Trước thông tin hơn 1,4 tấn mì Omachi nhập khẩu từ Việt Nam bị thu hồi và tiêu hủy tại Đài Loan, Bộ Công Thương cho biết sẽ yêu cầu doanh nghiệp báo cáo cụ thể.
Sau khi nhận được thông tin Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Đài Loan thu hồi để tiêu hủy hơn 1,4 tấn mỳ ăn liền Omachi nhập khẩu từ Việt Nam chứa chất Ethylene Oxide, đại diện Bộ Công Thương cho biết đã nắm được thông tin và đang xử lý theo quy định.
Theo đó, Bộ sẽ yêu cầu doanh nghiệp có báo cáo cụ thể về vấn đề này, sau khi xác minh, làm rõ, Bộ sẽ thông tin cụ thể.
Tương tự, lãnh đạo Văn phòng thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (Văn phòng SPS Việt Nam) cũng cho biết đã nhận được thông tin và đang xác minh sự việc.
Trước đó, Masan Consumer - đơn vị sản xuất mì ăn liền Omachi - cho hay doanh nghiệp đang phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Văn phòng SPS Việt Nam và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác xác minh và xử lý vụ việc hơn 1,4 tấn mì ăn liền Omachi xuất khẩu đi Đài Loan bị thu hồi vì có chứa chất Ethylene Oxide.
"Kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy công ty không trực tiếp xuất khẩu hoặc bán sản phẩm mì Omachi Xốt tôm chua cay cho đối tác có tên Công ty Qianyu để xuất khẩu cho thị trường Đài Loan như thông tin cảnh báo", đại diện doanh nghiệp cho biết.
Sản phẩm mì gói Omachi hương vị tôm chua do Công ty TNHH Qianyu nhập khẩu từ Việt Nam bị phát hiện có chứa Ethylene Oxide. Ảnh: CNA.
Theo doanh nghiệp này, tiêu chuẩn quy định an toàn thực phẩm của mỗi nước là khác nhau nên các sản phẩm mì Omachi mà Masan sản xuất để xuất khẩu cho từng quốc gia và các khu vực cũng khác nhau để đáp ứng đủ yêu cầu của các thị trường sở tại.
Tại Việt Nam, sản phẩm mì Omachi đang được sản xuất đáp ứng đủ mọi quy định về an toàn thực phẩm và bảo đảm an toàn sức khoẻ cho người sử dụng.
"Đối với các nhà phân phối, đại lý kinh doanh, chúng tôi luôn có những điều khoản quy định nghiêm ngặt ghi rõ trong hợp đồng phân phối về việc không được xuất khẩu sản phẩm của thị trường này sang thị trường khác", đại diện tập đoàn thông tin.
Trước đó, ngày 23/8, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Đài Loan thông tin về lô hàng 1,44 tấn mì Omachi Xốt tôm chua cay do Công ty TNHH Qianyu nhập khẩu từ Việt Nam bị trả lại để tiêu hủy, do phát hiện trong gói bột gia vị có chứa 0,195 mg/kg Ethylene Oxide chưa được cấp phép.
Theo ông Ngô Xuân Nam - Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam - doanh nghiệp xuất khẩu cần đặc biệt lưu ý về ngưỡng an toàn của chất Ethylene Oxide. "Bởi chỉ tiêu chất Ethylene Oxide ở mỗi quốc gia quy định khác nhau, như Hoa Kỳ, Canada quy định 7 mg/kg; chất 2-Chloroethanol quy định 940 mg/kg, còn Hàn Quốc quy định 30 mg/kg; EU quy định trong khoảng 0,02-0,2 mg/kg tổng hàm lượng Ethylene Oxide và 2-Chloroethanol tùy sản phẩm", ông nói.
Bộ Công Thương cho biết Ethylene Oxide và ngưỡng giới hạn cho phép chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm của Việt Nam.
Tuy nhiên, kể từ khi xuất hiện cảnh báo có liên quan đến sản phẩm của Việt Nam từ tháng 8/2021, Bộ đã thành lập các tổ công tác kiểm tra, đánh giá công nghệ sản xuất, bảo đảm an toàn thực phẩm tại một số doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng tiến hành lấy mẫu để kiểm nghiệm chỉ tiêu Ethylene Oxide đối với các nguyên liệu, sản phẩm mì ăn liền đang được sản xuất, lưu thông trên thị trường.
