Biến đổi khí hậu đang làm cho Trái Đất tối hơn

Nghiên cứu mới cho thấy Trái đất đang phản xạ ít ánh sáng hơn khi tình trạng biến đổi khí hậu vẫn đang tiếp tục diễn biến căng thẳng.
Biến đổi khí hậu đang làm cho Trái Đất tối hơn
Một hiện tượng tuyệt đẹp kết nối khí hậu và độ sáng, đó là những đám mây. Mây là một mảnh ghép nổi tiếng phức tạp của khí hậu. Các nhà khoa học đã phải vật lộn để mô hình hóa cách các đám mây ứng phó ra sao với biến đổi khí hậu và những phản ứng đó sẽ định hình khí hậu như thế nào trong tương lai.
Các nhà khoa học đứng sau nghiên cứu mới cho rằng, kết quả từ phản xạ của những đám mây trên biển Thái Bình Dương đã phần nào minh chứng tất cả.
Nghiên cứu dựa trên những quan sát có giá trị trong hai thập kỷ về một hiện tượng được gọi là "Earthshine". Đó là ánh sáng mà Trái Đất phản chiếu lên mặt tối của Mặt Trăng, kết hợp với các quan sát vệ tinh về hệ số phản xạ của Trái đất hoặc albedo và độ sáng của Mặt trời.
Các đặc điểm khác nhau trên Trái đất phản ánh lượng ánh sáng khác nhau. Trong khi các đại dương rất ít phản chiếu thì đất liền lại phản chiếu nhiều gấp đôi. Trong khi đó, các đám mây phản xạ khoảng một nửa ánh sáng mặt trời chiếu vào chúng và băng tuyết phản chiếu phần lớn ánh sáng mà chúng nhận được.
Các nhà khoa học tại Đài quan sát năng lượng mặt trời Big Bear ở Nam California đã nghiên cứu cách thức biến động của ánh đất (earthshine: sự chiếu sáng phần tối của mặt trăng do ánh sáng từ đất ánh lên) kể từ năm 1998. Nhóm nghiên cứu lưu ý rằng, những phép đo này chỉ mang tính chất tương đối và cần có những quan sát mạnh mẽ hơn, thậm chí có thể từ các khối lập phương hoặc một đài quan sát mặt trăng.
Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã kết hợp dữ liệu đó với các quan sát từ NASA’s Clouds và dự án Hệ thống năng lượng bức xạ của Trái đất (CERES), hoạt động từ năm 1997 với các công cụ trên một loạt các vệ tinh của NASA và Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA).
Biến đổi khí hậu đang làm cho Trái Đất tối hơn
Trong suốt hai thập kỷ, lượng ánh sáng Trái đất phản xạ giảm khoảng 0,5% hoặc ít hơn khoảng nửa watt ánh sáng trên mỗi m2. Hầu hết sự thay đổi đến từ bộ dữ liệu ánh đất thu thập trong suốt ba năm qua mà các nhà nghiên cứu đã phân tích trong năm 2017. Dữ liệu CERES sau đó tiếp tục được thu thập cho đến năm 2019 và cho thấy sự sụt giảm thậm chí còn nghiêm trọng hơn sau khi kết thúc.
Trong thời gian đó, các nhà nghiên cứu xác định, độ sáng của mặt trời đã trải qua hai giai đoạn hoạt động tối đa và một giai đoạn yên tĩnh trong suốt quá trình nghiên cứu và nó không có ý nghĩa liên quan đến độ phản xạ. Vì vậy, sự thay đổi về lượng ánh sáng mà Trái đất đang phản xạ phải đến từ sự thay đổi của chính Trái đất.
Đặc biệt, dữ liệu CERES ghi nhận sự mất đi của những đám mây sáng ở độ cao thấp trên phía đông biển Thái Bình Dương, ngoài khơi bờ biển phía tây của châu Mỹ, nơi các nhà khoa học cũng đang ghi nhận sự gia tăng nhiệt độ nghiêm trọng trên bề mặt đại dương.
Và bởi vì ánh sáng không phản xạ ra ngoài không gian và bị giữ lại dưới bầu khí quyển của Trái đất nên sự thay đổi độ sáng cũng có những tác động đến tương lai của khí hậu và làm tăng tốc độ biến đổi khí hậu do con người gây ra.
Nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí Geophysical Research Letters mới đây.
Nguồn: Livescience
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top