Chất béo là dung môi cho các vitamin tan trong dầu: A, D, E, K. Dầu ăn của gia đình thường dùng hàng ngày hoàn toàn tốt cho trẻ ăn.
Dầu/mỡ là thực phẩm rất giàu năng lượng so với các loại thực phẩm khác. 1g chất béo cho 9kcal trong khi 1g chất đạm hoặc chất bột đường chỉ cho khoảng 4kcal.
Chất béo là dung môi cho các vitamin tan trong dầu: vitamin A, D, E, K. Nó có tác dụng hóa lỏng thức ăn và tăng đậm độ năng lượng trong thức ăn cho trẻ. Vì vậy, trong bữa ăn hàng ngày của trẻ nếu thiếu dầu hoặc mỡ thì các vitamin tan trong dầu có trong thức ăn sẽ không được hấp thu. Đồng thời thức ăn của trẻ đậm đặc khó nuốt và năng lượng trong khẩu phần ăn của trẻ hàng ngày sẽ không đủ so với nhu cầu làm trẻ chậm lớn, suy dinh dưỡng.
Theo khuyến nghị nhu cầu dinh dưỡng cho người Việt Nam, với trẻ bú mẹ hoàn toàn thì 50 - 60% năng lượng ăn vào là do chất béo của sữa mẹ cung cấp. Trẻ từ 6 - 11 tháng năng lượng do chất béo cung cấp là 40% và 35 - 40% năng lượng từ chất béo cung cấp với trẻ từ 1 - 3 tuổi
Cơ thể trẻ đang phát triển rất nhanh, rất cần acid arachidonic, một axít béo không no có nhiều trong mỡ động vật. Do đó trong khẩu phần ăn của trẻ tỉ lệ cân đối giữa chất béo động vật và chất béo thực vật là 70% và 30%. Trong bữa ăn bổ sung của trẻ không thể thiếu chất đạm, chất đạm có chất béo động vật. Nhưng chất béo cũng không cung cấp đủ so với nhu cầu của trẻ. Vì thế cần phải cho thêm dầu hoặc mỡ vào khẩu phần ăn của trẻ theo tỉ lệ một bữa dầu, một bữa mỡ.
Dầu ăn của gia đình hàng ngày, hoàn toàn tốt khi cho trẻ ăn. Dầu còn lại sau mỗi lần chiên rán không cho trẻ ăn, thậm chí người lớn cũng không nên dùng.
Cơ thể đang phát triển nhanh, trẻ cần ăn cả chất béo động vật và thực vật theo tỉ lệ 1:1 (một bữa mỡ, một bữa dầu). Dầu ăn dùng cho trẻ em như: dầu oliu, dầu gấc, dầu cá... có chứa các axít béo cần thiết, các vitamin cũng như các dầu thông thường khác. Dầu dùng cho trẻ em là đối tượng chuyên biệt, nếu có điều kiện dùng thì tốt hơn các dầu thông thường.
Sơ chế thực phẩm: Cần sử dụng thực phẩm tươi, sạch, sẵn có tại địa phương để nấu cho trẻ. Trước khi nấu cần phải sơ chế và rửa sạch sẽ thực phẩm bằng nước sạch.
Thịt/ cá: rửa sạch, lọc bỏ gân xơ/ xương, thái, băm/ nghiền nhỏ, hòa vào chút nước đánh cho tan đều nếu cần. Hoặc có thể luộc cá, lấy nước nấu bột cho trẻ, gỡ cá lấy thịt nghiền nát.
Trứng gà/ vịt: tách bỏ lòng trắng đối với trẻ nhỏ dưới 12 tháng, lấy lòng đỏ, quấy tan. Tôm: nhặt tôm, bóc vỏ, lột chỉ đen, băm nhỏ. Giã vỏ tôm lọc lấy nước nếu cần. Lạc, đậu xanh giã hoặc nghiễn nhỏ mịn;
Cua: rửa sạch, nhặt sạch, lấy gạch, giã nhỏ cua, lọc lấy nước lọc cua; Rau: nhặt sạch, rửa sạch, xay/thái/băm nhỏ; Nếu nấu bột thì đong đo đủ lượng bột cần thiết. Nếu nấu cháo: có thể nấu sẵn một nồi cháo trắng và mỗi lần ăn thì đong đủ lượng cần thiết và thêm nước vừa đủ.
