Bí kíp chống ngập ngăn lũ của Venice - thành phố luôn có thể biến mất

Được lên kế hoạch xây dựng từ năm 1984, nhưng do gặp phải những sự cố cũng như việc chậm tiến độ liên tục trong suốt thời gian dài, phải mất đến gần 4 thập kỷ để "thành hình thành dạng", mà cũng không ai có thể tin rằng MOSE (tiếng Ý có nghĩa là Moses, viết tắt của Modulo Sperimentale Elettromeccanico - Mô hình cơ điện thực nghiệm) có thể cứu thành phố Venice của nước Ý khỏi những trận lụt, đang ngày càng khủng khiếp và thường xuyên hơn.

MOSE - người khổng lồ bảo vệ cho Venice

Hòn đảo nhân tạo tư nhân này hội tụ những đặc điểm "đậm chất điện ảnh", với vị trí nằm giữa khu vực biển Adriatic và đầm phá Venice, nó rất giống với bối cảnh hang ổ của các nhân vật phản diện trong bộ phim Điệp viên 007. Khi bạn tiến sâu hơn vào phòng điều khiển của hệ thống, nơi các nhân viên điều hành đang theo dõi 24/7 những màn hình dày đặc hiển thị hình ảnh những vùng biển xung quanh đảo, thì lại khiến bạn liên tưởng tới bộ phim Squid Game. Và quan trọng hơn hết, bỏ qua những đặc điểm đó, hòn đảo rộng 144.000 mét vuông như một bức tường thành lặng lẽ này đang cố gắng hết sức để bảo vệ một trong những thành phố mong manh nhất thế giới.
Bí kíp chống ngập ngăn lũ của Venice - thành phố luôn có thể biến mất
MOSE nằm trên một hòn đảo vô danh nằm giữa bán đảo Cavallino-Treporti (nằm tách biệt với đất liền, bảo vệ quanh đầm phá Venice) và đảo Lido (một bãi cát khổng lồ ngăn trung tâm thành phố Venice khỏi biển Adriatic, nơi đó có một “trái tim đang đập” - một hệ thống ngăn lũ đã hỗ trợ cho thành phố nổi này chống chọi lại với mực nước biển đang ngày càng dâng cao.
Rất nhiều cư dân của Venice đã không tin rằng nó sẽ hoạt động được, nhưng MOSE đã cho thấy vai trò đặc biệt của nó. Vào ngày 3 tháng 10 năm 2020, Venice bị ảnh hưởng bởi một đợt thủy triều đặc biệt cao, mức thủy triều cao hơn mực nước biển bình thường khoảng hơn 1m đã đổ bộ vào Venice, theo dự doán thì khoảng một nửa thành phố chìm trong nước, nhưng lần này, thành phố vẫn khô ráo. Điều này được một người Venice nói lại "Nó giống như là những bước đầu tiên của Armstrong lên mặt trăng vậy."
Trong khoảng thời gian hơn một năm, MOSE đã được nâng lên 33 lần, với 13 lần vào năm 2020 và 20 lần vào năm 2021. Thường thì lũ ở Venice thường xảy ra vào khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 3 hàng năm, nhưng chưa một lần nào MOSE thất bại trong vai trò bảo vệ thành phố, nó là minh chứng rằng những người phản đối việc xây dựng MOSE trước đây đã sai lầm.
Nhìn từ xa, MOSE nổi bật với bức tường trông giống như những chiếc vây cá nhô lên khỏi mặt biển, có vẻ nó trông rất mỏng manh trước Adriatic hung hãn ngoài kia. Nhưng khi đến gần bạn sẽ nhận ra "vẻ ngoài chỉ là sự lừa dối”. Hàng rào chắc chắn này được tạo thành từ hàng chục tấm thép, mỗi tấm dài 20-30 mét và rộng đến 20 mét, chúng được cố định bởi những chiếc rương bê tông rộng 40m, dài 50m và cao 10m dưới đáy biển. MOSE thực sự là "người khổng lồ." Đặc biệt hơn khi không sử dụng các thanh chắn, bạn sẽ không nhìn thấy gì cả. Nó không giống với những hàng rào chống lũ ở Bắc Âu với chi phí đầu tư lớn hơn nhiều, MOSE giống như một hệ thống tàng hình khi không có rào chắn.