Chất Ethylene Oxide được Cơ quan hóa chất châu Âu phân loại là chất gây đột biến, chất gây ung thư và chất độc hại gây vô sinh. Việc tiêu thụ thực phẩm có nhiễm Ethylene Oxide không gây nguy hiểm cấp tính cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ với lượng nhiều và trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ gây hại sức khỏe.
Theo Zingnews
Sau khi nhận được thông tin Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Đài Loan thu hồi để tiêu hủy hơn 1,4 tấn mỳ ăn liền Omachi nhập khẩu từ Việt Nam chứa chất Ethylene Oxide, đại diện Bộ Công Thương cho biết đã nắm được thông tin và đang xử lý theo quy định.
Theo đó, Bộ sẽ yêu cầu doanh nghiệp có báo cáo cụ thể về vấn đề này, sau khi xác minh, làm rõ, Bộ sẽ thông tin cụ thể.
Tương tự, lãnh đạo Văn phòng thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (Văn phòng SPS Việt Nam) cũng cho biết đã nhận được thông tin và đang xác minh sự việc.
Trước đó, Masan Consumer - đơn vị sản xuất mì ăn liền Omachi - cho hay doanh nghiệp đang phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Văn phòng SPS Việt Nam và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác xác minh và xử lý vụ việc hơn 1,4 tấn mì ăn liền Omachi xuất khẩu đi Đài Loan bị thu hồi vì có chứa chất Ethylene Oxide.
"Kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy công ty không trực tiếp xuất khẩu hoặc bán sản phẩm mì Omachi Xốt tôm chua cay cho đối tác có tên Công ty Qianyu để xuất khẩu cho thị trường Đài Loan như thông tin cảnh báo", đại diện doanh nghiệp cho biết.
Theo doanh nghiệp này, tiêu chuẩn quy định an toàn thực phẩm của mỗi nước là khác nhau nên các sản phẩm mì Omachi mà Masan sản xuất để xuất khẩu cho từng quốc gia và các khu vực cũng khác nhau để đáp ứng đủ yêu cầu của các thị trường sở tại.
Tại Việt Nam, sản phẩm mì Omachi đang được sản xuất đáp ứng đủ mọi quy định về an toàn thực phẩm và bảo đảm an toàn sức khoẻ cho người sử dụng.
"Đối với các nhà phân phối, đại lý kinh doanh, chúng tôi luôn có những điều khoản quy định nghiêm ngặt ghi rõ trong hợp đồng phân phối về việc không được xuất khẩu sản phẩm của thị trường này sang thị trường khác", đại diện tập đoàn thông tin.
Trước đó, ngày 23/8, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Đài Loan thông tin về lô hàng 1,44 tấn mì Omachi Xốt tôm chua cay do Công ty TNHH Qianyu nhập khẩu từ Việt Nam bị trả lại để tiêu hủy, do phát hiện trong gói bột gia vị có chứa 0,195 mg/kg Ethylene Oxide chưa được cấp phép.
Theo ông Ngô Xuân Nam - Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam - doanh nghiệp xuất khẩu cần đặc biệt lưu ý về ngưỡng an toàn của chất Ethylene Oxide. "Bởi chỉ tiêu chất Ethylene Oxide ở mỗi quốc gia quy định khác nhau, như Hoa Kỳ, Canada quy định 7 mg/kg; chất 2-Chloroethanol quy định 940 mg/kg, còn Hàn Quốc quy định 30 mg/kg; EU quy định trong khoảng 0,02-0,2 mg/kg tổng hàm lượng Ethylene Oxide và 2-Chloroethanol tùy sản phẩm", ông nói.
Bộ Công Thương cho biết Ethylene Oxide và ngưỡng giới hạn cho phép chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm của Việt Nam.
Tuy nhiên, kể từ khi xuất hiện cảnh báo có liên quan đến sản phẩm của Việt Nam từ tháng 8/2021, Bộ đã thành lập các tổ công tác kiểm tra, đánh giá công nghệ sản xuất, bảo đảm an toàn thực phẩm tại một số doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng tiến hành lấy mẫu để kiểm nghiệm chỉ tiêu Ethylene Oxide đối với các nguyên liệu, sản phẩm mì ăn liền đang được sản xuất, lưu thông trên thị trường.
Chất Ethylene Oxide được Cơ quan hóa chất châu Âu phân loại là chất gây đột biến, chất gây ung thư và chất độc hại gây vô sinh. Việc tiêu thụ thực phẩm có nhiễm Ethylene Oxide không gây nguy hiểm cấp tính cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ với lượng nhiều và trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ gây hại sức khỏe.
Theo Zingnews