VNR Content
Pearl
Đây là trường hợp của một cô gái 23 tuổi, người dân tộc H'Mông, trú tại thôn Thẩm Phúc, Cốc Ly, Bắc Hà.
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai, 18 tháng trước, cô bị chó của gia đình cắn vào ngón trỏ tay trái, có chảy máu. Sau khi cắn bệnh nhân 3 ngày, con chó đó chết, nhưng bệnh nhân chủ quan nên không tiêm vaccine, huyết thanh phòng bệnh dại mà vẫn đi làm tại Hà Nội.
Ảnh minh họa
Đến tháng 1 vừa qua, bệnh nhân có biểu hiện bệnh và đi khám ở bệnh viện tư nhân, sau đó chuyển qua Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương với các biểu hiện mệt mỏi, khó chịu, co giật, khó thở, xuất tiết đờm dãi nhiều.
Ngày 17/1, bệnh nhân được chỉ định lấy mẫu nước bọt và dịch tủy não để xét nghiệm, kết quả cô dương tính với virus dại.
Dại là bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm do virus dại gây ra, lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm,... của động vật.
Những người bị phơi nhiễm với động vật bị bệnh dại hoặc nghi mắc bệnh dại cần điều trị dự phòng bằng vaccine, huyết thanh kháng dại theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Nếu để đến khi các triệu chứng phát tác, tỷ lệ cứu sống bệnh nhân mắc virus dại là gần như bằng 0.
Khi bị chó, mèo cắn, cào, người *** cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, tiêm phòng dại kịp thời, tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa tại nhà… Nếu nhà có nuôi chó mèo cần tiêm vaccine phòng bệnh dại đầy đủ và đúng lịch.
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai, 18 tháng trước, cô bị chó của gia đình cắn vào ngón trỏ tay trái, có chảy máu. Sau khi cắn bệnh nhân 3 ngày, con chó đó chết, nhưng bệnh nhân chủ quan nên không tiêm vaccine, huyết thanh phòng bệnh dại mà vẫn đi làm tại Hà Nội.
Đến tháng 1 vừa qua, bệnh nhân có biểu hiện bệnh và đi khám ở bệnh viện tư nhân, sau đó chuyển qua Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương với các biểu hiện mệt mỏi, khó chịu, co giật, khó thở, xuất tiết đờm dãi nhiều.
Ngày 17/1, bệnh nhân được chỉ định lấy mẫu nước bọt và dịch tủy não để xét nghiệm, kết quả cô dương tính với virus dại.
Dại là bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm do virus dại gây ra, lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm,... của động vật.
Những người bị phơi nhiễm với động vật bị bệnh dại hoặc nghi mắc bệnh dại cần điều trị dự phòng bằng vaccine, huyết thanh kháng dại theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Nếu để đến khi các triệu chứng phát tác, tỷ lệ cứu sống bệnh nhân mắc virus dại là gần như bằng 0.
Khi bị chó, mèo cắn, cào, người *** cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, tiêm phòng dại kịp thời, tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa tại nhà… Nếu nhà có nuôi chó mèo cần tiêm vaccine phòng bệnh dại đầy đủ và đúng lịch.