Một hòn đảo kiểu James Bond trong vùng đất không có người ở

Trung tâm của dự án là một hòn đảo được xây dựng đặc biệt nổi ở giữa điểm vào cực Bắc của đầm phá. Khi nhìn ra đảo Sant'Erasmo, với dãy núi Dolomites phủ đầy tuyết trắng, theo giám đốc Alessandro Soru, đó là "vùng đất không người giữa nơi giao nhau giữa biển Adriatic và các đầm phá".
Bí kíp chống ngập ngăn lũ của Venice - thành phố luôn có thể biến mất
Các rào cản tại cửa biển Treporti được chia làm đôi bởi một trụ sở đảo nhân tạo
Kênh Bocca di Treporti (còn gọi là Treporti inlet, "bocca" trong tiếng Ý là miệng) rộng gần một dặm giữa Punta Sabbioni (mũi của Cavallino-Treporti) và điểm cực bắc của đảo Lido. Đầm phá còn 2 con đường để đi vào khác, một ở Malamocco, ở mũi phía nam của Lido, và một lối khác tại Chioggia, một thị trấn đánh cá ở điểm cực nam của đầm. Cho đến hiện tại Treporti vẫn là một kênh rộng nhất với mực nước biển thay đổi từ 20 đến 40 feet. Hòn đảo nhân tạo nơi có hàng rào MOSE đã được tạo ra để chia 2 con đường vào đầm phá, chứ không phải là một rào cản khổng lồ như nhiều người vẫn tưởng tượng. Nó cũng mang đến một không gian cho trụ sở của MOSE để tránh ảnh hưởng đến những khách du lịch ở các khu cắm trại và bãi biển của Punta Sabbioni.
Vào phía trong của hệ thống bảo vệ này, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng một bức tường màn hình trong phòng điều khiển phát trực tiếp những cảnh quay CCTV về những chiếc thuyền đi qua kênh. Nó cũng cung cấp những thông tin về thời tiết và mực nước thủy triều, đồng thời giám sát các rào cản khi chúng được nâng lên.

Bí kíp chống ngập ngăn lũ của Venice - thành phố luôn có thể biến mất
Phòng điều khiển giám sát đầm phá
Thêm nữa là một màn hình theo dõi đầm phá và mực nước biển, lần lượt với các ký hiệu đường màu xanh lam và màu đỏ. Vào những ngày bình thường, cả 2 đường màu xanh lam và đỏ cùng lên xuống giống như một máy theo dõi nhịp tim - tăng vọt khi thủy triều lên, sau đó chạm đáy khi thủy triều xuống. Tuy nhiên, vào một ngày gần đây nhất, ngày 8 tháng 12 năm 2021 - các đường có sự phân kỳ một cách ngoạn mục. Đường màu đỏ biểu thị mực thủy triều Adriatic, tăng vọt ở mức cao 130cm so với mức trung bình, trong khi đường màu xanh lam đi theo sau, sau đó giảm xuống dưới mức của đường màu đó và sau cùng là chúng hạ xuống cùng nhau.
Cùng vào ngày đó với thời điểm 8 giờ 28 phút tối, MOSE đã được nâng lên khi thủy triều chạm mức 80 cm. Theo nguyên tắc vật lý, cụ thể hơn và động lực học chất lỏng của nguyên lý Bernoulli, mực nước đầm phá giảm nhanh xuống 50 cm, trước khi ổn định ở 80 cm trong 12 giờ tiếp theo. MOSE được hạ xuống vào lúc 8 giờ 44 phút ngày hôm sau, khi hai đường hội tụ trở lại.
Trong điều kiện thời tiết tốt, sẽ có một vài nhân viên trực thay ca làm việc trong ngày, 4 người trong đường hầm bên dưới đó khoảng 62 feet, đó là những đường hầm dài đến nửa dặm xuyên qua những hộp bê tông bên dưới các tấm rào, nối hòn đảo với Lido và Punta Sabbioni, và độ ẩm dưới nước có thể được cảm nhận từ trong cơ thể bạn.

