pháp bảo tồn, một số thử nghiệm từ năm 1890, ở các quốc gia, đại dương và các loại loài khác nhau, và nhận thấy rằng chúng đã có một tác động tích cực ở hai trong ba trường hợp.
Đồng tác giả, Tiến sĩ Penny Langhammer, phó chủ tịch điều hành tổ chức từ thiện môi trường Re:wild, nói với BBC News: “Nếu bạn đọc những tin tức hàng đầu về sự tuyệt chủng ngày nay, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy rằng chúng ta đang thất bại trong việc làm tăng sự đa dạng sinh học - nhưng thực sự thì không phải vậy”.
Ông cho rằng “Nghiên cứu này cũng cung cấp bằng chứng mạnh mẽ nhất cho đến nay rằng việc bảo tồn không chỉ cải thiện tình trạng đa dạng sinh học và làm chậm sự suy giảm của nó, mà khi nó hoạt động thì thực sự đem lại hiệu quả”.
Những nghiên cứu khoa học thành công khác bao gồm: Tỷ lệ phá rừng giảm 74% ở lưu vực Congo, sau khi đưa ra các kế hoạch quản lý chặt chẽ hơn. Tỷ lệ sinh sản của loài Sternula Antillarum (một loài chim biển ở Bắc Mỹ và miền bắc Nam Mỹ) đã tăng gấp đôi nhờ quản lý động vật ăn thịt trên các vùng đảo của Florida. Tuy nhiên các biện pháp này cũng mang tới một số vấn đề nhất định.
Tiến sĩ Langhammer cũng cho hay: “Một trong những phát hiện thú vị nhất là ngay cả khi biện pháp can thiệp bảo tồn không có tác dụng đối với các loài như dự định thì các loài khác vẫn vô tình được hưởng lợi”. Ví dụ, việc tạo ra các khu bảo tồn biển cho cá ngựa Úc có nghĩa là nhiều loài trong số chúng đã bị ăn thịt khi số lượng động vật săn mồi tự nhiên của chúng tăng lên.
Việc quản lý chặt chẽ động vật ăn thịt trên các vùng đảo của Florida đã giúp rùa quản đồng làm tổ thành công hơn
Việc các loài và quần thể động vật gặp biến động về sự đa dạng sinh học là điều bình thường - nhưng tốc độ tuyệt chủng hiện nay đã nhanh hơn 100 - 1000 lần so với dự đoán của các nhà khoa học.
Biến đổi khí hậu, mất môi trường sống và sự lây lan của các loài xâm lấn được cho là nguyên nhân dẫn đến điều này.
Vì vậy, nếu việc bảo tồn có hiệu quả, đồng tác giả Tiến sĩ Joseph Bull, phó giáo sư về sinh học biến đổi khí hậu của Đại học Oxford, nói với BBC News: “Những biện pháp này rõ ràng không được tài trợ ở quy mô đủ để thực sự bắt đầu đảo ngược sự suy giảm đa dạng sinh học toàn cầu”...
Vào năm 2022, gần 200 quốc gia đã ký Khung đa dạng sinh học toàn cầu, đồng ý ngăn chặn sự suy thoái của thiên nhiên vào cuối thập kỷ này. Họ đặt mục tiêu huy động ít nhất 200 tỷ USD mỗi năm từ các nguồn công và tư nhân. Nhưng ước tính chỉ có khoảng 121 tỷ USD mỗi năm được đầu tư vào công tác bảo tồn trên toàn thế giới.
Linh dương Saiga đã bị đe dọa nghiêm trọng cách đây 20 năm - nhưng sau những nỗ lực bảo tồn, vào năm 2023, chúng đã được xác nhận nằm ngoài danh sách đỏ
Giáo sư sinh học môi trường của Đại học Sussex, Tiến sĩ Fiona Matthews, người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết những kết quả nghiên cứu này đã cho thấy “các biện pháp can thiệp bảo tồn vẫn có thể thực hiện được”.
Cô cũng nói thêm: “Tôi rất ngạc nhiên vì thiếu sự đại diện của các quốc gia ở Nam bán cầu trong phân tích những kết quả nghiên cứu này, chỉ có một số ít bài báo từ các tâm điểm đa dạng sinh học ở châu Phi cận Sahara, Trung và Nam Mỹ và Đông Nam Á”.
Một nửa số thử nghiệm mà các nhà nghiên cứu đánh giá là ở phía Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc và New Zealand.
Tiến sĩ Bull cũng đồng ý với nhận định trên và cho biết giai đoạn nghiên cứu tiếp theo sẽ xem xét các khu vực khác trên thế giới nhưng có một điều ông muốn nói là rõ ràng là điều đó sẽ không làm thay đổi những kết quả mà nghiên cứu lần này đã mang lại.
