Bùng nổ tranh cãi về cách người Nhật nuôi dạy con vì một chương trình trên Netflix

Khi đến thăm đất nước Nhật Bản, sẽ có rất nhiều điều bất ngờ đập vào mắt bạn, khi bạn nhận thấy sự khác biệt so với đất nước nơi bạn sống, nổi bật nhất trong những điều gây ngạc nhiên này là cách người Nhật nuôi dạy con cái.

Nhật Bản được cả thế giới nhìn vào với cách nuôi dạy trẻ "không giống ai"

Không có gì lạ khi bạn nhìn thấy những trẻ tiểu học tự đi bộ đến trường, tự đi trên những phương tiện giao thông công cộng hoặc đi theo từng nhóm nhỏ mà không có sự giám sát của người lớn. Đó là bởi người Nhật muốn nuôi dưỡng cho trẻ em tính độc lập và tinh thần trách nhiệm, ngay từ khi còn rất nhỏ. Trẻ em Nhật sẽ bắt đầu tự dọn dẹp tại trường học của mình và bắt đầu thay phiên nhau phục vụ bữa trưa cho các bạn cùng lớp, mang nhiều đồ dùng nặng đến lớp học. Thời điểm này có thể là từ năm đầu tiên của trường tiểu học, khi chúng chỉ mới khoảng 6 tuổi. Các em phải tự đến trường, mang theo những chiếc cặp nặng, băng qua các nhà ga và ngã tư đông đúc mà không có cha mẹ đi cùng.
Bùng nổ tranh cãi về cách người Nhật nuôi dạy con vì một chương trình trên Netflix
Để chuẩn bị cho con cái những trách nhiệm giống như người lớn khi chúng bắt đầu đi học, họ đã dạy trẻ em rất nhiều kỹ năng sống trước cấp tiểu học. Những trách nhiệm này bao gồm công việc nhà cơ bản, mang theo túi đồ riêng trong các chuyến đi chơi cùng gia đình, thậm chí là tự đi mua tạp hóa từ cửa hàng địa phương. Đây có vẻ là những nhiệm vụ khó khăn đối với một đứa trẻ, nhưng thực tế cho thấy, khả năng tự hoàn thành các công việc được giao đã khiến người lớn xung quanh ngạc nhiên. Quan trọng hơn cho chính bản thân chúng, đó là mang lại cho trẻ cảm giác tự tin khi bước ra thế giới ngoài kia. Những khung cảnh này đã xuất hiện trong một chương trình truyền hình có tên "Hajimete no Otsukai" ("Công việc đầu tiên") rất phổ biến ở Nhật trong 30 năm qua. Chương trình cho thấy, những đứa trẻ còn rất nhỏ đã tự đi ra ngoài để hoàn thành một công việc vặt được giao mà không có cha mẹ đi cùng. Nó giờ đã phát triển thành một chương trình ăn khách trên Netflix, được phát hành với tựa đề “Old Enough!” đang gây bão trong giới nuôi dạy con phương Tây.