Bí kíp chống ngập ngăn lũ của Venice - thành phố luôn có thể biến mất
Đường hầm dưới nước đi theo hàng rào từ Punta Sabbioni đến Lido
Những cảnh báo về đường ống dẫn khí lấp đầy các thanh chắn dưới chân trong đường hầm, trong khi các khoang dẫn ra từ nhà bên là các van nối các cánh tản nhiệt với các boongke (thuật ngữ quân sự - chỉ công sự ẩn nấp) bê tông. Mỗi công sự này có thể được phong tỏa khỏi hành lang chính chỉ bằng một nút bấm và hoạt động ngay cả khi nước tràn vào. Một cửa sổ nhỏ ở góc phóng là nơi bạn có thể vào thông qua một cửa phụ, nếu chẳng may nó bị ngập.
Khi thủy triều dâng cao, đây là trung tâm hoạt động 24/7 của hệ thống, với đội ngũ 100 người trực trong phòng điều khiển, đường hầm dưới nước và trong đầm phá. Hệ thống thuyền sẽ di chuyển xung quanh để đưa công nhân ra đảo vì không có bất cứ một phương tiện giao thông công cộng nào ở đây. Ngoài ra còn có một khu vực cho công nhân nghỉ ngơi giữa ca làm việc.

Cách thức hoạt động của MOSE

Sau những tranh cãi tưởng chừng như không có hồi kết, việc xây dựng MOSE đã được bắt đầu vào năm 2009, với tấm rào cuối cùng được lắp đặt vào tháng 6 năm 2019, ở phía Lido của đảo Treporti. Đầm phá Venice nổi tiếng là nông vì độ sâu trung bình của nó chỉ khoảng 1 mét, ngược lại với các cửa vào từ Adriatic sâu hơn nhiều, chẳng hạn như Malamocco, lối vào cảng công nghiệp sâu đến 14 mét. Độ sâu của các cửa hút gió của MOSE dù không bị ảnh hưởng nhưng các kỹ sư đã khai quật đáy biển dọc theo cả ba để nhường chỗ cho các "hộp" bê tông, có thể nằm dọc theo đáy biển.
Bí kíp chống ngập ngăn lũ của Venice - thành phố luôn có thể biến mất
Trong thời tiết bình thường, các tấm chắn vây cá nằm im lìm trong hộp bê tông dưới đáy biển
Các thùng máy nặng khoảng 14.000 tấn được đúc bằng bê tông trên đất liền, sau đó được đưa vào vị trí và chìm xuống dưới mặt nước. Còn những phần mảnh vỡ từ đáy biển đã được sử dụng để xây dựng hòn đảo tại Treporti, nó là "một công trình thành cổ."
Bên trong những chiếc rương bê tông sẽ đặt những tấm chắn lũ bằng kim loại, chúng sẽ được xử lý ba tháng một lần bằng chất chống ăn mòn, không chưa các chất độc hại cho hệ sinh thái của đầm phá xung quanh. Mỗi hàng rào đều có chiều rộng đồng nhất 20 mét tùy thuộc vào độ sâu của nước. Chúng đủ sức chống lại những con sóng cao tới 3 mét so với mực nước thủy triều bình thường, thậm chí còn nhiều hơn đáng kể so với mức thủy triều kỷ lục 194 cm đã tàn phá thành phố vào năm 1966.