Khi chuẩn bị bột hay cháo cho trẻ, bạn hãy nhớ thực hiện theo các bước sau:
Với bột: Cho bột và nước vào nồi và quấy đều nhẹ nhàng cho đến khi bột trở nên đặc. Đậy vung và đun nhỏ lửa. Với cháo: nấu chín cháo trắng hoặc đun sôi cháo sơ chế.
Cho thịt/ cá/ tôm/ gan xay../ băm nhuyễn vào và quấy đều đun sôi vài phút để bột và thịt/ cá… đủ chín. Nếu là bột trứng, đánh tan lòng đỏ, đặt nồi ra ngoài cho bột hơi nguội rồi đổ trứng vào quấy đều tay để tránh vón. Sau đó đặt bếp lên đun tiếp.
Với trẻ mới tập ăn, có thể cho bột với thịt hòa lẫn với nước ngay từ đầu đun kỹ cho cả bột và thịt đủ chín. Trẻ lớn hơn ăn được cả cái thì có thể chế biến xào thịt/ cá/ tôm đã băm nhỏ trước cho thơm và khi bột/ cháo chín cho vào quấy cùng.
Khi bột/ cháo đã gần chín, cho rau băm nhỏ vào. Cho rau vào cuối cùng là cực kỳ quan trọng để đảm bảo vitamin và khoáng chất trong rau không bị phân hủy do quá nóng.
Cho một lượng nhỏ dầu ăn, nước mắm/ muối i-ốt và quấy đều. Cần sử dụng nước mắm/ bột canh/ muối có i-ốt cho trẻ. Với trẻ dưới 1 tuổi khuyến khích không cho muối/ mắm vì trong thực phẩm đã chứa 1 lượng natri.
Kiểm tra bột đã chín chưa: đổ bột ra róc nồi, để nguội có độ vồng, bên trong không bị vữa.
Theo Suckhoedoisong
>> Trẻ mắc hội chứng Tic do xem nhiều TV, điện thoại
Vai trò của dầu mỡ với sức khỏe trẻ
Theo BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, dầu là một trong 2 dạng của lipid (chất béo), dầu còn gọi là chất béo thực vật vì nó được tạo ra từ các thực phẩm từ nguồn gốc thực vật (lạc, đậu tương, vừng...). Mỡ còn gọi là chất béo động vật bởi nó được tạo ra từ các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật (lợn, gà, bò, cá...).Chất béo là dung môi cho các vitamin tan trong dầu: vitamin A, D, E, K. Nó có tác dụng hóa lỏng thức ăn và tăng đậm độ năng lượng trong thức ăn cho trẻ. Vì vậy, trong bữa ăn hàng ngày của trẻ nếu thiếu dầu hoặc mỡ thì các vitamin tan trong dầu có trong thức ăn sẽ không được hấp thu. Đồng thời thức ăn của trẻ đậm đặc khó nuốt và năng lượng trong khẩu phần ăn của trẻ hàng ngày sẽ không đủ so với nhu cầu làm trẻ chậm lớn, suy dinh dưỡng.
Theo khuyến nghị nhu cầu dinh dưỡng cho người Việt Nam, với trẻ bú mẹ hoàn toàn thì 50 - 60% năng lượng ăn vào là do chất béo của sữa mẹ cung cấp. Trẻ từ 6 - 11 tháng năng lượng do chất béo cung cấp là 40% và 35 - 40% năng lượng từ chất béo cung cấp với trẻ từ 1 - 3 tuổi
Cơ thể trẻ đang phát triển rất nhanh, rất cần acid arachidonic, một axít béo không no có nhiều trong mỡ động vật. Do đó trong khẩu phần ăn của trẻ tỉ lệ cân đối giữa chất béo động vật và chất béo thực vật là 70% và 30%. Trong bữa ăn bổ sung của trẻ không thể thiếu chất đạm, chất đạm có chất béo động vật. Nhưng chất béo cũng không cung cấp đủ so với nhu cầu của trẻ. Vì thế cần phải cho thêm dầu hoặc mỡ vào khẩu phần ăn của trẻ theo tỉ lệ một bữa dầu, một bữa mỡ.