Chương trình truyền hình thực tế gây sốc với khán giả nước ngoài

Ngay cả ở tên gọi của chương trình truyền hình này - Old Enough - cũng đủ để nói lên tư tưởng người Nhật. Họ luôn xem trẻ em ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể tự làm được một số công việc nhất định. Ở Nhật Bản, chương trình từng được phát sóng hai lần một năm dưới dạng chương trình ba giờ, nhưng trên Netflix, nó được cắt thành 20 tập, mỗi tập dài khoảng 10 phút, ngoại trừ tập cuối cùng dài 21 phút Old Enough! thực sự là một trải nghiệm gây sốc. Trong khi trẻ em ở tầng lớp trung lưu Ấn Độ trở lên hầu như không giúp được gì trong việc gia đình trước khi bước vào tuổi thiếu niên, thì ở Nhật từ nhiều thập kỷ nay, cha mẹ và người lớn nói chung đã nổi tiếng với việc khắc sâu vào con cái của họ khuynh hướng độc lập và tự chủ.
Bùng nổ tranh cãi về cách người Nhật nuôi dạy con vì một chương trình trên Netflix
Những câu hỏi được đặt ra với nhiều người xem: Làm thế nào mà màn trình diễn này được chấp nhận, chứ chưa nói đến việc tỏ ra đáng yêu? Những đứa trẻ có hiểu cách hoạt động của tiền tệ không? Chúng có hiểu giá trị của tiền bằng cách nhìn vào không? Chúng có thực sự nói to với chính mình nhiều như vậy không? Làm thế nào các bậc cha mẹ tin tưởng để bọn trẻ đi trên đường mà không vô tình rẽ ngang giữa dòng xe cộ? Cha mẹ này có phải là quỷ không? Hãy nhìn cảnh một đứa trẻ mới chỉ lên 2, đã xách ví, mua đồ, thanh toán tại quầy, có thể đảm bảo trở về nhà với tất cả còn nguyên. Hay cảnh tượng phổ biến hơn ở Nhật là những đứa trẻ năm tuổi lên tàu và tự đi bộ đến trường, thỉnh thoảng đi bộ đến một cửa hàng gần đó để mua hàng tạp hóa hoặc chạy việc vặt. Phần lớn các tập phim đều lấy bối cảnh ở nông thôn Nhật Bản: phong cảnh yên tĩnh với sự can thiệp của ô tô tối thiểu, tràn ngập thiên nhiên và sự tĩnh lặng. Và trên hết, những không gian mở để trẻ có thể tự do đi lại mà không làm cha mẹ hoảng sợ. Chính trong những không gian thanh bình này, những đứa trẻ này được thả lỏng và có sự thoải mái hoàn toàn. Old Enough! mong đợi những đứa trẻ làm các nhiệm vụ vượt quá trình độ kỹ năng thông thường ở độ tuổi của chúng, nhưng chúng vẫn là chính mình. Người ta lại có sự so sánh với Ấn Độ, một số chương trình thực được đánh giá là "thiếu thực tế", vì nó được thúc đẩy bởi cảm giác cực đoan về tài năng và khả năng cạnh tranh 'hiệu quả'. Chẳng hạn những đứa trẻ năm tuổi nhảy theo những bài hát nghe có vẻ khó nghe, cách cư xử già hơn nhiều so với thực tế. Còn những em bé trong Old Enough! không có những tiêu chuẩn như vậy để chạy theo, không có thứ hạng hoặc nhu cầu mong muốn tốt hơn những đứa trẻ khác, mỗi đứa trẻ đều có những hành trình và bản sắc của riêng mình.