Bí kíp chống ngập ngăn lũ của Venice - thành phố luôn có thể biến mất
Không khí được bơm vào vây và nâng nó lên trên mặt nước. Để hạ thấp nó, không khí được thay thế bằng nước
Cách thức hoạt động của các tấm rào này dựa trên một phương pháp thủy lực đơn giản đến kinh ngạc. Chúng sẽ nằm im lìm dưới đáy biển, những thanh chắn rỗng chưa đầy nước sẽ đề chúng xuống, còn muốn nâng chúng lên, không khí sẽ được bơm vào các cánh tản nhiệt để nước thoát ra ngoài. Chúng sẽ được đẩy lên trên cho đến khi nổi hẳn lên mặt nước, tại thời điểm đó, chúng tạo thành một rào cản ngăn nước từ Adriatic tràn vào, khi đầm phá vẫn nằm tĩnh lặng một bên.
Khi thủy triều rút xuống, nước lại được bơm trở lại các tấm rào chắn và không khi được đẩy ra, chúng lại chìm xuống nước một lần nữa, "nghỉ ngơi" sau những ngày chống lũ. Theo Elisabetta Spitz - ủy viên không thường trực chịu trách nhiệm về dự án "hiện tại, những tấm chắn này chỉ mất khoảng 45 phút để hạ xuống, so với 91 phút vào năm ngoái."

Bí kíp chống ngập ngăn lũ của Venice - thành phố luôn có thể biến mất
Một đường hầm dưới nước để duy trì các tấm rào chắn nằm dưới mặt nước 140 bậc
Quá trình này nghe có vẻ khá đơn giản, nhưng chúng đã được thí nghiệm nhiều với độ chính xác cao. Giữa các tấm rào là một khoảng cách khoảng 3 inch để giải phóng một số áp lực mạnh. Và chúng sẽ được nâng lên đồng thời từ 4-5 tấm, thay vì tất cả, nhưng chúng có thể làm việc độc lập với nhau. Tuy nhiên, lựa chọn này sẽ làm chậm dòng nước chảy vào đầm phá hoặc hạ chúng tạm thời tại Malamocco khi một con tàu chở hành muốn đi qua cảng, thường là vào thứ hai và thứ năm.

Một hệ thống kiên cố được sáng tạo để đối phó với những trận lũ lớn

Quyết định nâng các rào cản là một quá trình khá phức tạp trong đó, có 2 trung tâm nghiên cứu về thời tiết và thủy triều gồm Centro Maree di Venezia, nơi theo dõi mực nước triều của thành phố và Sala Operativa Consorzio Venezia Nuova, cơ quan chịu trách nhiệm về MOSE, đều đã sử dụng các mô hình khác nhau và so sánh các dự báo của họ. Quá trình này gồm một "loạt cảnh báo từ 48 giờ trước khi thủy triều lên cho đến 3 giờ trước đó." Những thông báo này không chỉ được gửi cho nhân viên của MOSE mà những người hoạt động trong đầm phá, từ những người lái thuyền gom rác đến những con tàu ra vào cảng thường xuyên, đều sẽ nhận được chúng.
Bí kíp chống ngập ngăn lũ của Venice - thành phố luôn có thể biến mất
Trận lũ lụt vào tháng 11 năm 2019 đã gây ra thiệt hại hơn 1 tỷ đô la
Khoảng 15 phút trước khi cảnh báo, sẽ có email gửi đến đại diện chính phủ và các cơ quan liên quan "tóm tắt mọi thứ đã xảy ra trong những giờ trước đó và yêu cầu xác nhận để tiếp tục." Chẳng hạn như nếu có một con tàu chạy chậm vì gặp thời tiết xấu, chúng ta có thể quyết định để hở một phần rào chắn để cho tàu vào. "Chúng tôi chỉ can thiệp nếu có những sự kiện ngoại lệ, ngoài quy trình. Nếu không, quy trình sẽ tiếp tục mà không cần can thiệp."
Không chỉ có mực nước biển và tốc độ gió cần phải tính đến, lượng mưa cũng cần được quan tâm bởi đó là yếu tố làm tăng mực nước xung quanh thành phố, cũng như các con sông bị cuốn vào đầm phá. "Ngay cả khi dự đoán thủy triều cao 95cm, chúng tôi không biết liệu các rào cản có tăng lên hay không”.
Năm ngoái, vào ngày 8 tháng 12, Venice đã phải hứng chịu một trận lũ lớn khi nước dâng ngập đến hơn 1m38cm, gây thiệt hại trên diện rộng cho thành phố, chỉ sau vài tuần khi MOSE có những cam kết điều này sẽ không xảy ra nữa. Nguyên nhân là do dự báo ban đầu nước chỉ dâng lên khoảng 1m25cm, nhưng vì gió mưa và nước sông đã làm mực nước biển dâng cao.

