Bộ Tài chính vừa có văn bản số 4295/BTC-CST gửi Thủ tướng và Phó Thủ tướng về đề xuất giảm phí trước bạ 50% đối với xe trong nước đăng ký lần đầu mà Bộ Công Thương, một loạt doanh nghiệp ô tô, địa phương đề xuất mới đây.
Loạt giải pháp trên giúp đất nước tránh bị các quốc gia khác kiện vi phạm quy tắc xuất xứ nếu chỉ giảm 50% phí trước bạ với xe trong nước.
Theo đó, sau khi phân tích các tình huống, Bộ Tài chính đưa ra hai phương án để Chính phủ cân nhắc, lựa chọn, trong đó: Phương án một, Bộ Tài chính đề nghị Chính phủ "chưa cho phép" thực hiện giảm 50% mức thu LPTB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước như đề nghị của Ủy ban nhân dân các tỉnh Quảng Nam, Ninh Bình, Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam và Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam.
Phương án hai, Bộ Tài chính cho biết: Nếu trường hợp Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thực hiện chính sách giảm mức thu LPTB đối với ô tô, thì đề nghị đánh giá tác động và lựa chọn hai phương án: Giảm 50% mức thu LPTB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và giảm 50% mức thu LPTB đối với cả ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và ô tô nhập khẩu.
Bộ Tài chính đề nghị Chính phủ cân nhắc, trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ quyết định giảm mức thu LPTB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước thì đề nghị: Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng Nghị định giảm mức thu LPTB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước năm 2023 theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Đặc biệt, nếu Chính phủ chỉ cho phép giảm 50% phí trước bạ đối với xe trong nước sản xuất, lắp ráp đăng ký lần đầu, Bộ Tài chính đề nghị Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng phương án ứng phó trong trường hợp bị khởi kiện vi phạm các cam kết quốc tế.
Bộ Tài chính phân tích: Chính sách giảm 50% mức thu LPTB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được đánh giá là có ảnh hưởng tiêu cực trong việc thực hiện các cam kết quốc tế. "Có ý kiến cho rằng chính sách này có khả năng chưa tuân thủ hoàn toàn quy định theo nguyên tắc Đối xử quốc gia trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các Hiệp định thương mại tự do (FTA)", Bộ Tài chính thông báo.
Theo Bộ Tài chính, hiện Việt Nam hiện là thành viên của WTO và đã ký kết nhiều FTA song phương và đa phương, trong đó đã cam kết thực hiện nguyên tắc đối xử quốc gia trong thương mại và đầu tư. Theo đó, hiện nay chính sách thuế, phí, lệ phí tại các văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng thống nhất giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu.
Bộ Tài chính nhấn mạnh, nếu Chính phủ quyết định phương án giảm 50% phí trước bạ cho riêng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, có thể làm giảm thu NSNN khoảng 8.000 - 9.000 tỷ đồng (thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2022, số giảm thu do đã điều chỉnh chính sách là 8.727 tỷ đồng).
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng cho rằng: Nếu lựa chọn phương án này thì "chưa phù hợp với chủ trương của Chính phủ trong việc tăng cường đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022 - 2025 theo Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 05/4/2022 của Chính phủ. Việc gia tăng sử dụng phương tiện cá nhân (trong đó có ô tô) sẽ gây áp lực lên hạ tầng giao thông, đặc biệt là tại các đô thị có mật độ giao thông lớn, nơi lượng xe cá nhân lưu thông chiếm tỷ trọng cao và tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường".
Đối với phương án giảm 50% phí trước bạ cho cả xe trong nước và nhập khẩu, tổng số thu LPTB đối với ô tô sẽ giảm khoảng 15.000 đến 16.000 tỷ đồng, từ đó ảnh hưởng đến số thu NSNN năm 2023 và đặc biệt là cân đối ngân sách của một số địa phương khó khăn.
Loạt giải pháp trên giúp đất nước tránh bị các quốc gia khác kiện vi phạm quy tắc xuất xứ nếu chỉ giảm 50% phí trước bạ với xe trong nước.
Theo đó, sau khi phân tích các tình huống, Bộ Tài chính đưa ra hai phương án để Chính phủ cân nhắc, lựa chọn, trong đó: Phương án một, Bộ Tài chính đề nghị Chính phủ "chưa cho phép" thực hiện giảm 50% mức thu LPTB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước như đề nghị của Ủy ban nhân dân các tỉnh Quảng Nam, Ninh Bình, Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam và Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam.
Bộ Tài chính đề nghị Chính phủ cân nhắc, trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ quyết định giảm mức thu LPTB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước thì đề nghị: Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng Nghị định giảm mức thu LPTB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước năm 2023 theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Bộ Tài chính phân tích: Chính sách giảm 50% mức thu LPTB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được đánh giá là có ảnh hưởng tiêu cực trong việc thực hiện các cam kết quốc tế. "Có ý kiến cho rằng chính sách này có khả năng chưa tuân thủ hoàn toàn quy định theo nguyên tắc Đối xử quốc gia trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các Hiệp định thương mại tự do (FTA)", Bộ Tài chính thông báo.
Theo Bộ Tài chính, hiện Việt Nam hiện là thành viên của WTO và đã ký kết nhiều FTA song phương và đa phương, trong đó đã cam kết thực hiện nguyên tắc đối xử quốc gia trong thương mại và đầu tư. Theo đó, hiện nay chính sách thuế, phí, lệ phí tại các văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng thống nhất giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng cho rằng: Nếu lựa chọn phương án này thì "chưa phù hợp với chủ trương của Chính phủ trong việc tăng cường đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022 - 2025 theo Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 05/4/2022 của Chính phủ. Việc gia tăng sử dụng phương tiện cá nhân (trong đó có ô tô) sẽ gây áp lực lên hạ tầng giao thông, đặc biệt là tại các đô thị có mật độ giao thông lớn, nơi lượng xe cá nhân lưu thông chiếm tỷ trọng cao và tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường".
Đối với phương án giảm 50% phí trước bạ cho cả xe trong nước và nhập khẩu, tổng số thu LPTB đối với ô tô sẽ giảm khoảng 15.000 đến 16.000 tỷ đồng, từ đó ảnh hưởng đến số thu NSNN năm 2023 và đặc biệt là cân đối ngân sách của một số địa phương khó khăn.