Bùng nổ tranh cãi về cách người Nhật nuôi dạy con vì một chương trình trên Netflix
Kể từ khi bắt đầu phát trực tuyến với phụ đề trên Netflix vào ngày 31/3, chương trình đã thu hút được người hâm mộ trên toàn cầu, đặc biệt là khán giả Mỹ, rất nhiều bình luận thể hiện sự yêu mến đã được gửi đến: "Làm ơn, hãy phát thêm nhiều tập nữa", "Chỉ 20 tập thôi là chưa đủ", "Sẽ rất vui khi được xem 20 mùa của chương trình này", "Tôi mới bắt đầu xem nó ngày hôm qua và nó quá hay"... Bên cạnh phần lớn phản hồi dành cho chương trình là những lời khen ngợi chân thành dành cho nhà sản xuất và các ngôi sao nhí, thì nó cũng tạo ra những cuộc tranh luận ở nước ngoài về sự an toàn của trẻ em, sự khác biệt giữa Nhật Bản và các nước phương Tây. "Bỏ rơi một đứa trẻ nhỏ để chúng tự băng qua một con đường đông đúc liệu có mang đến lợi ích gì không?' "Bởi vì người Nhật tin tưởng tài xế Nhật nên cẩn trọng. Thật không may ở những nơi khác (như Mỹ) chúng tôi không thể tin tưởng nhau đến mức này." "Nhật Bản rất khác so với Mỹ. Tôi sẽ không tin tưởng để làm điều này ở Mỹ." "Có lẽ Mỹ nên xem xét thiết kế các địa điểm để chúng tôi không phải đối xử với trẻ em dưới 16 tuổi như những đứa trẻ mới biết đi theo đúng nghĩa đen” "Tất cả đều vui và thú vị để xem nhưng một đứa trẻ ở độ tuổi đó không nên bị bắt làm điều này." "Hoàn toàn không thể tin được rằng những người trong những bình luận này thậm chí không thể bắt đầu tưởng tượng được một xã hội an toàn, có lòng tin cao sẽ như thế nào. Có điều kiện để tin rằng tội phạm bạo lực và nguy hiểm thường xuyên là bình thường, nhưng thực tế không phải vậy." Rất nhiều khán giả nước ngoài bày tỏ lo lắng về sự an toàn của đứa trẻ tham gia chương trình, nhưng mọi biện pháp phòng ngừa đã được thực hiện để đảm bảo an toàn trong quá trình quay. Mỗi tháng, khi bắt đầu chuẩn bị cho hành trình một mình của mỗi đứa trẻ, các tuyến đường đã được nhân viên và phụ huynh kiểm tra để đảm bảo nó an toàn về giao thông đường bộ, đồng thời không có bất cứ báo cáo nào về những kẻ khả nghi trong khu vực.