Bí kíp chống ngập ngăn lũ của Venice - thành phố luôn có thể biến mất
Trận lũ lụt năm 2019 đã tàn phá các doanh nghiệp địa phương bao gồm cả khách sạn
Đó là một trong những lần thử nghiệm đầu tiên và những thành viên của MOSE hiểu rằng quy trình cần được thực hiện tự động hơn, sau đó nó đã được cập nhật và thay đổi, họ nhận lỗi về điều đó và cam kết nó sẽ không bao giờ xảy ra nữa.
Khi hệ thống của MOSE hoàn thiện hệ thống hoạt động của nó vào năm 2023, các rào cản sẽ được nâng lên khi mực nước chạm mức 1m10cm, so với mực nước biển thông thường. Điều này sẽ giúp bảo vệ cả những khu vực trũng nhất của thành phố, chẳng hạn như Quảng trường St. Mark's, nơi đã từng ngập lụt khoảng 90cm. Nó có thể giữ an toàn cho 86% diện tích ở Venice, bao gồm hầu hết các khu dân cư. Các rào cản theo dự kiện thực tế sẽ được nâng lên để đối phó với thủy triều chạm mức 1 mét, đã tính đến gió và mưa làm tăng mực nước. Nhưng hiện tại, các rào chắn đang trong những giai đoạn thử nghiệm cuối cùng sẽ được nâng lên chặn được cả mức thủy triều 1m3.

Những lời phê bình, chỉ trích

Bí kíp chống ngập ngăn lũ của Venice - thành phố luôn có thể biến mất
Các rào chắn được nâng lên lần đầu tiên trong thời tiết xấu vào ngày 3 tháng 10 năm 2020
Những dự án tầm cỡ hiếm khi không có những người dèm pha, MOSE không phải ngoại lệ. Một trong những chỉ trích được đưa ra là những tấm rào chắn lũ này sẽ tàn phá hệ sinh thái đầm phá, biến nó thành một cái ao tù chật hẹp hơn là hệ đầm phá tự nhiên.
Tuy nhiên, những chỉ trích này cũng đã nhận được lời giải thích. Những tấm rào chắn từng được kéo lên lâu nhất là 48 giờ để kiểm tra khả năng chịu đựng, nhưng trong tương lai, mỗi lần nhô lên khỏi mặt nước chỉ khoảng vài giờ hoặc tối đa có thể là 3 hoặc 4 giờ. Nhưng đã có những lối đi mới được mở tại Chioggia và Malamocco để cho phép một số tàu cá và tàu công nghiệp đi qua trong khi các rào cản được dựng lên. Hệ thống này hoạt động vô cùng linh hoạt với nhiều khả năng được tính đến, không nhất thiết phải nâng tất cả các tấm chắn, chúng sẽ hoạt động dựa trên các nhu cầu dần xuất hiện. Hàng chục bài kiểm tra đã được tiến hành để tìm được những giải pháp tốt nhất, để cải thiện chức năng của nó.
Bên cạnh đó là những lời phê bình khi nó làm ảnh hưởng đến những người đang kiếm sống dựa vào Quảng trường St. Mark. Quảng trường này bị ngập lụt ở mức thấp hơn so với dự tính của MOSE, tuy nhiên nó không mang đến sự bảo vệ cho những cơ sở kinh doanh trong quảng trường - như quán cà phê lịch sử Quadri chẳng hạn. Người quản lý quảng trường, Roberto Pepe đã nói rằng "điểm cắt 110 cm của MOSE "không thay đổi gì và để lại vị chua" cho những người có sinh kế dựa vào quảng trường.