Các nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới đã dành ra 10 năm để xem xét các biện pháp, từ việc ấp cá hồi Chinook đến diệt trừ tảo xâm lấn. Các nhà khoa học cho biết phát hiện của họ mang lại một “tia sáng” cho những người đang nỗ lực bảo vệ các loài động vật và thực vật bị đe dọa. Cứ ba loài được theo dõi thì có một loài đang bị đe dọa do các hoạt động của con người.
Trong nghiên cứu đầu tiên thuộc loài cá sấu Cuba này, được công bố trên tạp chí Khoa học, các nhà khoa học từ hàng chục viện nghiên cứu đã xem xét 665 thử nghiệm về các biện pháp bảo tồn, một số thử nghiệm từ năm 1890, ở các quốc gia, đại dương và các loại loài khác nhau, và nhận thấy rằng chúng đã có một tác động tích cực ở hai trong ba trường hợp.
Đồng tác giả, Tiến sĩ Penny Langhammer, phó chủ tịch điều hành tổ chức từ thiện môi trường Re:wild, nói với BBC News: “Nếu bạn đọc những tin tức hàng đầu về sự tuyệt chủng ngày nay, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy rằng chúng ta đang thất bại trong việc làm tăng sự đa dạng sinh học - nhưng thực sự thì không phải vậy”.
Ông cho rằng “Nghiên cứu này cũng cung cấp bằng chứng mạnh mẽ nhất cho đến nay rằng việc bảo tồn không chỉ cải thiện tình trạng đa dạng sinh học và làm chậm sự suy giảm của nó, mà khi nó hoạt động thì thực sự đem lại hiệu quả”.
Những nghiên cứu khoa học thành công khác bao gồm: Tỷ lệ phá rừng giảm 74% ở lưu vực Congo, sau khi đưa ra các kế hoạch quản lý chặt chẽ hơn. Tỷ lệ sinh sản của loài Sternula Antillarum (một loài chim biển ở Bắc Mỹ và miền bắc Nam Mỹ) đã tăng gấp đôi nhờ quản lý động vật ăn thịt trên các vùng đảo của Florida. Tuy nhiên các biện pháp này cũng mang tới một số vấn đề nhất định.
Tiến sĩ Langhammer cũng cho hay: “Một trong những phát hiện thú vị nhất là ngay cả khi biện pháp can thiệp bảo tồn không có tác dụng đối với các loài như dự định thì các loài khác vẫn vô tình được hưởng lợi”. Ví dụ, việc tạo ra các khu bảo tồn biển cho cá ngựa Úc có nghĩa là nhiều loài trong số chúng đã bị ăn thịt khi số lượng động vật săn mồi tự nhiên của chúng tăng lên.
Việc các loài và quần thể động vật gặp biến động về sự đa dạng sinh học là điều bình thường - nhưng tốc độ tuyệt chủng hiện nay đã nhanh hơn 100 - 1000 lần so với dự đoán của các nhà khoa học.
Biến đổi khí hậu, mất môi trường sống và sự lây lan của các loài xâm lấn được cho là nguyên nhân dẫn đến điều này.
Vì vậy, nếu việc bảo tồn có hiệu quả, đồng tác giả Tiến sĩ Joseph Bull, phó giáo sư về sinh học biến đổi khí hậu của Đại học Oxford, nói với BBC News: “Những biện pháp này rõ ràng không được tài trợ ở quy mô đủ để thực sự bắt đầu đảo ngược sự suy giảm đa dạng sinh học toàn cầu”...
Vào năm 2022, gần 200 quốc gia đã ký Khung đa dạng sinh học toàn cầu, đồng ý ngăn chặn sự suy thoái của thiên nhiên vào cuối thập kỷ này. Họ đặt mục tiêu huy động ít nhất 200 tỷ USD mỗi năm từ các nguồn công và tư nhân. Nhưng ước tính chỉ có khoảng 121 tỷ USD mỗi năm được đầu tư vào công tác bảo tồn trên toàn thế giới.
Giáo sư sinh học môi trường của Đại học Sussex, Tiến sĩ Fiona Matthews, người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết những kết quả nghiên cứu này đã cho thấy “các biện pháp can thiệp bảo tồn vẫn có thể thực hiện được”.
Cô cũng nói thêm: “Tôi rất ngạc nhiên vì thiếu sự đại diện của các quốc gia ở Nam bán cầu trong phân tích những kết quả nghiên cứu này, chỉ có một số ít bài báo từ các tâm điểm đa dạng sinh học ở châu Phi cận Sahara, Trung và Nam Mỹ và Đông Nam Á”.
Một nửa số thử nghiệm mà các nhà nghiên cứu đánh giá là ở phía Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc và New Zealand.
Tiến sĩ Bull cũng đồng ý với nhận định trên và cho biết giai đoạn nghiên cứu tiếp theo sẽ xem xét các khu vực khác trên thế giới nhưng có một điều ông muốn nói là rõ ràng là điều đó sẽ không làm thay đổi những kết quả mà nghiên cứu lần này đã mang lại.