Old Enough! cho người lớn thực sự hiểu được tâm lý của những đứa trẻ

Sự thú vị của chương trình chính là cách mà những người sản xuất đã tạo ra những bối cảnh tuyệt vời, trong đó đứa trẻ được tự do thể hiện chính con người của chủng trong khi vẫn được an toàn tuyệt đối với sự theo dõi từ người lớn. Trong khi toàn bộ người xung quanh đều biết về một đội ngũ khổng lồ những người đang giám sát chúng, thì những "con bọ nhỏ" này vẫn không hề hay biết và cảm thấy vui vẻ để bộc lộ chính mình, dành thời gian và làm theo kỹ thuật của riêng chúng để hoàn thành việc vặt. Một số đứa trẻ còn tranh thủ chợp mắt một chút trên đường đi, những trẻ khác thích chạy đến cửa hàng còn một số khác còn tự ý thay đổi những quy định cho công việc nhỏ đang làm. Trong mỗi tập phim, mỗi đứa trẻ sử dụng kỹ năng tự nói chuyện của bản thân để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Khán giả phải bật cười với sự đáng yêu hết nấc khi chứng kiến những đứa trẻ này thích nói chuyện với chính mình, nơi chúng ta có một cái nhìn vô cùng chân thực về tâm lý của một đứa trẻ, những cô bé cậu bé tự nhận mình là "thiên tài" khi cô ấy đến được địa điểm mong muốn.
Bùng nổ tranh cãi về cách người Nhật nuôi dạy con vì một chương trình trên Netflix
Sự kịch tính và thú vị của chương trình bắt nguồn từ sự khó đoán hành vi của đứa trẻ. Chúng được định đoán là sẽ hơi lúng túng và vụng về trong nhiệm vụ của mình, còn chúng ta không bao giờ chắc chắn điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Khán giả lớn tuổi sẽ được trải qua những cung bậc cảm xúc hồi hộp, lo lắng đến vỡ òa trên hành trình của mỗi đứa trẻ. Chẳng hạn khi nhân vật chính - một cậu bé mới 3 tuổi quên một trong ba món đồ phải mua. Khi chúng ta đã hết hy vọng thì cậu lại đột nhiên nhớ ra, quay lại để hoàn thành công việc vặt của mình. Hay khi anh chàng 3 tuổi khác, hiền lành và ít nói có thể bị lên nhầm chuyến xe bus. Nhưng cuối cùng, cậu còn gây bất ngờ cho người xem khi tự tin hỏi tài xế rằng liệu chiếc xe đó có đến đúng trạm hay không? Thậm chí khi xem chương trình, chúng ta còn có cảm giác có những khoảnh khắc thực sự có sự can thiệp của "thần thánh". Trong một tập phim, khi nhân vật chính Sota sắp mất hy vọng và gọi mẹ để được giúp sau khi dây kéo xe bị đứt, một con mèo đến hiện trường, đe dọa sẽ "làm sạch" cá nếu nhóc bỏ rơi chúng - và cậu bé quyết định tự giải quyết vấn đề. Cũng có những trường hợp, đứa bé phải cần đến sự giúp đỡ từ mẹ. Yuto, người hay quên và mất tập trung khi chơi đến nỗi quên cả công việc của mình. Cậu có thể mải mê đuổi theo một con chó, chơi với một chiếc xe tải đồ chơi trong nhiều giờ liên tục. Sau đó, cậu bé phải nhận các cuộc điện thoại liên tục từ mẹ trước khi bắt đầu nhiệm vụ.