Bí kíp chống ngập ngăn lũ của Venice - thành phố luôn có thể biến mất
Khi được nâng lên, các rào chắn đã cắt đứt ba lối vào chính của đầm phá
Spitz nói “Chúng ta cần cứu Venice, Chioggia, các hòn đảo - Murano, Burano và rất nhiều đảo nhỏ thậm chí còn tồi tệ hơn trước thủy triều dâng cao. Nhưng trên tất cả, chúng ta nên tìm ra những giải pháp có thể trung hòa giữa nhu cầu kinh tế của những người hoạt động trong đầm phá - và nhu cầu bảo vệ thành phố. Đó là câu hỏi lớn mà chúng ta cần giải quyết."
Một lời chỉ trích khác không kém phần gay gắt chính là chi phí cắt cổ mà MOSE đã tạo ra. MOSE đã tiêu tốn khoảng 8 tỷ đô la để xây dựng, các tài khoản từ năm đầu tiên cho thấy chi phí mỗi lần nâng lên là 328.000 đô la - gần gấp đôi so với ước tính ban đầu. Bên cạnh đó, các tấm chắn phải được xử lý chống ăn mòn ba tháng một lần và các thùng chứa của chúng phải được nạo vét hai lần mỗi mùa lũ, khi lượng cát đã tích tụ nhiều bên trong. Đã có 6 tấm chắn không thể hạ xuống trong thời gian thử nghiệm năm 2020, còn các thùng chứa cũng sẽ phải được vệ sinh cẩn thận khoảng 5 năm 1 lần. Những hoạt động này cũng tiêu tốn chi phí không hề nhỏ.

Đối phó với biến đổi khí hậu

MOSE cũng đang phải đối mặt với câu hỏi là sẽ có thể chống chọi với biến đổi khí hậu như thế nào.
Bí kíp chống ngập ngăn lũ của Venice - thành phố luôn có thể biến mất
Khách du lịch tới Venice trên các lối đi bộ được nâng cao
Sau trận lụt lịch sử vào tháng 12 năm 2020, Claudio Vernier, chủ tịch của Associazione Piazza San Marco, đại diện cho các chủ doanh nghiệp ở Quảng trường St. Mark đã nói rằng "khi MOSE được lên kế hoạch ban đầu, người ta ước tính rằng nó sẽ đạt mức 110 cm chỉ vài lần một năm." Tuy nhiên ông cũng đặt ra câu hỏi "Trong tình hình hiện tại, với cuộc khủng hoảng khí hậu ngày càng trầm trọng, mực nước luôn cao hơn, và chúng ta thấy loại thủy triều như vậy 20 lần một năm - điều gì sẽ xảy ra trong 30 năm nữa?”.
Giám đốc Soru cho biết "Một nghiên cứu về sự ăn mòn mà chúng tôi đã thực hiện cách đây vài tháng nói rằng nó có thể tồn tại trong 100 năm, nhưng phải được bảo dưỡng ba tháng một lần. Nếu trong 100 năm nữa, các rào cản không đủ và chúng ta không thể ngăn chặn thủy triều cao 3 mét, chúng tôi khẳng định rằng đó không chỉ là vấn để của Venice. Nếu biến đổi khí hậu diễn ra mạnh mẽ, sẽ có những vấn đề nghiêm trọng ở những nơi khác. Bạn cần phải nhìn ở nơi khác nữa, không phải ở Venice."
Những kế hoạch cũng đã được khởi xướng để cung cấp một phần năng lượng cho MOSE thông qua các tấm pin mặt trời. Việc lắp đặt chúng tại Malamocco có thể cung cấp 20% điện năng, nhưng hy vọng sẽ làm cho dự án trở nên trung hòa carbon trong vòng ba năm và trở thành nguồn năng lượng thay thế tốt cho tương lai.
Trên thực tế đã có những vụ bê bối liên quan đến tham nhũng trong quá trình xây dựng MOSE. MOSE từng bị kỳ thị, tuy nhiên những người có tội đã bị trừng phạt. Spitz nói rằng "tôi hy vọng MOSE sẽ tồn tại thật lâu, để bảo vệ cho Venice." Nếu MOSE làm tốt vai trò của nó, những trận lụt kinh hoàng như thời điểm tháng 11 năm 2019 - khiến 2 người thiệt mạng và gây thiệt hại 1 tỷ đô la cho các doanh nghiệp địa phương sẽ chỉ còn là dĩ vãng.
Nguồn
CNN
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top