Cá mập ngựa vằn tự sinh con bằng trinh sản, "mặc kệ" 2 con đực nhốt chung

Một con cá mập vằn cái đã thụ thai và sinh con thông qua hình thức "trinh sản" (sinh con không cần cá thể đực), mặc dù ở chung bể với hai con đực.
Con cá mập ngựa vằn cái (còn gọi là Cá nhám nhu mì - danh pháp Stegostoma fasciatum) đã sinh con bằng cách tự thụ tinh cho trứng của chính mình, mặc dù nó vẫn ở chung bể với hai con đực khỏe mạnh, những "đối tượng" có thể rất sẵn lòng giúp đỡ cho nó.
Kịch bản bất thường này đã thách thức các giả định trước đây về rủi ro và lợi ích của sinh sản đơn tính - một hình thức sinh sản vô tính đôi được gọi là "trinh sản". Các tác giả nghiên cứu cho biết đây là trường hợp thứ hai mà họ biết về nơi cá mập được sinh ra bằng phương pháp sinh sản đơn tính ngay cả khi có sẵn "bạn tình" khỏe mạnh.

Cá mập ngựa vằn tự sinh con bằng trinh sản, mặc kệ 2 con đực nhốt chung
Cá mập ngựa vằn chưa trưởng thành
Trên thực tế, một số loài chim, bò sát, lưỡng cư và cá sử dụng quá trình sinh sản đơn tính như kế hoạch dự phòng để sinh sản khi khó tìm được bạn tình. Tuy nhiên, lối sống này có thể gặp rủi ro, chẳng hạn động vật được sinh ra thông qua sinh sản đơn tính thường có tuổi thọ ngắn hơn, thường vô sinh ở quãng đời sau này. Điều này có thể giải thích tại sao các loài động vật có xương sống có khả năng sinh sản vô tính hiếm khi chọn sử dụng nó trừ khi chúng không còn lựa chọn nào khác.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một ngoại lệ kỳ lạ đối với các quy tắc sinh sản đơn tính thông thường khi thực hiện xét nghiệm di truyền thông thường trên hai con cá mập con tại Thủy cung Shedd ở Chicago.
Kết quả xét nghiệm DNA thật đáng kinh ngạc. Nó cho thấy những con cá mập ngựa vằn cái con được sinh ra không giống với con cá mập đực nào trong bể, thay vào đó, một số cặp gen lẽ ra phản ánh sự đóng góp của người cha lại là những bản sao giống hệt gen của người mẹ - một phát hiện gợi ý về quá trình sinh sản đơn tính.

Cá mập ngựa vằn tự sinh con bằng trinh sản, mặc kệ 2 con đực nhốt chung
Cá mập ngựa vằn trưởng thành
Ngoài đặc điểm di truyền, còn có những dấu hiệu kỳ lạ khác. Mặc dù trứng của cá sau khi thụ tinh có thể tự nở, nhưng các nhân viên thủy cung đã phải mổ hộp trứng của nó, cả hai con cá con cuối cùng chỉ sống sót sau vài tháng.
Những con non có thể đã chết do các alen lặn có hại, đây là những bản sao khiếm khuyết hoặc không có chức năng của gen của cá mập mẹ như ở những con cá sinh sản hữu tính.
Một trong những nhược điểm nữa của sinh sản vô tính là nếu cá thể mẹ là người mang mầm bệnh rối loạn lặn nhiễm sắc thể thường, con sinh ra sẽ dễ mắc bệnh này.
Những phát hiện trên đây rất có ý nghĩa đối với việc bảo tồn cá mập ngựa vằn. Vì những con cá mập này là loài có nguy cơ tuyệt chủng, nên việc tìm hiểu thêm về cách sinh sản có thể giúp thủy cung nhân giống trong điều kiện nuôi nhốt.


>>>Bé 2 tuổi bị hà mã nuốt chửng đã may mắn sống sót như thế nào?

Nguồn livescience
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top