Dạy con tự lập khi còn nhỏ là một phần rất "tự nhiên" ở Nhật Bản

Người dân sẽ được báo trước để không cố gắng giúp đỡ đứa trẻ như bình thường. Đoàn làm phim cũng như nhân viên sản xuất sẽ hóa trang thành những người mua sắm trong cửa hàng, người qua đường bình thường dọc theo tuyến đường trong quá trình quay. Khi ghi hình ở các khu vực nông nghiệp và làng chài, nhân viên đoàn phim cũng sẽ hóa trang thành nông dân và ngư dân để có thể hòa vào cảnh quan mà không bị đứa trẻ phát hiện. Những nhân viên khác sẽ ngồi trên ô tô hoặc trên xe đạp để có thể nhanh chóng hỗ trợ nếu cần. Còn với những câu hỏi liên quan đến đạo đức khi để một đứa trẻ hoàn thành nhiệm vụ khi còn nhỏ như vậy, các nhà bình luận Nhật Bản ở nước ngoài đã đưa ra cái nhìn sâu sắc về suy nghĩ đằng sau phong cách nuôi dạy con cái này.
Bùng nổ tranh cãi về cách người Nhật nuôi dạy con vì một chương trình trên Netflix
“Đó là một phần văn hóa của chúng tôi nhằm mang lại cho trẻ em tinh thần trách nhiệm, dạy chúng lòng tốt của những người trong cộng đồng, những người sẽ giúp đỡ chúng. Tôi đã làm được điều đó, tất cả trẻ em ở Nhật Bản đều biết rằng đó là một phần của sự công nhận tuyệt vời để có thể đóng góp cho gia đình! Đó là một vấn đề lớn đối với họ và họ tự hào về nó! ” “Nhật Bản an toàn hơn nhiều và những đứa trẻ mới biết đi đã được đội quay phim giám sát suốt thời gian qua. Các thành phố được xây dựng để đảm bảo an toàn ”. Cũng phải khẳng định vai trò của quy hoạch đô thị trong việc đóng góp vào một cộng đồng an toàn ở Nhật. Nó cũng trở thành chủ đề nóng của cư dân mạng khi họ phản ứng với những bình luận ở nước ngoài về khía cạnh an toàn của chương trình. Chẳng hạn: "Chương trình tiết lộ nhiều về trẻ em cũng như quy hoạch đô thị. Ở một số vùng ngoại ô của Mỹ, bạn không thể đi bộ đến một cửa hàng gần đó ”. “Các cửa hàng quy mô vừa và nhỏ mà trẻ em có thể tiếp cận là một bất ngờ lớn đối với người dân ở Mỹ, nơi mà bạn chỉ có thể lái xe đến siêu thị và mua hàng loạt đồ dùng.” "Người xem nước ngoài ngạc nhiên về mức độ an toàn nói chung đối với trẻ em ở Nhật Bản, nhưng cấu trúc cộng đồng và đô thị tốt đóng một vai trò quan trọng trong sự an toàn này”. "Có vẻ như tất cả mọi người trên thế giới đều bối rối trước sự 'điên rồ' và 'bí ẩn' của Nhật Bản, nơi bạn có thể để những đứa trẻ mới biết đi bước ra thế giới một mình." "Những khán giả nước ngoài vô cùng lo sợ cho đứa trẻ đến nỗi khiến tôi nghĩ rằng Nhật Bản là quốc gia an toàn duy nhất trên thế giới. Tôi muốn tiếp tục bảo vệ cách sống này." "Đó là một trong những đặc thù của xã hội Nhật Bản, nơi trẻ em có thể hành động một mình." Old Enough! thực sự đã mở ra cuộc thảo luận về nội dung và chi tiết của cách sống và nuôi dạy con cái khác nhau ở các quốc gia trên thế giới. Người Nhật có phong cách nuôi dạy con cái thực sự khác với nhiều nơi trên thế giới. Nhưng việc dạy chăm sóc bản thân và những người xung quanh là một phần tự nhiên của nuôi dạy trẻ ở Nhật Bản, cấu trúc đô thị và cộng đồng ở đây đều hỗ trợ cho văn hóa này. Tuy nhiên, có một điều mà mọi người đều có thể đồng ý là trẻ em tự mạo hiểm làm công việc vặt đầu tiên là một trải nghiệm có thể thu hút trái tim của bất kỳ ai, tất cả mọi người, bất kể chúng đến từ đâu. Đó cũng là những lưu ý cho chúng ta về tầm quan trọng của cộng đồng trong việc giúp giữ an toàn cho trẻ em. Nếu bạn đang tự hỏi làm thế nào một chương trình như thế này có thể hoạt động trong một cộng đồng ở nước ngoài thì bạn có thể tiếp tục ngạc nhiên khi Vương quốc Anh sẽ có một phiên bản tương tự sắp thực hiện.

