Bí ẩn lịch sử: sống sót thần kỳ sau 6 giờ đông lạnh, thân nhiệt 27 độ C, da cứng kim tiêm đâm cũng không thủng

Vào một buổi sáng mùa đông vào những năm 1980, một người đàn ông tên là Wally Nelson tình cờ nhìn thấy thi thể của bạn mình, nằm trên tuyết chỉ cách cửa nhà ông vài mét. Cô gái tên là Jean Hilliard gặp tai nạn trên đường về nhà, chiếc xe của cô bị chết máy và cô bị vấp ngã dẫn đến bất tỉnh. Theo tài liệu ghi lại cô chỉ mặc một chiếc áo khoác, đeo găng tay và đi một đôi giày cao bồi, trong khi nhiệt độ ngoài trời khoảng -30 độ C.
Trong khoảng 6 giờ, cơ thể của Hilliard nằm trong cái lạnh thấu xương khiến cô trở thành Frozen Solid - giống một tảng chất rắn bị đông lạnh kiểu Captain America vậy. Sau đó, Nelson đã kéo cô vào nhà, ông nghĩ rằng cô đã chết vì cơ thể đóng băng cứng hơn 1 tấm ván. Những ông nhận thấy hình như mũi cô vẫn còn nhịp thở.
Nếu không có sự tinh ý và phản ứng kịp thời của Nelson, Hilliard có thể đã trở thành một trong số hàng nghìn trường hợp tử vong do hạ thân nhiệt mỗi năm. Câu chuyện của cô ấy trở thành một phần của truyền thuyết y học cũng như khơi gợi sự tò mò của khoa học.

Bí ẩn lịch sử: sống sót thần kỳ sau 6 giờ đông lạnh, thân nhiệt 27 độ C, da cứng kim tiêm đâm cũng không thủng

Sống sót thần kỳ sau khi thân nhiệt hạ xuống 27 độ C

Những câu chuyện về những người sống sót sau khi bị đóng băng bởi nhiệt độ thấp thường rất bất thường nhưng không phải là hiếm. Nhận thức rằng hạ thân nhiệt quá mức không nhất thiết phải kết thúc cuộc đời đã trở thành cơ sở của liệu pháp tự thân. Trong điều kiện được kiểm soát thì việc hạ nhiệt độ cơ thể có thể làm suy giảm quá trình trao đổi chất cũng như nhu cầu đối với oxy.
Trong các cơ sở y tế, một cơ thể được ướp lạnh giúp đối phó với nhịp tim thấp, ít nhất là trong một thời gian. Tuy nhiên, điểm kỳ lạ của trường hợp Hilliard ở trên là tình trạng hạ thân nhiệt cực độ của cô.
Nhiệt độ cơ thể của cô khi bị đóng băng là 27 độ C, thấp hơn 10 độ so với nhiệt độ của một người khỏe mạnh. Khuôn mặt cô ấy trở nên xám xịt, đôi môi săn lại và làn da cứng đến nổi kim tiêm cũng khó mà đâm thủng. Theo lời kể của George Sather, thầy thuốc đã điều trị cho cô thì cơ thể người phụ nữ này rất lạnh lẽo, rắn chắc, giống như một miếng thịt vừa lấy ra khỏi tủ đá.
Tuy nhiên, chỉ trong vòng vài giờ, được sưởi ấm bằng miếng đệm sưởi, cơ thể của Hilliard đã trở lại trạng thái khỏe mạnh. Cô ấy đã nói chuyện lại được sau đó, chỉ có một số ngón chân bị tê và phồng rộp. Cô đã được xuất viện để sống một cuộc sống bình thường sau khi trở thành một que kem bất đắc dĩ.
Đối với bạn bè và gia đình, họ cho rằng sự sống sót thần kỳ của cô là nhờ sức mạnh của lời cầu nguyện.