Ăn luân phiên 1 bữa mỡ, 1 bữa dầu
Dầu là chất béo thực vật, chứa nhiều axít béo không no (dầu vừng, lạc, đậu tương, cá), nhưng một số loại chứa nhiều axít béo no (dầu cọ, dầu dừa). Vậy khi cho dầu vào bữa ăn của trẻ nên chọn loại chứa nhiều axít béo không no.Cơ thể đang phát triển nhanh, trẻ cần ăn cả chất béo động vật và thực vật theo tỉ lệ 1:1 (một bữa mỡ, một bữa dầu). Dầu ăn dùng cho trẻ em như: dầu oliu, dầu gấc, dầu cá... có chứa các axít béo cần thiết, các vitamin cũng như các dầu thông thường khác. Dầu dùng cho trẻ em là đối tượng chuyên biệt, nếu có điều kiện dùng thì tốt hơn các dầu thông thường.
Quy trình chế biến thức ăn cho trẻ
Theo cuốn Sổ tay cho bé ăn bổ sung của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, quy trình chế biến thức ăn cho trẻ cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản. Nguyên liệu, cách nấu, bảo quản… phải đảm bảo nguyên tắc đủ dinh dưỡng, vệ sinh để trẻ phát triển tốt nhất.Sơ chế thực phẩm: Cần sử dụng thực phẩm tươi, sạch, sẵn có tại địa phương để nấu cho trẻ. Trước khi nấu cần phải sơ chế và rửa sạch sẽ thực phẩm bằng nước sạch.
Thịt/ cá: rửa sạch, lọc bỏ gân xơ/ xương, thái, băm/ nghiền nhỏ, hòa vào chút nước đánh cho tan đều nếu cần. Hoặc có thể luộc cá, lấy nước nấu bột cho trẻ, gỡ cá lấy thịt nghiền nát.
Trứng gà/ vịt: tách bỏ lòng trắng đối với trẻ nhỏ dưới 12 tháng, lấy lòng đỏ, quấy tan. Tôm: nhặt tôm, bóc vỏ, lột chỉ đen, băm nhỏ. Giã vỏ tôm lọc lấy nước nếu cần. Lạc, đậu xanh giã hoặc nghiễn nhỏ mịn;
Cua: rửa sạch, nhặt sạch, lấy gạch, giã nhỏ cua, lọc lấy nước lọc cua; Rau: nhặt sạch, rửa sạch, xay/thái/băm nhỏ; Nếu nấu bột thì đong đo đủ lượng bột cần thiết. Nếu nấu cháo: có thể nấu sẵn một nồi cháo trắng và mỗi lần ăn thì đong đủ lượng cần thiết và thêm nước vừa đủ.
Khi chuẩn bị bột hay cháo cho trẻ, bạn hãy nhớ thực hiện theo các bước sau:
Với bột: Cho bột và nước vào nồi và quấy đều nhẹ nhàng cho đến khi bột trở nên đặc. Đậy vung và đun nhỏ lửa. Với cháo: nấu chín cháo trắng hoặc đun sôi cháo sơ chế.
Cho thịt/ cá/ tôm/ gan xay../ băm nhuyễn vào và quấy đều đun sôi vài phút để bột và thịt/ cá… đủ chín. Nếu là bột trứng, đánh tan lòng đỏ, đặt nồi ra ngoài cho bột hơi nguội rồi đổ trứng vào quấy đều tay để tránh vón. Sau đó đặt bếp lên đun tiếp.
Với trẻ mới tập ăn, có thể cho bột với thịt hòa lẫn với nước ngay từ đầu đun kỹ cho cả bột và thịt đủ chín. Trẻ lớn hơn ăn được cả cái thì có thể chế biến xào thịt/ cá/ tôm đã băm nhỏ trước cho thơm và khi bột/ cháo chín cho vào quấy cùng.
Khi bột/ cháo đã gần chín, cho rau băm nhỏ vào. Cho rau vào cuối cùng là cực kỳ quan trọng để đảm bảo vitamin và khoáng chất trong rau không bị phân hủy do quá nóng.
Cho một lượng nhỏ dầu ăn, nước mắm/ muối i-ốt và quấy đều. Cần sử dụng nước mắm/ bột canh/ muối có i-ốt cho trẻ. Với trẻ dưới 1 tuổi khuyến khích không cho muối/ mắm vì trong thực phẩm đã chứa 1 lượng natri.
Kiểm tra bột đã chín chưa: đổ bột ra róc nồi, để nguội có độ vồng, bên trong không bị vữa.
Theo Suckhoedoisong
>> Trẻ mắc hội chứng Tic do xem nhiều TV, điện thoại