Cái bắt tay giữa Microsoft và Quân đội Mỹ đã mang về đơn hàng gồm 121.500 kính AR tích hợp Hệ thống Tăng cường Hình ảnh (IVAS) dựa trên công nghệ Microsoft HoloLens cho hãng. Tuy nhiên, báo cáo của Bộ Quốc Phòng Mỹ (DoD) cho biết thương vụ này có thể gây lãng phí 22 tỷ USD tiền thuế người dân.
Vào năm 2018, Microsoft bắt đầu tạo mẫu kính IVAS và nhận được hợp đồng trị giá 480 triệu USD cho 100.000 chiếc từ quân đội. Vào tháng 4 năm ngoái, Microsoft đã giành được hợp đồng sản xuất phiên bản cuối cùng với tổng trị giá lên đến 22 tỷ USD trong vòng 10 năm.
Hệ thống được trang bị công nghệ cảm biến ban đêm, cảm biến nhiệt độ và có nguồn cấp dữ liệu hình ảnh trực tiếp từ máy bay không người lái (SBS) vào màn hình hiển thị. Nó cũng thúc đẩy thực tế tăng cường và máy học để tạo ra môi trường huấn luyện giống thật hơn, trích miêu tả của ngành quân sự.
Mặc dù việc triển khai kính AR đã bị lùi lại nhiều lần từ năm tài chính 2021 đến tháng 9/2022, Quân đội Mỹ cho biết họ vẫn duy trì thỏa thuận.
Tuy nhiên, có vẻ như Văn phòng Tổng Thanh tra Bộ Quốc phòng Mỹ (IOG) không mấy nhiệt tình với ý kiến của Quân đội Mỹ, và cho biết đã có nhiều binh sĩ gặp vấn đề với những thiết bị này. “Nếu xúc tiến mua IVAS mà không có sự chấp thuận đồng bộ có thể dẫn đến khoảng lãng phí lên đến 21,88 tỷ USD cho một hệ thống mà binh sĩ không muốn dùng hoặc dùng không đúng cách”, văn phòng tuyên bố.
Báo cáo tiết lộ đã nhận được cả ý kiến tiêu cực và tích cực đối với IVAS từ các binh sĩ. “Nếu họ thấy đó là một thiết bị không thực sự giúp ích cho công tác rèn luyện và thực thi nhiệm vụ, họ sẽ không sử dụng nó”, OIG kết luận.
Douglas Bush, thư ký trợ lý của Quân đội Mỹ về mảng mua lại, hậu cần và công nghệ, phản hồi rằng con số 21,8 tỷ USD là nói quá chi phí mà Quân đội Mỹ trả cho IVAS, cao gấp đôi số tiền dự định.
Bush nói thêm rằng còn quá sớm để biết chính xác phản ứng của binh sĩ đối với hệ thống AR, đồng thời nhắc lại thương vụ kính nhìn ban đêm năm 1970, ban đầu cũng bị phản đối dữ dội nhưng nay lại được dùng rộng rãi trong quân đội. Phản hồi chỉ là ý kiến chủ quan và có khả năng bị ảnh hưởng bởi yếu tố như sự mệt mỏi hoặc sự quen thuộc với thiết bị công nghệ hiện tại.
Phía OIG cho biết Quân đội Mỹ nên đảm bảo tất cả binh sĩ đều muốn sử dụng công nghệ IVAS trước khi chi 22 tỷ USD tiền thuế của người dân vào đó.
Nguồn: Techspot
Hệ thống được trang bị công nghệ cảm biến ban đêm, cảm biến nhiệt độ và có nguồn cấp dữ liệu hình ảnh trực tiếp từ máy bay không người lái (SBS) vào màn hình hiển thị. Nó cũng thúc đẩy thực tế tăng cường và máy học để tạo ra môi trường huấn luyện giống thật hơn, trích miêu tả của ngành quân sự.
Mặc dù việc triển khai kính AR đã bị lùi lại nhiều lần từ năm tài chính 2021 đến tháng 9/2022, Quân đội Mỹ cho biết họ vẫn duy trì thỏa thuận.
Tuy nhiên, có vẻ như Văn phòng Tổng Thanh tra Bộ Quốc phòng Mỹ (IOG) không mấy nhiệt tình với ý kiến của Quân đội Mỹ, và cho biết đã có nhiều binh sĩ gặp vấn đề với những thiết bị này. “Nếu xúc tiến mua IVAS mà không có sự chấp thuận đồng bộ có thể dẫn đến khoảng lãng phí lên đến 21,88 tỷ USD cho một hệ thống mà binh sĩ không muốn dùng hoặc dùng không đúng cách”, văn phòng tuyên bố.
Báo cáo tiết lộ đã nhận được cả ý kiến tiêu cực và tích cực đối với IVAS từ các binh sĩ. “Nếu họ thấy đó là một thiết bị không thực sự giúp ích cho công tác rèn luyện và thực thi nhiệm vụ, họ sẽ không sử dụng nó”, OIG kết luận.
Douglas Bush, thư ký trợ lý của Quân đội Mỹ về mảng mua lại, hậu cần và công nghệ, phản hồi rằng con số 21,8 tỷ USD là nói quá chi phí mà Quân đội Mỹ trả cho IVAS, cao gấp đôi số tiền dự định.
Bush nói thêm rằng còn quá sớm để biết chính xác phản ứng của binh sĩ đối với hệ thống AR, đồng thời nhắc lại thương vụ kính nhìn ban đêm năm 1970, ban đầu cũng bị phản đối dữ dội nhưng nay lại được dùng rộng rãi trong quân đội. Phản hồi chỉ là ý kiến chủ quan và có khả năng bị ảnh hưởng bởi yếu tố như sự mệt mỏi hoặc sự quen thuộc với thiết bị công nghệ hiện tại.
Phía OIG cho biết Quân đội Mỹ nên đảm bảo tất cả binh sĩ đều muốn sử dụng công nghệ IVAS trước khi chi 22 tỷ USD tiền thuế của người dân vào đó.
Nguồn: Techspot