Biến cát thành "vàng" năng lượng: công nghệ pin cát độc đáo của startup Việt Nam đang chinh phục thế giới

Khôi Nguyên
Khôi Nguyên
Phản hồi: 0
Giữa hàng loạt giải pháp công nghệ xanh được giới thiệu tại Hội nghị Thượng đỉnh P4G 2025 (Hà Nội, 16-17/4), gian hàng của Alternō – một startup Việt Nam với công nghệ pin cát độc đáo – đã thu hút sự chú ý đặc biệt, được Thủ tướng Phạm Minh Chính và nhiều quan khách quốc tế ghé thăm. Đứng sau thành công bước đầu này là nhà đồng sáng lập kiêm CEO Hồ Việt Hải (sinh năm 1985) và tham vọng mang giải pháp năng lượng nhiệt bền vững từ cát đến với thế giới.


pin-cat-4_jpg_75.jpg

Từ cao nguyên Lâm Đồng đến công nghệ "biến cát thành tiền"

Ý tưởng về pin cát nảy sinh vào năm 2023 khi anh Hải sinh sống và làm việc tại một khu vực tự cung tự cấp năng lượng mặt trời ở Lâm Đồng. Anh nhận thấy pin lithium-ion phổ biến dù lưu trữ điện tốt nhưng lại hạn chế trong việc cung cấp nhiệt lượng lớn, ổn định cho các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất (như sấy nông sản, tạo hơi nóng...). Tìm hiểu các giải pháp trên thế giới, anh biết đến công nghệ lưu trữ nhiệt bằng cát đang được nghiên cứu ở châu Âu (chủ yếu cho sưởi ấm) và nảy ra ý tưởng ứng dụng nó vào nông nghiệp và công nghiệp nhẹ tại Việt Nam.

Công nghệ pin cát của Alternō về cơ bản là lưu trữ năng lượng dưới dạng nhiệt, không phải điện. Hệ thống sử dụng năng lượng tái tạo (mặt trời hoặc gió) để nung nóng cát trong một bồn chứa cách nhiệt đặc biệt lên nhiệt độ rất cao (600-1000°C). Khối cát này có khả năng giữ nhiệt hiệu quả trong thời gian dài, từ 3 đến 6 tháng, và sau đó nhiệt lượng này có thể được trích xuất để phục vụ các quy trình cần nhiệt như sấy khô, tạo lò hơi... "Hiện có 51% quy trình công nghiệp và nông nghiệp sử dụng nhiệt năng từ nhiên liệu hóa thạch... Pin cát của Alternō sẽ giải bài toán đó," anh Hải chia sẻ.

Mang ý tưởng đến chương trình tăng tốc khởi nghiệp của quỹ đầu tư Singapore Antler, anh Hải đã kêu gọi được vốn đầu tư ban đầu và cùng đội ngũ bắt tay nghiên cứu, phát triển sản phẩm chỉ trong 10 tuần. Sau 9 tháng, sản phẩm pin cát hoàn thiện và ký được hợp đồng thương mại đầu tiên. Kết quả thử nghiệm tại các nhà máy và nông trại cho thấy giải pháp này giúp giảm chi phí năng lượng hàng tháng từ 5-15% mà không cần thay đổi dây chuyền sản xuất hiện có. Alternō cũng ứng dụng thành công pin cát vào xử lý chất thải, giúp sấy khô 10 tấn bã cà phê ướt mỗi ngày, giảm 50% khối lượng và một nửa chi phí xử lý.

pincat_jpg_75.jpg

Đồng sáng lập kiêm CEO Hồ Việt Hải cùng đội ngũ sáng lập Alterno

Chinh phục thị trường quốc tế

Dù đối mặt với không ít hoài nghi ban đầu ("Nhiều người chưa từng nghe đến pin cát. Họ không dám đầu tư khi chưa thấy hiệu quả"), Alternō đã từng bước chinh phục khách hàng nhờ hiệu quả thực tế và sự hỗ trợ từ các tổ chức như P4G (cho phép lắp đặt hệ thống dùng thử miễn phí tại nhà máy khách hàng).

Sau chưa đầy hai năm, bên cạnh các khách hàng tại Việt Nam (chủ yếu là các công ty đa quốc gia có cam kết giảm phát thải và một số hợp tác xã, hộ gia đình), Alternō đã bắt đầu nhận được đơn đặt hàng từ các thị trường quốc tế như Nhật Bản, Philippines và đặc biệt là Kenya – quốc gia Đông Phi có ngành cà phê phát triển, phù hợp với ứng dụng sấy khô của pin cát. (Bôi đen 2) Đơn hàng lớn nhất đến nay đạt trị giá 2 triệu USD. Công ty cung cấp hai hình thức: bán trọn gói hệ thống (khoảng 30.000 USD hoặc 500 triệu đồng cho quy mô nông nghiệp) hoặc cho thuê với chi phí khoảng 300 USD/tháng.

pin-cat_jpg_75.jpg

Hiện tại, Alternō đang hướng đến việc mở rộng mạnh mẽ ra các thị trường châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh, những khu vực có nền nông nghiệp và công nghiệp chế biến phát triển nhưng còn phụ thuộc nhiều vào năng lượng hóa thạch. (Bôi đen 3) "Mong muốn của tôi khi phát triển pin cát là tạo ra tương lai bền vững hơn cho ngành công nghiệp nhẹ, nông nghiệp ở Việt Nam và nhiều quốc gia đang phát triển khác," Hồ Việt Hải chia sẻ về tầm nhìn của startup.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top