Bí ẩn lịch sử: sống sót thần kỳ sau 6 giờ đông lạnh, thân nhiệt 27 độ C, da cứng kim tiêm đâm cũng không thủng

Khoa học nói gì?

Khác với nhiều vật liệu khác, nước có thể tích lớn hơn khi ở thể rắn so với thể lỏng. Chính sự giãn nở nãy cũng là một bất lợi đối với các mô cơ thể bị nhiễm lạnh, vì chất lỏng bên trong có nguy cơ bị phồng lên đến mức vỡ bình chứa.
Thậm chí, một vài tinh thể băng còn nở ra không đúng chỗ có thể xuyên thủng màng tế bào bằng các mảnh giống như mũi kim sắc lạnh, biến các đầu chi trở thành những mảng da chết và cơ thể bắt đầu tím tái, tê cóng lại.
Nhiều loài động vật đã tiến hóa một số cách thích nghi tiện lợi để đối phó với sự nguy hiểm của các tinh thể băng sắc nhọn vốn phổ biến trong điều kiện băng giá. Chẳng hạn như loài cá biển sâu được gọi là cá băng vây đen Nam Cực sản xuất glycoprotein như một loại chất chống đông tự nhiên.
Còn loài ếch gỗ đã biến đổi một chất chứa trong tế bào của nó thành xi-rô bằng cách làm ngập cơ thể nó bằng đường glucose, chống lại tình trạng đóng băng và mất nước. Bên ngoài tế bào, nước có thể tự do biến thành chất rắn, bao bọc các mô trong nước đá và làm cho chúng trở thành một con ếch băng.
Tuy nhiên, thật khó để kết luận cơ thể của Hilliard chống chọi với việc bị đóng băng như thế nào. Liệu có thể của cô có gì độc đáo về mặt hóa học hơn những người khác không? Một câu hỏi quan trọng hơn nhiều là tình trạng đóng băng trong trường hợp của Hilliard nghĩa là gì.
Nhiệt độ cơ thể của Hilliard lúc bị đóng đá vẫn cao hơn nhiều so với mức đóng băng, cho nên vẫn có một sự khác biệt giữa việc ví "lạnh đến tận xương tủy" và nước đóng băng thành đá theo nghĩa đen.

Bí ẩn lịch sử: sống sót thần kỳ sau 6 giờ đông lạnh, thân nhiệt 27 độ C, da cứng kim tiêm đâm cũng không thủng
Khi bị hạ thân nhiệt quá mức, con người rất dễ tử vong
Cơ thể rắn lại khi đóng băng của Hilliard là một dấu hiệu phổ biến của tình trạng hạ thân nhiệt nghiêm trọng ở người. Khi độ cứng của cơ bắp tăng lên đến mức như vậy, nó tương tự với tình trạng căng cứng xảy ra ở một xác chết. Với tình hình như vậy, cơ thể sẽ ngừng các kênh dẫn đến các mạch máu dưới da để giữ cho các cơ quan hoạt động.
Những nhân viên y tế tại thời điểm đó đã kiên trì để thử vận may bằng cách sử dụng một chiếc kim tiêm dưới da có kích thước nhỏ, với một cơ thể như vậy, chúng ta thậm chí có thể tưởng tượng một hoặc hai chiếc kim bị uốn cong.
Với khá ít thông tin để lại, chúng ta vẫn chỉ có thể tò mò với trường hợp sống sót đặc biệt này, nó là trường hợp đông lạnh điển hình hay có một sự độc đáo trong khả năng chịu đựng sự thay đổi trạng thái khắc nghiệt như vậy. Nói gì thì nói, không thể phủ nhận rằng Hilliard thật may mắn.
Câu chuyện này cho đến nay vẫn khiến y học tò mò. Nó cho thấy những điều tuyệt vời mà cơ thể con người có thể đạt được, và khó có thể trông chờ vào một vận may như vậy đến một lần nữa.


>>> Nụ hôn đã khiến bệnh herper lân lan ở người.
Nguồn sciencealert
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top