Old Enough! giống như một nơi để khơi gợi niềm tin vào lòng tốt của cộng đồng

Những người bình luận giấu mặt cũng mang đến khía cạnh thú vị khác cho chương trình. Đó là những người thường nói lên nỗi lo lắng về sự an toàn của đứa trẻ tham gia pha một chút hài hước. Bên cạnh đó, có những người cảm giác căng thẳng khi xem chứ không đơn giản như thưởng thức một chén trà. Một số người thấy những công việc mà đứa bé phải làm hay chuyến đi dài là quá sức. Và thậm chí cả cha mẹ, khi đang cố gắng dỗ dành con cái làm những việc lặt vặt, họ có thể trở nên khắc nghiệt hoặc thiếu tế nhị. Một phụ huynh đã cho cô con gái làm việc vào một buổi chiều nắng như thiêu như đốt. Một số bậc cha mẹ không khỏi lo lắng trước khuôn mặt đẫm nước mắt của con cái khi chúng bị bắt hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, đây có vẻ không phải mặt xấu, chương trình dường như đang cố tình nhấn vào những điểm đó khiến người xem phải "đầu tư" về mặt cảm xúc. Họ không ngần ngại đẩy lũ trẻ vào những "con hẻm tối tăm" nhất theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, sau đó mới chỉ đường hoặc chờ chúng tự tìm đường ra ngoài. Một số trường hợp, đoàn làm phim đã can thiệp để làm cho tình huống dễ dàng hơn với trẻ. Chẳng hạn như trong một tập phim, khi nhân vật chính đang cảm thấy trời quá tối để về nhà, nhóm đã âm thầm bật đèn pha xe của họ để dẫn đường cho cô bé.
Bùng nổ tranh cãi về cách người Nhật nuôi dạy con vì một chương trình trên Netflix
Không chỉ riêng đoàn làm phim, dường như cả cộng đồng cũng đang theo dõi và ngầm giúp đỡ đứa bé xuyên suốt cả hành trình dài của các tập phim. Có lẽ nhiều người cũng tự hỏi, điều gì đã giúp một chương trình như Old Enough! nảy mầm và phát triển ở Nhật? Có lẽ bên cạnh một đất nước có tỷ lệ tội phạm thấp, người Nhật còn có niềm tin bẩm sinh vào lòng tốt của cộng đồng và sự hợp tác có mặt ở khắp mọi nơi. Ở Nhật, ngay cả những người lạ cũng tin tưởng để giúp một đứa trẻ nếu chúng gặp khó khăn. Mọi trẻ em đều được chào đón bằng những khuôn mặt vui vẻ và nụ cười rạng rỡ xung quanh khu nhà chúng ở. Trong khi đang phải vật lộn để tìm đường đi, thì mọi người vẫn luôn hướng về chúng, đôi khi sẽ giúp đỡ chúng và đảm bảo đứa trẻ không gặp phải bất kỳ trở ngại nào nữa. Mỗi chương, mỗi tập phim, đều kết thúc với một cảm giác mãn nguyện khi hoàn thành và khoảnh khắc đoàn viên vô cùng ý nghĩa. Mỗi thành tích nhỏ của đứa trẻ đều được tôn vinh, đây không phải là nơi để giễu cợt bất cứ một hành động nào đó có thể được cho là "khờ khạo" của mỗi đứa trẻ, còn những người dẫn truyện và bình luận sẽ khôn ngoan tìm ra cách để kết nối, tạo ra một sợi dây cảm xúc xuyên suốt các diễn biến. Vì thế, bạn cũng hoàn toàn có thể "tha thứ" cho những bậc cha mẹ nếu cảm thấy họ đã thúc ép con cái của họ quá nhiều. Old Enough! giống như là nơi bạn có thể tin tưởng vào lòng tốt, chứng kiến những đứa trẻ luôn hoạt động với sự thích thú mà không lo sợ về sự an toàn. Một chương trình mà bạn có thể chọn ra rất nhiều thứ cho riêng mình, và bài học cuộc sống chỉ là một trong số đó.
Bùng nổ tranh cãi về cách người Nhật nuôi dạy con vì một chương trình trên Netflix
Những đứa trẻ đang được sống trong một thế giới mà chúng đang hòa mình, quên đi những bất ổn xung quanh, thể hiện đúng con người và cảm xúc của chúng. Một cô bé cố nhấc một chiếc xe đẩy lên chiếc cầu thang mà không gọi mẹ để giúp đỡ, chúng đang cố gắng thực hiện những công việc theo cách tốt nhất mà chúng tôi có thể. Chưa dừng lại ở đó, những khoảnh khắc tour-de-force của chương trình còn làm cho chúng ta nhiều cảm xúc hơn nữa. Đó là khi một cô bé tìm kiếm một cửa hàng để mua đồng hồ của mẹ, nhưng cô ấy thảng thốt nói với mẹ rằng mình không tìm thấy cửa hàng. Cô bé đã lấy hết can đảm để thử lại lần nữa, thì toàn bộ khu phố đang đứng trước cửa nhà để cỗ vũ cho cô ấy, vỗ tay và mỉm cười để cô bé y tìm kiếm lại cửa hàng một cách cẩn thận hơn. Những khoảnh khắc cao trào đó chắc chắn để để lại những ấn tượng cho mỗi khán giả. Những người xung quanh - cộng đồng nơi những đứa trẻ đang làm công việc của chúng - là một hỗ trợ và là nguồn động viên lớn cho các cảnh quay. Họ có thể chỉ là nhóm người dừng lại trên đường đi, giúp một đứa trẻ một cách vô tư để chúng hoàn thành công việc. Old Enough! có thể chưa phải là một đại diện hoàn toàn đầy đủ về cuộc sống ở Nhật Bản, nhưng trên hết, đó thực sự là một thông điệp đủ "ấm áp" thông qua sự gắn bó của cộng đồng, để chúng ta có đủ hy vọng về thế giới mà mình đang sống. Tham khảo: Firstpost
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top